ximuoi17_bmt

New Member
Download Đồ án Máy bơm piston YHБ – 600 dùng trong công tác khoan dầu khí

Download Đồ án Máy bơm piston YHБ – 600 dùng trong công tác khoan dầu khí miễn phí





MỤC LỤC
Lời nói đầu.1
Chương 1. Giới thiệu chung tổ hợp thiết bị khoan.2
1.1. Chức năng và các bộ phận của tổ hợp khoan.2
1.2. Sơ đồ tổ hợp thiết bị khoan.3
1.3.Giới thiệu tổ hợp thiết bị khoan.5
1.3.1.Hệ thống quay.5
1.3.1.1. Bàn rô to.5
1.3.1.2. Đầu thủy lực.6
1.3.1.3. Động cơ đáy.7
1.3.1.4.Tua bin khoan.7
1.3.1.5. Động cơ đáy trục vít.7
1.3.1.6. Động cơ điện chìm.7
1.3.2: Hệ thống nâng thả.8
1.3.2.1: Tháp khoan .8
1.3.2.2 .:Tời khoan.8
1.3.2.3. Hệ thống palăng.8
1.3.3. Thiết bị chống phun.10
1.3.3.1. Đối áp vạn năng.10
1.3.3.2. Đối áp ngàm.11
1.3.5.3. Đối áp xoay .11
1.3.4. Hệ thống tuần hoàn dung dịch. .12
1.3.4.1 Máy bơm dung dịch.13
1.3.4.2 . Thiết bị đường ống cao áp.14
Chương 2. Lý thuyết cơ bản bơm piston.14
2.1. Tổng quan về máy bơm khoan trong công nghiệp dầu khí.14
2.2. Phân loại máy bơm piston.16
2.3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy bơm piston .17
2.3.1. Bơm piston tác dụng đơn .18
2.3.2. Bơm piston tác dụng kép .19
2.4. Các thông số cơ bản của máy bơm piston.20
2.4.1. Cột áp (H).20
2.4.2. Lưu lượng (Q).22
2.4.3. Công suất (N).22
2.4.4. Hiệu suất (h).23
2.5. Đường đặc tính của máy bơm piston.23
2.5.1. Đường đặc tính làm việc của máy bơm piston.23
2.5.2. Đường đặc tính phụ thuộc giữa Q, N và η của máy bơm với H .24
2.5.3. Đường đặc tính xâm thực của máy bơm.25
Chương 3. máy bơm YHБ – 600 trongcông tác khoan dầu khí.26
3.1. Đặc tính Kỹ thuật và nguyên lý làm việc của máy bơm YHБ-600.26
3.1.1. Đặc tính kỹ thuật của máy bơm YHБ-600.26
3.1.2. Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy bơm YHБ-600.28
3.2. Cấu tạo máy bơm máy bơm YHБ-600 .31
3.2.1. Phần cơ khí.33
3.2.1.1. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của cụm cơ khí .33
3.2.1.2. Cấu tạo của cụm trục chủ động và bánh đai .35
3.2.1.3. Kết cấu con trượt .37
3.2.1.4. Tay biên.38
3.2.2. Phần thuỷ lực .38
3.2.2.1. Hộp thuỷ lực. .41
3.2.2.2. Cụm xylanh piston .42
3.2.2.3. Van.44
3.2.2.4. Bình điều hòa.46
3.2.3. Thiết bị làm kín.49
3.2.3.1. Bộ làm kín ty piston .49
3.2.3.2. Bộ làm kín ty trung gian .51
3.2.4. Hệ thống bôi trơn, làm mát.52
3.3. Quy trình vận hành, Bảo dưỡng.54
3.3.1. Quy trình vận hành.54
3.3.1.1. Chạy thử bơm.54
3.3.1.2. Lưu ý khi vận hành.55
3.3.1.3. Các biểu hiện thường gặp khi vận hành máy bơm. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục.56
3.3.1.4. An toàn khi vận hành máy bơm.59
3.3.2. Quy trình bảo dưỡng.60
3.3.2.1. Vấn đề bôi trơn.60
3.3.2.2. Vấn đề bảo dưỡng máy bơm.61
3.4. An toàn lao động và bảo vệ môi trường khi vận hành máy bơm khoan.63
Chương 4. Tính toán các thông số van bơm YHБ – 600.65
4. Lý thuyết về van .65
4.1.1. Các dạng van dùng trong máy bơm piston.65
4.1.2 .Lý thuyết vế sự làm việc của van.65
4.2. Tính toán các số thông số của van.68
4.2.1.Chiều cao nâng lớn nhất của đĩa van .68
4.3. Tính toán các thông số của van cho máy bơm YHБ – 600.70
Kết luận.73
Mục lục.74
Tài liệu tham khảo.78
Phụ lục
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Lời nói đầu

Ngày nay, ngành công nghiệp Dầu khí đang là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không ngừng vững mạnh và ngày càng phát triển không chỉ ở trong nước mà còn vươn xa tới thị trường quốc tế. Trong công nghiệp Dầu khí không thể không nhắc tới thị trường quốc tế trong công tác thăm dò và khai thác Dầu khí.

Đề cập đến sự phát triển của ngành công nghiệp Dầu khí không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của các thiết bị phục vụ cho công tác khoan và khai thác. Một trong những vấn đề được quan tâm là tìm hiểu về chuyên ngành thiết bị khoan, cấu tạo, nguyên tắc vận hành và nâng cao tuổi thọ cũng như hiệu suất của các thiết bị.

Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp Dầu khí nước nhà, qua quá trình học tập và nghiên cứu, cộng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn Bản cũng như sự đồng ý của bộ môn Thiết bị Dầu khí và công trình, Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Hà Nội em viết về đề tài: “Máy bơm piston YHБ – 600 dùng trong công tác khoan dầu khí" từ đó đi dến chuyên đề " Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600 ".

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.

Qua đồ án này, em xin chân thành Thank sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn Bản, các thầy cô trong bộ môn Thiết bị Dầu khí và công trình,

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05, năm 2011

Sinh viên

La văn Diệu

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ HỢP THIẾT BỊ KHOAN

1.1. Chức năng và các bộ phận của tổ hợp khoan

Tổ hợp thiết bị khoan bao gồm các thiết bị, cơ cấu máy dùng để thực hiện quy trình công nghệ khoan các giếng khoan theo một công nghệ nào đó.

Quy trình công nghệ cơ bản của công tác khoan bao gồm:

- Quay công cụ khoan, truyền mô men quay và tải trọng lên chòong khoan để thực hiện quá trình phá hủy đất đá (khoan thuần túy).

- Vận chuyển mùn khoan, rửa hay thổi giếng khoan (làm sạch mùn khoan dưới đáy).

- Nâng thả bộ công cụ khoan để thay thế công cụ phá hủy (chòong khoan), thả cột ống chống để gia cố thành giếng khoan.

- Gia công và làm sạch dung dịch, điều chế dung dịch.

- Ngoài ra còn có các công việc: thử vỉa, đo độ cong của giếng, xây lắp tháo dỡ…

Để làm tốt những công tác trên thì cần có những bộ phận để thực hiện chức năng này:

- Thiết bị nâng thả bộ công cụ và cột ống chống: cơ cấu nâng ( tời khoan, bộ hãm tời, hệ ròng rọc, tháp khoan ). Trong quá trình làm việc cơ cấu nâng chịu tải trọng lớn nhất( trục tải chính).

- Thiết bị quay bộ công cụ khoan: bàn roto, đầu quay di động, các loại động cơ đáy( tua bin, trục vít, động cơ khoan điện…)

- Cơ cấu của bộ công cụ phục vụ cho công tác nâng thả bao gồm: khóa tháo vặn cần, ống, hệ thống giá đỡ kẹp cần, êlêvatơ, móc nâng…

- Thiết bị làm sạch giếng khoan: các máy bơm khoan, bình điều hòa, hệ thống ống hút, ống đẩy, hệ thống máng tuần hoàn dung dịch, máy trộn, sàng rung, thiết bị tách mùn khoan…

- Thiết bị để bịt kín miệng giếng, bao gồm: thiết bị đầu ống, thiết bị chống phun( thiết bị đối áp)

- Thiết bị dẫn động : động cơ phát lực, động cơ diezen, động cơ điện, động cơ khí nén, thủy lực, các bộ truyền chuyển động, hộp giảm tốc, hộp tốc độ và các thiết bị điều chỉnh khác…

- công cụ và thiết bị đáy: chòong khoan, cần khoan, các chi tiết nối cần, cần nặng, các bộ định tâm, các thiết bị để cứu chữa sự cố.

- Thiết bị điều khiển, đo và kiểm tra

- Các thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho quá trình khoan: các thiết bị phục vụ quá trình xây lắp, cẩu, cần trục, máy bơm phụ trợ, máy nén khí…

1.2. Sơ đồ tổ hợp thiết bị khoan

Do trong công tác khoan dầu khí luôn luôn có sự thay đổi về những giải pháp công nghệ cũng như các phương án kỹ thuật nhằm tăng năng suất cho quá trình xây lắp, nên ta cần thiết kế một tổ hợp thiết bị khoan mới. Sau khi lựa chọn các thông số cơ bản thì chúng ta cần thiết kế sơ đồ phối hợp giữa các cơ cấu máy để cho thiết bị làm việc với hiệu quả cao nhất.

Sơ đồ bố trí thiết bị là cơ sở để chúng ta thực hiện phương án xây lắp, tháo dỡ và vận chuyển trong quá trình xây dựng.

Có nhiều cách bố trí thiết bị khác nhau nhưng chúng ta thường sử dụng cách bố trí chúng trên mặt phẳng như sau:



Hình 1.1 - Sơ đồ bố trí tổ hợp thiết bị khoan

1: Bàn rôto 5: Giá để cần khoan 8: Động cơ dẫn động

2: Tời khoan 6: Hộp tốc độ của tời 9: Máy bơm khoan

3: Giá đựng cần 7: Cụm truyền động 10: Khung nền của tháp

4: Sàn chạy cần

Các sơ đồ bố trí phải đảm bảo các yếu tố sau:

+ Khả năng thực hiện chức năng công nghiệp của từng máy với một sơ đồ động học đơn giản nhất.

+ Sơ đồ bố trí thuận lợi cho công tác tháo dỡ vận chuyển.

+ Mức độ ổn định cấu trúc và các thông số làm việc máy móc sau nhiều lần di chuyển.

+ Chi phí cho công tác bố trí, lắp ráp thiết bị phải nhỏ và phù hợp với điều kiện thi công.

+ Dạng, nguồn năng lượng cho ta sử dụng.

+ Đặc điểm, yêu cầu của cơ cấu máy về phương diện dẫn động.

Sau khi đã thiết kế được sơ đồ bố trí tổ hợp thiết bị khoan, ta phải đi xây dựng sơ đồ truyền động cho tổ hợp thiết bị khoan đó. Sơ đồ truyền động của tổ hợp thiết bị khoan phải thoả mãn một số yêu cầu sau:

- Thoả mãn yêu cầu về quy trình công nghệ khoan: đảm bảo tốc độ quay của bộ công cụ và khoảng thay đổi tốc độ trong một giới hạn nào đó.

- Thời gian thao tác cho công tác nâng thả bộ công cụ phải nhỏ.

- Sơ đồ truyền động phải có cấu tạo đơn giản.

Từ sơ đồ bố trí tổ hợp thiết bị khoan trên, ta có thể xây dựng sơ đồ truyền động cho tổ hợp thiết bị khoan này.

Có 3 dạng dẫn động như sau:

+ Dẫn động riêng: trong đó mỗi một cơ cấu tổ máy được dẫn động bằng một động cơ riêng.

+ Dẫn động nhóm: cơ cấu máy, tổ hợp máy được dẫn động bằng hai hay nhiều động cơ.

+ Dẫn động hỗn hợp: ghép nhiều động cơ để chạy cho một thiết bị hay một máy công tác (chủ yếu đối với những thiết bị có công suất lớn như trong khoan dầu khí).

1.3.Giới thiệu tổ hợp thiết bị khoan

1.3.1.Hệ thống quay

1.3.1.1. Bàn rô to

Tác dụng của bàn rô to:

+ Làm quay và truyền mô men cho bộ cần khoan.

+ Giữ và kẹp chặt bộ cần khoan, ống chống trong giếng khoan.

+ Tháo hay vặn ren của bộ cần khoan.

+ Treo bộ cần trong quá trình nâng hạ.

Nguyên lý làm việc của bàn roto: bàn roto nhận chuyển động từ trục roto qua bộ kẹp xích, nhờ có bộ bánh răng hình côn biến chuyển động quay quanh trục ngang thành chuyển động quay theo trục thẳng đứng. Hiện tại xích truyền động của roto là kép, cường độ và công suất cao chịu tải trọng lớn, chịu mài mòn, vì vậy xích roto rất chống mòn và dễ đứt nên ta phải thường xuyên bôi trơn, và phải có hộp bảo vệ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top