Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với thực tế " HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ", có được cái nhìn tổng quát; giúp cho sinh viên chúng em hạn chế được sự bỡ ngỡ khi ra trường; hàng năm nhà trường tổ chức cho sinh viên đi thực tập tại các cơ sở theo nội dung ngành nghề đào tạo. Đây là điều kiện thuận lợi giúp chúng em phát huy được năng lực bản thân cũng như khả năng áp dụng lý thuyết được trang bị ở trường vào thực tế.Và học hỏi thêm những điều mà ghế nhà trường chưa nói tới.

Công nghệ thông tin đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Máy tính điện tử không còn là phương tiện quý hiếm mà đang ngày một gần gũi với con người.Đứng trước sự bùng nổ thông tin, các tổ chức và các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để xây dựng hoàn thiện hình ảnh Cty và nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, đưa vị thế Cty lên một tầm cao mới.

Từ nhu cầu nêu trên, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Cty TNHH TM- DVDL Đệ Nhất và Cty TNHH New Focus, em đã sử dụng vốn kiến thức còn hạn chế của mình tìm hiểu và phân tích :


HIỆU QUẢ KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “CỦ CHI- TÂY NINH” CỦA CÔNG TY DU LỊCH ĐỆ NHẤT





Đề tài gồm các phần:

PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC

Mặc dù em đã nỗ lực học hỏi dựa trên kiến thức đã học và thực tế tại Cty cũng như trên tuyến Củ Chi- Tây Ninh nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên Đồ án tốt nghiệp của em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong quý Thầy cô góp ý và sửa chữa cho em để mai sau khi ra trường, vốn kiến thức và kinh nghiệm của em thêm hoàn thiện và vững chắc .

Em xin chân thành Thank Thầy Nguyễn Đào Dũng đã hết lòng, tốn công , tận sức chỉ bảo,góp ý sửa chữa trong suốt quá trình thực hiện đề tài… để em hoàn thành đồ án này


Tp. Hồ Chí Minh, 06/ 2009

Sinh viên thực hiện

Đặng Phi Long






PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1.Sơ nét về hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch của Việt Nam nói chung:
1.1.1.Lịch sử ngành du lịch Việt Nam:

Ở Việt Nam, hiện tượng đi du lịch xuất hiện từ thời phong kiến với các chuyến đi tham quan thắng cảnh lễ hội như vua Minh Mạng, Chúa Trịnh Sâm, Trương Hán Siêu, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan…

Xa hơn nữa, Ông tổ của du lịch Việt Nam được nhiều người nhất trí chính là Công chúa Tiên Dung, con vua Hùng Vương gắn liền với tích Chử Đồng Tử.Ngoài ra cũng có thể xem việc các quan nước ta đi sứ sang Trung Quốc cũng là có phần đi Du lịch ( Du lịch công vụ).

Sau khi giành chính quyền năm 1945, du lịch Việt Nam không phát triển do nhiều nguyên nhân trong đó có chính trị.

Sau giải phóng 1975, các chuyến đi của cán bộ công nhân viên và người lao động có thành tích được nhà nước đài thọ theo chương trình điều dưỡng đã tăng lên nhanh chóng . Đặc biệt từ năm 1990 với chính sách mở cửa , đổi mới toàn diện của Đảng và nhà nước ta thì du lịch đã phát triển mạnh cả về số lượng, loại hình , chi tiêu và không gian, thời gian.

Sự phát triển của du lịch Việt Nam được đánh dấu qua các mốc lịch sử:
Ngày 9/7/1960 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 26 CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam.

Ngày 12/09/1969, ngành du lịch được giao cho Bộ Công An và Phủ Thủ tướng quản lý Giai đoạn này chủ yếu phục vụ các đoàn khách của Đảng và nhà nước, những người có thành tích trong chiến đấu, lao động và học tập.

Ngày 27/6/1978 thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ..Qua nhiều lần tách nhập vào các bộ ngành khác nhau;cuối 1992, Tổng cục du lịch được thành lập.

3/12/2007, Sáp nhập 1 phần Bộ Văn Hoá - Thông Tin, Uỷ Ban Thể Dục Thể Thao ( Tổng cục TDTT) và Tổng Cục Du Lịch thành Bộ Văn Hoá- Thể Thao và Du Lịch .

25/12/2007, Bộ Văn Hoá - Thể Thao và Du Lịch chính thức đi vào hoạt động. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
* Khẩu hiệu ngành du lịch Việt Nam:
• 2001-2004: Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới
Vietnam - A destination for the new mellennium
• 2004-2005: Hãy đến với Việt Nam
Welcome to Vietnam
• 2006-nay: Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn

• Vietnam - The hidden charm

* Tổng cục du lịch:

1. Tổng cục Du lịch là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước.

2. Tổng cục Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, là đơn vị dự toán ngân sách cấp II và có tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước.

3. Cơ cấu tổ chức :

 Vụ Lữ hành.
 Vụ Khách sạn.
 Vụ Thị trường du lịch.
 Vụ Tài chính.
 Vụ Hợp tác quốc tế.
 Vụ Tổ chức cán bộ.
 Văn phòng.
 Trung tâm Thông tin du lịch.
 Viện Nghiên cứu phát triển du lịch.
 Tạp chí Du lịch.
 Báo Du lịch




1.1.2.Tình hình kinh doanh du lịch hiện tại ở Việt Nam:

Tiềm năng du lịch Việt Nam rất lớn:

*Chúng ta có 2 lợi thế để phát triển ngành “công nghiệp không khói”: cảnh đẹp thiên nhiên và ẩm thực.

Lợi thế thứ nhất - cảnh đẹp thiên nhiên:

Vùng miền nào của nước ta cũng đều có danh lam thắng cảnh và không ít trong số đó đã nổi tiếng trên thế giới. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3260 km với hàng trăm bãi tắm đẹp,có hàng ngàn hòn đảo với những giá trị đa dạng về sinh học.Chúng ta có khí hậu đa dạng -> sự đa dạng về sinh học.Chúng ta có hơn 54 dân tộc với sự khác biệt về văn hóa. Sức hấp dẫn vô bờ bến trong văn hóa đa sắc tộc,văn hoá cộng đồng các dân tộc anh em.

Lợi thế thứ hai - ẩm thực:

Ẩm thực Việt Nam có lợi thế là sự đa dạng của các món ăn (chỉ riêng nói về bún, chúng ta đã có hàng chục loại món ăn với bún mà mỗi món mang 1 hương vị riêng, đặc thù riêng), sự bắt mắt, và giá cả phải chăng….

Thế nhưng:

Tuy cảnh đẹp nhưng cơ sở hạ tầng dành cho du lịch còn yếu kém:. Hệ thống giao thông, tàu, xe, ga, sân bay, khách sạn và resort... chưa được đầu tư đúng mức để đáp ứng nhu cầu của du lịch. Vấn đề môi trường ở Viêt Nam cũng tác động không kém phần quan trọng đến sự phát triển của ngành...Bờ biển chỉ được sử dụng khoảng 5% cho du lịch.Đảo chỉ sử dụng cho việc bảo vệ an ninh và xây dựng kinh tế.Sự đa dạng sinh học chỉ dành cho việc bảo tồn bằng các khu bảo tồn biển, rừng quốc gia.Khác biệt về văn hóa :chênh lệnh khá lớn giữa các vùng miền.

Ẩm thực tuy đa dạng về chủng loại; hương vị, mùi vị rất tuyệt vời nhưng chưa được xem là 1 mũi nhọn của ngành du lịch để lôi kéo cũng như giữ chân khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài.Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, cách phục vụ của các quán ăn, nhà hàng là những vấn đề nên đề cập khi nhắc đến chiếc lược phát triển ngành du lịch VN.

Và chúng ta đã:

Mạnh tỉnh nào tỉnh đó phát triển du lịch:bắt chước nhau trong các loại hình du lịch…; đầu tư dàn trải, tràn lan.Lấn sông , biển; khai thác du lịch và quy hoạch tràn lan .… ; xây dựng các khu du lịch trị giá hàng trăm triệu USD; khoanh vùng và biến đổi hoàn toàn sự hoang sơ.Huỷ diệt những hòn đảo với giá trị hàng ngàn năm bằng bê tông và cốt thép.Đóng cửa hầu hết các khu bảo tồn, sự gìn giữ chỉ là bề ngoài. Hàng ngàn ha rừng nguyên sinh bị chặt phá và vẫn diễn ra dù là khu bảo tồn. Góp phần làm mất sự thuần chất vốn có của những bản làng được đưa vào phục vụ du lịch.

Trong khi đó:

Sự phát triển về kinh tế -> xây lên những khu du lịch với nguồn nhân lực được đào tạo hời hợt, chỉ là vẻ bề ngoài. Và cho tiếp quản những khu du lịch vài ba sao. Các khu du lịch đều chạy theo lợi nhuận, lợi ích lâu dài và giá trị bền vững được tạm quên,khai thác tài nguyên du lịch và phá huỷ môi trường đến mức báo động…


Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh.Số du khách đến với Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi tăng dần hàng năm, cộng thêm với khách đoàn phần đông là người nước ngoài đến di tích căn cứ Huyện uỷ tại Bến Đình, con số đã lên đến 1,5 triệu người. Với sinh viên, học sinh thành phố? nhiều buổi lễ kết nạp Đoàn viên và hội trại được tổ chức tại đây, trên khoảng sân rộng bên bờ sông Sài Gòn lộng gió.
Đến với địa đạo Củ Chi, khách du lịch hiểu thêm truyền thống đấu tranh kiên cường, sự gian khổ của chiến sĩ, đồng bào Củ Chi qua các phim tư liệu, sản vật trưng bày và qua thực tế khi chui vào các đường ngầm trong lòng đất, phát hiện hầm chông, hầm bí mật; cảm nhận được sự diệu kỳ của "địa đạo chiến"tại Củ Chi, một điểm độc đáo của thế trận chiến tranh nhân dân.

Ngoài ra: Lịch sử vùng Sài Gòn- Gia Định, lý giải tên gọi An Sương, Hóc Môn - Bà Điểm ,Củ Chi, đặc sản Tây Ninh: Bánh canh Trảng Bàng, muối Tây Ninh……, sơ lược về Tây Ninh là những nội dung cần thuyết minh trên tuyến

Mục Lục

Lời nói đầu 1

Phần 1:Mở đầu 3

1.1.Sơ nét về hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch của Việt Nam nói chung: 3
1.1.1.Lịch sử ngành du lịch Việt Nam: 3
1.1.2.Tình hình kinh doanh du lịch hiện tại ở Việt Nam: 6
1.2.Hoạt động kinh doanh lữ hành: 9
1.3. Chương trình du lịch - sản phẩm khai thác của doanh nghiệp lữ hành. 9
1.4. Giá trị khai thác của các chương trình du lịch đối với doanh nghiệp. 11
1.5.Lý do chọn đề tài: “Hiệu quả khai thác chương trình du lịch Củ Chi- Tây Ninh của Cty du lịch Đệ Nhất” 11
1.6.Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học, tính ứng dụng trong thực tiễn của đề tài. 12
1.7.Phương pháp nghiên cứu đề tài 12
1.8.Giới hạn nội dung nghiên cứu: 12

Phần 2 : Nội dung nghiên cứu 13

Chương 1: Cơ sở lý luận 13

I-Cơ sở lý luận khoa học 13

1.1.Những khái niệm cơ bản. 13
1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh lữ hành. 17
1.3 Vị trí và ý nghĩa của hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch. 19
1.4 Vai trò của bộ phận điều hành trong kinh doanh du lịch. 19
1.5 Hoạt động của bộ phận kinh doanh ( Sales và marketing) trong bộ phận điều hành: 20
1.5.1.Khái niệm về Sales và Marketing. 21
1.5.2.Lợi ích của Sales và Marketing: 24
1.5.3.Yêu cầu đối với nhân viên Sales và Marketing: 25
II- Cơ sở lý luận thực tiễn : 31
2.1.Tình hình kinh doanh lữ hành tại Tp. HCM những năm gần đây : 31
2.2.Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch ở Tp.HCM 35
2.3. Hiệu quả khai thác tour Tp.HCM - Củ Chi- Tây Ninh năm 2008. 39
2.3.1 Nghiên cứu nhu cầu của du khách : 42
2.3.2.Phân tích quy trình xây dựng tour Củ Chi - Tây Ninh : 45
a.Quy trình thiết kế - Tổ chức tour :
b. Cách tính giá thành sản phẩm:
c.cách triển khai các hoạt động thiết kế, tiếp thị, bán và thực hiện chương trình Củ Chi – Tây Ninh của công ty :
d.Đánh giá tính cạnh tranh tour Củ Chi- Tây Ninh của Cty
III -Vai trò của bộ phận kinh doanh đối với kết quả kinh doanh 2008 của Cty. 54

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTY 55

I – Giới thiệu chung về Cty du lịch Đệ Nhất. 55
II- Hoạt động của bộ phận Điều Hành tại Cty. 60
2.1.Tầm quan trọng của Điều hành với hoạt động của Cty: 60
2.2.Sơ đồ tổ chức của Phòng Điều Hành. 60
2.3. Vai trò của bộ phận Sales và Marketing trong hoạt động của Điều Hành 60

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN KINH DOANH Ở CTY. 61

3.1. Tình hình khai thác tour Củ Chi- Tây Ninh của Cty Đệ Nhất.( Hiệu quả chương trình du lịch ) 2008. 61
3.2. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn khi khai thác chương trình trên của Cty. 62
3.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tour Tp.HCM-Củ Chi- Tây Ninh. 63

PHẦN 3: KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 70
PHỤ LỤC 72


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top