nhox_love094

New Member
Download miễn phí Đồ án Kỹ thuật bảo mật mạng WLAN



MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH KHÔNG DÂY WLAN 3
1.1. WLAN là gì ? 3
1.2. Lịch sử ra đời 3
1.3. Cự ly truyền sóng, tốc độ truyền dữ liệu 4
1.4. Ưu điểm và nhược điểm của mạng WLAN 4
1.4.1. Ưu điểm của WLAN 4
1.4.2. Nhược điểm của WLAN 5
1.5. Các chế độ hoạt động trong mạng máy tính không dây 5
1.5.1. Chế độ Ad-hoc 5
1.5.2. Chế độ Infrastructure 6
1.5.3. Chế độ Hybrid 7
1.6. Các chuẩn 802.11 sử dụng trong mạng WLAN 8
1.6.1. Nhóm vật lý PHY 8
1.6.1.1. Chuẩn 802.11b 8
1.6.1.2. Chuẩn 802.11a 9
1.6.1.3. Chuẩn 802.11g 9
1.6.1.4. Chuẩn 802.11n 10
1.6.2. Nhóm liên kết dữ liệu MAC 11
1.6.2.1. Chuẩn 802.11d 11
1.6.2.2. Chuẩn 802.11e 11
1.6.2.3. Chuẩn 802.11h 12
1.6.2.4. Chuẩn 802.11i 12
1.6.3. Kỹ thuật điều chế trải phổ mà chuẩn IEEE sử dụng cho WLAN 12
1.6.3.1. Trải phổ trực tiếp DSSS (Direct Sequence Spread Spectrum) 13
1.6.3.2. Trải phổ nhảy tần FHSS (Frequence Hopping Spread Spectrum) 14
1.6.4. Công nghệ ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM 17
1.7. Các mô hình mạng WLAN 18
1.7.1. Các thiết bị cơ bản trong WLAN 18
1.7.1.1. Card mạng không dây (Wireless NIC) 18
1.7.1.2. Điểm truy cập không dây AP (Access Point) 19
1.7.1.3. Cầu nối không dây WB (Wireless Bridge) 19
1.7.1.4. Anten thiết bị không dây (Antenna) 20
1.7.2. Các thành phần cơ bản của kiến trúc IEEE 802.11 20
1.7.2.1. Trạm thu phát STA (Station): 20
1.7.2.2. Môi trường vô tuyến WM (Wireless Medium) 20
1.7.2.3. Hệ thống phân phối DS (Distribution System) 21
1.7.2.4. Tập dịch vụ (Service Set): 21
1.7.3. Các mô hình thực tế 24
1.7.3.1. Mô hình Mạng không dây – Mạng có dây 24
1.7.3.2. Hai mạng có dây kết nối với nhau bằng kết nối không dây 24
1.7.4. Một số cơ chế được sử dụng khi trao đổi thông tin trong mạng WLAN 25
1.7.4.1. Cơ chế ACK (Acknowledgement) 25
1.7.4.2. Cơ chế CSMA/CA (Carrier Sense Multiple Access/CollISIon Avoidance) 26
1.7.4.3. Cơ chế RTS/CTS (Request to Send/Clear to Send) 26
Chương 2: AN NINH MẠNG MÁY TÍNH 28
2.1. Khái quát tình hình an ninh mạng 28
2.2. Đánh giá mức độ an ninh an toàn mạng 30
2.2.1. Đánh giá vấn đề an toàn, bảo mật hệ thống 30
2.2.1.1. Đánh giá trên phương diện vật lý 30
2.2.1.2. Đánh giá trên phương diện logic 30
2.2.2. Các loại hình tấn công mạng 31
2.2.2.1. Tấn công theo tính chất xâm hại thông tin 31
2.2.2.2. Tấn công theo vị trí mạng bị tấn công 32
2.2.2.3. Tấn công theo kỹ thuật tấn công 32
2.3. Đảm bảo an ninh mạng 33
2.4. Bảo mật mạng 33
Chương 3: CÁC KỸ THUẬT TẤN CÔNG MẠNG WLAN & BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN 35
3.1. Cơ Sở Tiến Hành Tấn Công 35
3.1.1. Tìm hiểu mô hình TCP/IP 35
3.1.2. Các nhược điểm về bảo mật trong mạng WLAN 37
3.2. Các Kiểu Tấn Công Trong Mạng WLAN 40
3.2.1. Tấn công bị động (Passive Attack) 41
3.2.2. Tấn công chủ động (Active Attack) 43
3.2.3. Tấn công kiểu gây nghẽn, chèn ép (Jamming Attack) 48
3.2.4. Tấn công kiểu người đứng giữa (Man-in-the-middle Attack) 50
Chương 4: BẢO MẬT TRONG MẠNG LAN KHÔNG DÂY 52
4.1. Khái quát về bảo mật trong WLAN 52
4.2. Mối nguy hiểm, sự đe dọa đối với WLAN 53
4.3. Các cách, kỹ thuật bảo mật trong mạng WLAN 54
4.3.1. Các kỹ thuật bảo mật sử dụng cơ chế điều khiển truy nhập (Device Authorization) 54
4.3.1.1. Lọc SSID (Service Set Identifier) 55
4.3.1.2. Lọc địa chỉ MAC 56
4.3.1.3. Lọc giao thức: 58
4.3.2. Các kỹ thuật bảo mật sử dụng cách mã hóa Encryption 58
4.3.2.1. Bảo mật WEP (Wired Equivalent Privacy) 62
4.3.2.2. Bảo mật WPA 70
4.3.2.3. Bảo mật WPA2 84
4.3.3. cách bảo mật sử dụng công nghệ tường lửa Firewall 87
4.3.3.1. Firewall là gì? 87
4.3.3.2. Cấu trúc Firewall 87
4.3.3.3. Chức năng Firewall 88
4.3.3.4. Những hạn chế của Firewall 88
4.3.4. cách bảo mật sử dụng VPN (Virtual Private Network) 88
4.3.5. Hệ thống phát hiện xâm nhập không dây (Wireless IDS) cho mạng WLAN 90
4.4. Xây Dựng Mạng WLAN An Toàn 93
4.4.1. Bảo mật cho mạng WLAN của gia đình và các văn phòng nhỏ 93
4.4.2. Bảo mật mạng WLAN cho các doanh nghiệp nhỏ 94
4.4.3. Bảo mật mạng WLAN cho doanh nghiệp vừa và lớn 95
4.4.4. Mức độ bảo mật cao nhất của mạng WLAN áp dụng cho quân sự 95
4.5. Minh họa cấu hình mạng WLAN sử dụng Linksys tạo WEP/WPA/WPA2 key. 96
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH KHÔNG DÂY WLAN
1.1. WLAN là gì ?
WLAN (Wireless Local Area Network) là mạng cục bộ gồm các máy tính liên lạc với nhau bằng sóng điện từ. WLAN sử dụng sóng điện từ để truyền và nhận dữ liệu qua môi trường không khí, tối thiểu hóa việc sử dụng các kết nối có dây. Do đó người dùng vẫn có thể duy trì kết nối với hệ thống khi di chuyển trong vùng phủ sóng. WLAN rất phù hợp cho các ứng dụng từ xa, cung cấp dịch vụ mạng nơi công cộng, khách sạn, văn phòng…
1.2. Lịch sử ra đời
Công nghệ WLAN lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 1990, khi những nhà sản xuất giới thiệu những sản phẩm hoạt động trong băng tần 900MHz. Những giải pháp này (không được thống nhất giữa các nhà sản xuất) cung cấp tốc độ truyền dữ liệu 1Mbps, thấp hơn nhiều so với tốc độ 10Mbps của hầu hết các mạng sử dụng cáp hiện thời.
Năm 1992, những nhà sản xuất bắt đầu bán những sản phẩm WLAN sử dụng băng tần 2,4GHz. Những sản phẩm này đã có tốc độ truyền dữ liệu cao hơn nhưng chúng vẫn là những giải pháp riêng của mỗi nhà sản xuất nên không được công bố rộng rãi. Vì thế, việc thống nhất để đưa ra một chuẩn chung cho những sản phẩm mạng không dây ở những tần số khác nhau giữa các nhà sản xuất là thật sự cần thiết.
Năm 1997, IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đã phê chuẩn sự ra đời của chuẩn 802.11, và cũng được biết với tên gọi Wifi cho các mạng WLAN. Wifi là một bộ giao thức cho các thiết bị không dây dựa trên chuẩn IEEE 802.11x (bao gồm các Access Point và các thiết bị đầu cuối không dây như: pc card, usb card, wifi PDA…) có thể giao tiếp, kết nối với nhau.
Năm 1999, IEEE thông qua bổ sung hai chuẩn 802.11 là các chuẩn 802.11a và 802.11b. Những thiết bị WLAN dựa trên chuẩn 802.11b đã nhanh chóng trở thành công nghệ không dây vượt trội. Các thiết bị WLAN 802.11b truyền phát ở tần số 2,4GHz; cung cấp tốc độ truyền dữ liệu có thể lên tới 11Mbps. IEEE 802.11b được tạo ra nhằm cung cấp những đặc điểm về tính hiệu dụng, thông lượng và bảo mật để so sánh với mạng có dây.
Năm 2003, IEEE công bố thêm một sự cải tiến là chuẩn 802.11g, có thể truyền nhận thông tin ở dải tần 2,4GHz và có thể nâng tốc độ truyền dữ liệu lên đến 54Mbps. Thêm vào đó, những sản phẩm áp dụng 802.11g cũng có thể tương thích ngược với các thiết bị chuẩn 802.11b. Chuẩn 802.11n đã chính thức được phê chuẩn vào tháng 9/2009 với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 300Mbps hay hơn.
1.3. Cự ly truyền sóng, tốc độ truyền dữ liệu
WLAN truyền tín hiệu trong phạm vi bán kính chỉ vài trăm mét, và sử dụng băng tần ISM 2,4GHz - 5GHz.
Dựa trên các chuẩn kết nối không dây IEEE 803.11a/b/g thì WLAN có tốc độ truyền dữ liệu từ 11Mbps – 54Mbps. Và theo chuẩn IEEE 802.11n thì tốc độ có thể lên tới 300Mbps hay hơn, nhưng tốc độ thực sự chỉ đạt từ 100Mbps đến 140Mbps (theo ).
1.4. Ưu điểm và nhược điểm của mạng WLAN
1.4.1. Ưu điểm của WLAN
Sự tiện lợi: Cho phép người dùng truy xuất tài nguyên mạng ở bất kỳ nơi nào trong khu vực phủ sóng.
Tính linh động: Người dùng mạng Wireless có thể kết nối vào mạng trong khi di chuyển bất cứ nơi nào trong phạm vi phủ sóng. Hơn nữa, nếu như có nhiều mạng, WLAN còn hỗ trợ cơ chế chuyển vùng (roaming) cho phép các máy trạm tự động chuyển kết nối khi đi từ mạng này sang mạng khác. Tính di động này sẽ tăng năng suất và đáp ứng kịp thời nhằm thỏa mãn nhu cầu về thông tin mà các mạng hữu tuyến không đem lại được.
Tính đơn giản: Việc lắp đặt, thiết lập, kết nối một mạng máy tính không dây là rất dễ dàng, đơn giản.
Tính linh hoạt, mềm dẻo: Có thể triển khai ở những nơi mà mạng hữu tuyến không thể triển khai được.
Tiết kiệm chi phí về lâu dài: Toàn bộ phí tổn lắp đặt và các chi phí sử dụng về lâu dài (vận hành, bảo dưỡng, mở rộng mạng...) cho mạng WLAN thấp hơn đáng kể so với hệ thống mạng dùng cáp, và nhất là khi việc lắp đặt, sử dụng mạng trong các môi trường cần di chuyển và thay đổi thường xuyên. Đồng thời, WLAN rất dễ dàng mở rộng và có thể đáp ứng tức thì khi gia tăng số lượng người dùng mà không cần cung cấp thêm cáp để kết nối như mạng LAN truyền thống.
Giảm giá thành: Do chỉ cần sử dụng điểm truy cập AP (Access Point )... và không dùng đến dây dẫn nên sẽ giảm được chi phí khi lắp đặt mạng.
Và một ưu điểm mà WLAN mang lại nữa là khả năng vô hướng.
1.4.2. Nhược điểm của WLAN
Bảo mật: Do môi trường kết nối không dây là không khí, sử dụng sóng điện từ để thu/phát dữ liệu nên tất cả mọi máy trạm nằm trong khu vực phủ sóng đều có thể thu được tín hiệu. Do đó khả năng bị tấn công của người dùng là rất cao.
Phạm vi: Một mạng chuẩn 802.11g với các thiết bị chuẩn chỉ có thể hoạt động tốt trong phạm vi vài chục mét. Nó chỉ có thể đạt được hiệu quả tốt trong phạm vi gia đình hay văn phòng, nhưng với một tòa nhà lớn thì không đáp ứng được nhu cầu. Để đáp ứng cần mua thêm bộ lặp Repeater hay AP, dẫn đến chi phí gia tăng.
Độ tin cậy: Vì sử dụng sóng vô tuyến để truyền thông nên việc bị nhiễu, tín hiệu bị giảm do tác động của các thiết bị khác (lò vi sóng,..) là không tránh khỏi, làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động của mạng.
Tốc độ: tốc độ của mạng không dây là chậm so với mạng sử dụng cáp. Tuy nhiên, đối với hầu hết những người dùng thì tốc độ này là chấp nhận được bởi vì nó cao hơn so với tốc độ định tuyến ra mạng bên ngoài, và điều này sẽ dần được cải thiện, khắc phục trong tương lai.
1.5. Các chế độ hoạt động trong mạng máy tính không dây
1.5.1. Chế độ Ad-hoc
Chế độ Ad-hoc là mạng ngang hàng (Peer-to-Peer), được cấu thành chỉ bởi các thiết bị hay các máy tính có vai trò ngang nhau, không có một thiết bị hay máy tính nào làm chức năng tổ chức và điều tiết lưu thông mạng. Chúng giao tiếp trực tiếp với nhau thông qua card mạng không dây mà không dùng đến các thiết bị định tuyến (Wireless Router) hay thu phát không dây (Wireless AP). Các máy trong mạng Ad-Hoc phải có cùng các thông số như: BSSID (Basic Service Set ID), kênh truyền, tốc độ truyền dữ liệu.
Sự truyền thông trên mạng Ad-hoc được quy định bằng các giao thức có trong các chuẩn 802.11 và được thực thi trong mỗi máy tính. Mạng Ad-hoc truyền thông tin theo 2 cơ chế: SEA (Spokesman Election Algorithm) và “broadcast và flooding”.
Mạng Ad-Hoc là kết nối Peer-to-Peer không cần dùng Access Point nên chi phí thấp, cấu hình và cài đặt đơn giản, thiết lập dễ dàng, nhanh chóng, nhưng vùng phủ sóng bị giới hạn, khoảng cách giữa hai máy trạm bị giới hạn (khoảng cách liên lạc giữa chúng là khoảng 30m - 100m), các máy trong mạng Ad-hoc không thể kết nối hay truy xuất đến tài nguyên trong mạng có dây, hơn nữa số lượng người dùng cũng bị giới hạn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Xem thêm
Đồ án MẠNG WLAN VÀ BẢO MẬT MẠNG WLAN
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top