Amott

New Member
Download Đồ án Nghiên cứu chức năng kéo bám của máy kéo xích vạn năng T – 54

Download Đồ án Nghiên cứu chức năng kéo bám của máy kéo xích vạn năng T – 54 miễn phí





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Tổng quan về máy kéo xích 4
1.2 Tổng quan về các chỉ tiêu đánh giá tính chất kéo bám 9
1.3 Các tính chất cơ lý của đất 10
1.4 Tổng quan về tình hình phát triển máy kéo trên thế giới 16
1.5 Tình hình phát triển máy kéo ở Việt Nam 17
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 20
2.1 Hao tổn công suất trong hệ thống truyền lực 20
2.2 Động lực học của bộ phận di động xích 23
2.3 Các lực cản chuyển động trên máy kéo xích 28
2.3.1 Lực cản lăn của máy kéo xích 28
2.3.2 Lực quán tính 32
2.3.3 Cân bằng lực kéo 35
2.4 Lực bám và độ trượt của bộ phận di động xích 35
2.5 Cân bằng công suất và hiệu suất kéo của bộ phận di động xích 40
2.6 Sự phân bố áp suất trên mặt tựa xích 41
2.6.1 Phân bố áp suất khi sử dụng cơ cấu treo nửa cứng 41
2.6.2 Phân bố áp suất khi có cơ cấu treo điều hoà 43
2.7 Phương trình cân bằng công suất và hiệu suất 45
2.8 Đồ thị cân bằng công suất 48
2.9 Đường đặc tính kéo của máy kéo 50
2.9.1 Khái niệm về đường đặc tính kéo 50
2.9.2 Xây dựng đường đặc tính kéo lý thuyết 52
Chương 3 XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH KÉO CỦA MÁY KÉO 57
3.1 Đặt vấn đề 57
3.2 Trình tự xây dựng 57
3.2.1 Xây dựng đường đặc tính động cơ 57
3.2.2 Xây dựng đường cong trượt 61
3.2.3 Xây dựng đường đặc tính kéo lý thuyết 62
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
4.1 Kết luận 68
4.2 Kiến nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 70
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU

Nước ta là nước nông nghiệp, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước cần từng bước cơ giới hoá và hiện đại hoá nền sản xuất nông nghiệp và nông thôn.

Những năm vừa qua, việc tăng cường trang bị các nguồn động lực và hệ thống máy móc nông lâm nghiệp khác nhau đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của nền sản xuất nông lâm nghiệp và nông thôn Việt Nam, giảm bớt cường độ lao động cho nông dân, nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm của ngành nông lâm nghiệp và các ngành nghề khác. Do đặc điểm về mặt kinh tế xã hội cũng như khó khăn về mặt đặc điểm địa lý đất đai, vấn đề cơ giới hoá trong các vùng trung du miền núi của nước ta còn ở mức thấp. Tỷ lệ cơ giới hoá các khâu canh tác trong nông lâm nghiệp ở các khu vực này so với vùng đồng bằng còn một khoảng cách chênh lệch lớn. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống và tổng quát điều kiện tự nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cơ giới hoá nông lâm nghiệp nói chung, đặc biệt là cơ giới hoá trên đất độ ẩm cao và đất đồi dốc trong điều kiện của nước ta hiện nay vẫn chưa được chú ý và quan tâm đúng mức.

Nguồn động lực chính trong việc cơ giới hóa các khâu sản xuất trong nông lâm nghiệp của Việt Nam là máy kéo. Máy kéo được trang bị ở nước ta chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Ngành công nghiệp chế tạo máy kéo của nước ta còn rất non trẻ. Thực tế đòi hỏi cần được đầu tư hơn nữa về mặt nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các mẫu máy kéo do ngành công nghiệp chế tạo máy kéo trong nước hay nhập ngoại các mẫu máy kéo phù hợp với điều kiện sử dụng trong điều kiện sản xuất nông lâm nghiệp Việt Nam. Hiện nay chúng ta mới chế tạo được một số loại máy kéo bánh công suất nhỏ như: Bông sen 8, Bông sen 10, Bông sen 12 và Bông sen 20, các máy do Việt Nam sản xuất còn nhiều nhược điểm như chức năng kéo bám thấp, tính ổn định chuyển động không cao, tính kinh tế về nhiên liệu cũng như các thông số kết cấu khác chưa hợp lý, đặc biệt khi sử dụng trong điều kiện đất nông nghiệp có độ ẩm cao hay đất đồi dốc nông lâm nghiệp.

Để nâng cao mức độ cơ giới hóa nông lâm nghiệp Việt Nam trong giai đoạn trước mắt, cần trang bị hệ thống máy động lực một cách hợp lý về chủng loại, về cỡ công suất cũng như tỷ lệ trang bị giữa máy kéo bánh và máy kéo xích. Theo một số tài liệu chuyên môn máy kéo xích có nhiều ưu điểm vượt trội so với máy kéo bánh, đặc biệt về tính ổn định ngang và dọc khi làm việc trên đất đồi dốc, diện tích tiếp xúc của xích với đất lớn hơn nhiều so với máy kéo bánh vì vậy áp lực riêng trên đất nhỏ, khả năng bám hay hệ số bám của máy kéo xích lớn. Những đặc điểm này làm cho máy kéo xích phát huy lực kéo lớn với độ trượt nhỏ, máy kéo có thể làm việc trên đất độ ẩm cao, độ dốc lớn hơn so với máy kéo bánh có công suất tương đương song vẫn bảo đảm không bị trượt, bị lật và an toàn lao động.

Hiện nay nước ta vẫn chưa chế tạo được một mẫu máy kéo xích nào, các máy kéo xích dùng trong nông lâm nghiệp, trong công nghiệp chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Vì vậy nghiên cứu chức năng kéo bám của máy kéo xích vạn năng làm cơ sở khoa học cho việc tính toán thiết kế chế tạo máy kéo xích phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp của Việt Nam là một đề có tính cấp thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao.

tui tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên cứu chức năng kéo bám của máy kéo xích vạn năng T – 54 ”.

Mục đích của đề tài:

Nghiên cứu chức năng kéo bám của máy kéo xích T-54 nhằm góp phần làm tỏ các mối quan hệ giữa các yếu tố kết cấu, các tính chất cơ lý của đất với các chỉ tiêu kéo bám của máy kéo xích. Từ đó áp dụng cho nghiên cứu chức năng kéo của một số loại máy kéo khác. Qua đó góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu và khai thác có hiệu quả hơn những chức năng sử dụng của máy kéo xích trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Nhiệm vụ của đề tài:

- Lựa chọn mô hình nghiên cứu lý thuyết về tính chất kéo bám của máy kéo xích.

- Xây dựng thuật giải và chương trình vi tính để khảo sát một số tính chất kéo bám của máy kéo xích.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Đối tượng nghiên cứu là hệ thống di động xích trong tương tác với môi trường là đất nông nghiệp.

- Phạm vi nghiên cứu bao gồm một loạt vấn đề liên quan đến mô hình vật lý, mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Vì vậy đề tài sẽ đề cập và ứng dụng một loạt các môn khoa học liên quan như: động lực học ô tô máy kéo, cơ học vật rắn, vật lý, toán giải tích, các môn khoa học liên quan khác như tin học, kỹ thuật đo và sử lý số liệu và hàng loạt các vấn đề liên quan khác.

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về máy kéo xích

Máy kéo cũng là các xe tự hành bằng bánh lốp hay bằng dải xích, máy kéo có thể chuyển động trên đường và có thể làm việc cả ở những nơi không có đường xá hay trên đồng ruộng. Máy kéo được dùng làm nguồn động lực cho các máy công tác đi theo chúng để hoàn thành các công việc trong nông lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng v.v…

Trong nông nghiệp máy kéo được sử dụng để thực hiện nhiều dạng công việc khác nhau như cày, bừa, gieo trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch, vận chuyển v.v…Ngoài ra máy kéo cũng có thể làm nguồn động lực cho các máy tĩnh tại như bơm nước, tuốt lúa, nghiền trộn thức ăn giá súc.

Trong lâm nghiệp, máy kéo được sử dụng để thực hiện các công việc như làm đất trồng rừng, khai thác gỗ, nhổ rễ cây, vận chuyển gỗ...

Trong giao thông vận tải, máy kéo được dùng để vận chuyển hàng hóa trên các đường xấu hay không có đường giao thông.

Đặc điểm chung của loại này là giảm được áp lực riêng trên đất và có khả năng bám tốt, tuy nhiên kết cấu hệ thống di động phức tạp, giá thành cao. Máy kéo xích thường được sử dụng để hoàn thành các công việc cần lực kéo lớn như san ủi, cày bừa trên đất độ ẩm cao, nhổ và ủi gốc cây v.v…

Các loại này dùng để kéo hàng nặng trên nền đất hay đường tạm thời. Chúng còn dùng như một đầu kéo rơmooc hay là máy cơ sở của các máy xây dựng (máy ủi, máy đào, cần trục…). Máy kéo xích có áp lực riêng lên đất nhỏ, hiệu suất kéo và lực bám cao nên có khả năng thông qua lớn hơn bánh lốp. Tốc độ di chuyển của chúng không quá 12 km/h, áp lực lên đất của máy kéo xích là 0.1 MPa.

Thông số của máy kéo chủ yếu của máy kéo là lực kéo tại móc kéo, và cũng dựa vào đó mà phân loại máy kéo thành từng nhóm. Lực kéo của móc kéo được xác định ở tốc độ 2,6 – 3 km/h đối với máy kéo bánh lốp. Lực kéo của máy kéo xích gần bằng trọng lượng của nó. Các loại máy kéo công nghiệp thường phân thành nhóm có sức kéo 100; 150; 200; 350; 500 kN. Các loại máy kéo công nghiệp có các loại khác nhau để có thể làm máy cơ sở cho xe nâng hàng, máy ủi, máy xới… Công suất động cơ của chúng tới 800 kW hay hơn.

Các bộ phận và hệ thống chính của máy kéo g
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top