Download Đồ án Nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cho khu dân cư huyện Hóc Môn

Download Đồ án Nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cho khu dân cư huyện Hóc Môn miễn phí





MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 6
1.1. Giới thiệu chung về huyện Hóc Môn 6
1.1.1. Vị trí địa lý 6
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 6
1.1.3. Quy hoạch phát triển 7
1.2. Tổng quan về nước thải sinh hoạt 7
1.2.1. Ô nhiễm nước 7
1.2.2. Khái niệm nước thải sinh hoạt 8
1.2.3. Nguồn thải 8
1.2.4. Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt 8
CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 11
2.1. Phương pháp xử lý cơ học 11
2.1.1. Song chắn rác 11
2.1.2. Bể lắng cát 12
2.1.3. Bể lắng đứng 12
2.1.4. Bể lắng ngang 13
2.1.5. Bể lắng ly tâm 13
2.1.6. Bể vớt dầu mỡ 13
2.1.7. Bể lọc 14
2.1.8. Bể điều hòa 14
2.1.9. Làm thoáng sơ bộ và đông tụ sinh học 15
2.2 Phương pháp xử hoá-lý 17
2.2.1 phương pháp tuyển nổi 17
2.2.2. Phương pháp hấp phụ 18
2.2.3. Phương pháp keo tụ - tạo bông 18
2.2.4. Phương pháp trao đổi ion 19
2.3. Phương pháp hóa học 19
2.3.1. Phương pháp trung hoà 20
2.3.2. Phương pháp oxy hoá khử 20
2.3.3. Khử trùng nước thải 20
2.3.4. Phương pháp xử lý sinh học 22
2.4.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên. 22
2.4.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo. 24
2.5. Xử lý cặn 30
2.5.1. Bể nén bùn 30
2.5.2. Bể mêtan 31
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ VÀ TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 32
3.1. Cơ sở lựa chọn công nghệ 32
3.2. Xác định các thông số tính toán 33
3.2.1. Xác định số dân dự đoán đến 2020 ở huyện hốc môn 33
3.2.2. Xác định lưu lượng tính toán của nước thải 34
3.2.3. Xác định hàm lượng bẩn của nước thải 36
3.3. Mức độ cần thiết để xử lý nước thải sinh hoạt: 37
3.3.1. Mức độ xử lý cần thiết được xác định theo công thức: 37
3.3.2. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 38
3.4. Đề xuất các phương án xử lý 39
3.5. Tính toán bể SBR 44
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
4.1. Kết luận 57
4.2. Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

trọng lực trong thời gian đủ ngắn được gọi là hiện tượng keo tụ. Hiện tượng này được triệt tiêu. Hiện tượng keo tụ có tính thuận nghịch xảy ra khi thế nghĩa là hạt keo đã keo tụ lại có thể tích điện trở lại và trở nên bền. Các hoá chất gây keo tụ thường là các loại muối vô cơ và được gọi là chất keo tụ.
Một cách khác làm các hạt keo co cụm thành bông cặn lớn dễ lắng là dùng các tác nhân thích hợp “khâu” chúng lại thành các hạt lớn hơn đủ lớn, nặng để lắng. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng tạo bông được thực hiện nhờ những phân tử các chất cao phân tử tan trong nước và có ái lực tốt với các hạt keo hay các hạt cặn nhỏ. Khác với keo tụ có tính thuận nghịch, các chất có khả năng tạo bông được gọi là các chất tạo bông hay trợ keo tụ, quá trình tạo bông là bất thuận nghịch.
Như vậy, để kết tủa hệ keo có thể sử dụng các cách sau đây:
Phá tính bền của hệ keo (do lực đẩy tĩnh điện) bằng cách thu hẹp lớp điện kép tới mức thế zeta = 0, khi đó lực đẩy tĩnh điện hạt – hạt bằng không, tạo điều kiện cho các hạt keo hút nhau bằng các lực bề mặt tạo hạt lớn hơn dễ kết tủa. Cách này có thể thực hiện khi cho hạt keo hấp phụ đủ điện tích trái dấu để trung hoà điện tích hạt keo. Điện tích trái dấu này thường là các ion kim loại đa hoá trị.
Tạo điều kiện cho các hạt keo va chạm với các bông kết tủa của chính chất keo tụ nhờ hiện bám dính (hiệu ứng quét).-tượng hấp phụ
Dùng những chất cao phân tử – trợ keo tụ để hấp phụ “khâu” các hạt nhỏ lại với nhau tạo hạt kích thước lớn (gọi là bông hay bông cặn) dễ lắng.
Việc kết hợp sử dụng các chất hữu cơ cao phân tử với các muối vô cơ cải thi ện đáng kể khả năng tạo bông cặn.Thông thường tối ưu người ta xài thí nghiệm jatet để xác định lựong phèn tối ưu tại pH tối ưu .
2.2.4. Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion được ứng dụng để làm sạch nước hay nước thải khỏi các kim loại như Zn, Cu, Cr, Pb, Hg, Cd, Mn,… cũng như các hợp chất của Asen, phosphor, Xyanua, chất phóng xạ.
Phương pháp này cho phép thu hồi các chất có giá trị và đạt được mức độ làm sạch cao. Vì vậy, nó là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi để tách muối trong xử lý nước và nước thải.
Trao đối ion là một quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đối với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là ionit (chất trao đổi ion), chúng hoàn toàn không tan trong nước.
Các chất có khả năng hút các ion dương từ dung dịch điện ly gọi là cationit. Chất này mang tính axit. Các chất có khả năng hút các ion gọi là anionit và chúng mang tính kiềm. nếu các ionit nào đó trao đổi cả cation và anion thì người ta gọi chúng là các ionit lưỡng tính.
Các chất trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hay hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp nhân tạo.
2.3. Phương pháp hóa học
Các phương pháp hoá học dùng trong xử lý nước thải gồm có : trung hoà , oxy hoá và khử . Tất cả các phương pháp này đều dùng các tác nhân hoá học nên là phương pháp đắt tiền . Người ta sử dụng các phương pháp hoá học để khử các chất hoà tan và trong các hệ thống cấp nước khép kín . Đôi khi các phương pháp này được dùng để xử lý sơ bộ trước xử lý sinh học hay sau công đoạn này như là một phương pháp xử lý nước thải lần cuối để thải vào nguồn .
2.3.1. Phương pháp trung hoà
Nước thải chứa các chất vô cơ hay kiềm cần được trung hoà đưa pH về khoảng 6,5 đến 8,5 trước khi thải vào nguồn nước hay sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo.
Trung hoà nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
Trộn lẫn nước thải axit với nước thải kiềm.
Bổ sung các tác nhân hoá học.
Lọc nước axit qua vật liệu có tác nhân trung hoà.
Hấp thụ khí axit bằng nước kiềm hay hấp thụ amoniac bằng nước axit....
Việc lựa chọn phương pháp trung hoà còn tuỳ từng trường hợp vào thể tích và nồng độ nước thải, chế độ thải nước thải, khả năng sẳn có và giá thành của các tác nhân hoá học.
Trong quá trình trung hoà, một lượng bùn cặn được tạo thành. Lượng bùn này phụ thuộc vào nồng độ và thành phần của nước thải cũng như loại và lượng các tác nhân sử dụng cho quá trình.
2.3.2. Phương pháp oxy hoá khử
Mục đích của phương pháp này là chuyển các chất ô nhiễm độc hại trong nước thải thành các chất ít độc hơn và được loại ra khỏi nước thải .Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn các tác nhân hoá học , do đó quá trình oxy hoá hoá học chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tạp chất gây ô nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách bằng những phương pháp khác . Thường sử dụng các chất oxy hoá như : Clo khí và lỏng , nước Javen NaOCl , Kalipermanganat KMnO4 , Hypocloric Canxi Ca(ClO)2 , H2O2 , Ozon …
2.3.3. Khử trùng nước thải
Sau khi xử lý sinh học , phần lớn các vi khuẩn trong nước thải bị tiêu diệt .Khi xử lý trong các công trình sinh học nhân tạo (Aerophin hay Aerotank ) số lượng vi khuẩn giảm xuống còn 5% , trong hồ sinh vật hay cánh đồng lọc còn 1-2%. Nhưng để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây bệnh, nước thải cần khử trùng Chlor hoá, Ozon hoá, điện phân, tia cực tím …
Phương pháp phổ biến nhất hiện nay là phương pháp Chlor hoá :
Chlor cho vào nước thải dưới dạng hơi hay Clorua vôi. Lượng Chlor hoạt tính cần thiết cho một đơn vị thể tích nước thải là : 10 g/m3 đối với nước thải sau xử lý cơ học, 5 g/m3 sau xử lý sinh học hoàn toàn. Chlor phải được trộn đều với nước và để đảm bảo hiệu quả khử trùng, thời gian tiếp xúc giữa nước và hoá chất là 30 phút trước khi nước thải ra nguồn . Hệ thống Chlor hoá nước thải Chlor hơi bao gồm thiết bị Chlorator , máng trộn và bể tiếp xúc . Chlorato phục vụ cho mục đích chuyển hóa Clor hơi thành dung dịch Chlor trước khi hoà trộn với nước thải và được chia thành 2 nhóm : nhóm chân không và nhóm áp lực . Clor hơi được vận chuyển về trạm xử lý nước thải dưới dạng hơi nén trong banlon chịu áp. Trong trạm xử lý cần có kho cất giữ các banlon này. Phương pháp dùng Chlor hơi ít được dùng phổ biến .
Phương pháp Chlor hoá nước thải bằng Clorua vôi :
Áp dụng cho trạm nước thải có công suất dưới 1000 m3/ngđ. Các công trình và thiết bị dùng trong dây chuyền này là các thùng hoà trộn , chuẩn bị dung dịch Clorua vôi, thiết bị định lượng máng trộn và bể tiếp xúc .
Với Clorua vôi được hoà trộn sơ bộ tại thùng hoà trộn cho đến dung dịch 10 -15% sau đó chuyển qua thùng dung dịch. Bơm định lượng sẽ đưa dung dịch Clorua vôi với liều lượng nhất định đi hoà trộn vào nước thải. Trong các thùng trộn dung dịch , Clorua vôi được khuấy trộn với nước cấp bằng các cánh khuấy gắn với trục động cơ điện .
Phương pháp Ozon hoá
Ozon hoá tác động mạnh mẽ với các chất khoáng và chất hữu cơ, oxy hoá bằng Ozon cho phép đồng thời khử màu, khử mùi, tiệt trùng nước. Phương pháp Ozon hoá có thể xử lý phenol , sản phẩm dầu mỏ , H2S , các hợp chất Asen , thuốc nhuộm … Sau quá trình Ozon hoá số lượng vi khuẩn bị tiêu diệt đến hơn 99%. Ngoài ra, Ozon còn oxy...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top