Download Đồ án Thiết kế cần trục chân đế kiểu mâm quay sức nâng- Q= 16 t miễn phí
Phần I: Giới thiệu chung
I – Giới thiệu:
Máy trục (máy nâng chuyển) là những máy công tác dùng để thay đổi vị trí của đối tượng công tác nhờ các thiết bị mang hàng trực tiếp hay gián tiếp. Phạm vi sử dụng của máy trục rất rộng như: Phục vụ công tác xếp dỡ hàng hóa ở cảng biển, cảng sông, các phân xưởng trong nhà máy cơ khí, nhà máy luyện kim, khai khoáng, các công trình xây dựng Ngoài ra, còn một số máy trục còn phục vụ công tác chở người như: thang máy, cầu treo trong các khu du lịch.
Với nền kinh tế phát triển như hiện nay, việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tiến sang một bước cao hơn. Vấn đề đưa máy móc vào trong sản xuất thay thế sức người ngày càng được hoàn thiện hơn. Công lao hàng đầu phải kể đến ngành cơ khí, đã cho ra đời những loại máy móc phục vụ cho nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không những trong nước mà trên toàn cả thế giới.
Những năm trước đây, máy trục còn được chế tạo với sức nâng nhỏ, không lớn lắm mà kích thước thì rất lớn, cồng kềnh. Trong những năm gần đây, ngành cơ khí đã cho ra đời những loại máy trục có sức nâng lớn và rất lớn (lên đến hàng ngàn tấn), nhưng kết cấu bền vững, kích thước lại nhỏ gọn hơn. Vấn đề nào đã giúp cho ngành cơ khí có những bước tiến mạnh mẽ như vậy? Đó chính là quá trình nghiên cứu tính toán độ bền, độ ổn định, độ cứng kết cấu thép của toàn bộ cần trục. bên cạnh đó không thể không có những kinh nghiệm thực tế mà chúng ta đúc rút được từ những cần trục ra đời trước đó. Để giúp cho chúng ta biết được phương pháp tính toán kết cấu kim loại máy trục thì môn học KẾT CẤU THÉP đóng vai trò rất quan trọng. Đặc điểm của kết cấu thép là: Có khả năng chịu lực lớn; độ tin cậy cao; trọng lượng nhẹ; tính công nghiệp hóa cao;tính cơ động trong việc vận chuyển và lắp ráp; tính kín và tính dễ liên kết cao. Mặt khác, kết cấu thép là loại kết cấu đặc trưng trong máy trục. Nhưng vấn đề cần lưu ý khi chúng ta sử dụng kết cấu thép trong máy trục là nó dễ bị gỉ, chịu lửa kém và giá thành cao.
II – Giới thiệu về cần trục chân đế:
Cần trục chân đế là loại máy trục được sử dụng để phục vụ công việc xếp dỡ hàng hóa trên các bến cảng hay kho bãi. Cần trục chân đế có sức nâng từ Q = 3.2 T đến 40 T; chiều cao nâng H = 40 60 m; vận tốc di chuyển của cần trục là vdc = 20 25 m; tốc độ quay n = 1 2 vòng/phút. Để đảm cho mã hàng được di chuyển theo phương ngang khi nâng hạ cần chúng ta có thể sử dụng phương pháp cân bằng bằng hệ palăng cáp hay dùng cơ cấu 4 khâu bản lề (cần có vòi). Cân bằng cần trục chân đế bằng đối trọng.
Căn cứ vào thiết bị đỡ quay, cần trục chân đế được chia làm 2 loại:
- Cần trục chân đế kiểu mâm quay
- Cần trục chân đế kiểu cột quay.
Căn cứ vào kết cấu thép hệ cần chía làm 2 loại:
- Cần trục chân đế hệ cần không có vòi
- Cần trục chân đế hệ cần – vòi.
Tóm tắt nội dung:
Phần I: Giới thiệu chungI – Giới thiệu:
Máy trục (máy nâng chuyển) là những máy công tác dùng để thay đổi vị trí của đối tượng công tác nhờ các thiết bị mang hàng trực tiếp hay gián tiếp. Phạm vi sử dụng của máy trục rất rộng như: Phục vụ công tác xếp dỡ hàng hóa ở cảng biển, cảng sông, các phân xưởng trong nhà máy cơ khí, nhà máy luyện kim, khai khoáng, các công trình xây dựng … Ngoài ra, còn một số máy trục còn phục vụ công tác chở người như: thang máy, cầu treo trong các khu du lịch.
Với nền kinh tế phát triển như hiện nay, việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tiến sang một bước cao hơn. Vấn đề đưa máy móc vào trong sản xuất thay thế sức người ngày càng được hoàn thiện hơn. Công lao hàng đầu phải kể đến ngành cơ khí, đã cho ra đời những loại máy móc phục vụ cho nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không những trong nước mà trên toàn cả thế giới.
Những năm trước đây, máy trục còn được chế tạo với sức nâng nhỏ, không lớn lắm mà kích thước thì rất lớn, cồng kềnh. Trong những năm gần đây, ngành cơ khí đã cho ra đời những loại máy trục có sức nâng lớn và rất lớn (lên đến hàng ngàn tấn), nhưng kết cấu bền vững, kích thước lại nhỏ gọn hơn. Vấn đề nào đã giúp cho ngành cơ khí có những bước tiến mạnh mẽ như vậy? Đó chính là quá trình nghiên cứu tính toán độ bền, độ ổn định, độ cứng kết cấu thép của toàn bộ cần trục. bên cạnh đó không thể không có những kinh nghiệm thực tế mà chúng ta đúc rút được từ những cần trục ra đời trước đó. Để giúp cho chúng ta biết được phương pháp tính toán kết cấu kim loại máy trục thì môn học KẾT CẤU THÉP đóng vai trò rất quan trọng. Đặc điểm của kết cấu thép là: Có khả năng chịu lực lớn; độ tin cậy cao; trọng lượng nhẹ; tính công nghiệp hóa cao;tính cơ động trong việc vận chuyển và lắp ráp; tính kín và tính dễ liên kết cao. Mặt khác, kết cấu thép là loại kết cấu đặc trưng trong máy trục. Nhưng vấn đề cần lưu ý khi chúng ta sử dụng kết cấu thép trong máy trục là nó dễ bị gỉ, chịu lửa kém và giá thành cao.
II – Giới thiệu về cần trục chân đế:
Cần trục chân đế là loại máy trục được sử dụng để phục vụ công việc xếp dỡ hàng hóa trên các bến cảng hay kho bãi. Cần trục chân đế có sức nâng từ Q = 3.2 T đến 40 T; chiều cao nâng H = 4060 m; vận tốc di chuyển của cần trục là vdc = 2025 m; tốc độ quay n = 12 vòng/phút. Để đảm cho mã hàng được di chuyển theo phương ngang khi nâng hạ cần chúng ta có thể sử dụng phương pháp cân bằng bằng hệ palăng cáp hay dùng cơ cấu 4 khâu bản lề (cần có vòi). Cân bằng cần trục chân đế bằng đối trọng.
Căn cứ vào thiết bị đỡ quay, cần trục chân đế được chia làm 2 loại:
Cần trục chân đế kiểu mâm quay
Cần trục chân đế kiểu cột quay.
Căn cứ vào kết cấu thép hệ cần chía làm 2 loại:
Cần trục chân đế hệ cần không có vòi
Cần trục chân đế hệ cần – vòi.
III – Tổng thể cần trục chân đế kiểu mâm quay hệ cần – vòi:
Chú thích: 1-Cơ cấu di chuyển; 2-Chân đế; 3-Vành răng cố định; 4-Cabin điều khiển; 5-Cụm móc treo; 6-cần; 7-Vòi; 8-Cáp giằng vòi; 9-Cáp nâng hàng; 10-Đối trọng cân bằng hệ cần; 11-Giá đỡ chữ A; 12-Buồng máy; 13-Đối trọng cân bằng cơ cấu quay; 14-Bánh răng hành tinh; 15-Lan can để sửa chữa; 16-Cụm puly đầu vòi; 17-Puly đầu cần; 18-Thanh răng; 19-Cầu thang; 20-Thanh giằng chân đế.
Phần II: Tính toán thiết kế hệ cần – vòi
I – Lựa chọn kết cấu thép hệ cần – vòi:
Cần trục chân đế làm việc ở các bến cảng, kho bãi; khoảng không gian làm việc phải rộng; để dảm bảo cho mã hàng được di chuyển theo phương ngang khi nâng hạ cần thay đổi tầm với đươc thuận lợi, ta dùng giằng vòi là giằng mềm (tức là dùng dây cáp để giằng vòi). Để đảm bảo cho cần và vòi có khả năng chống lại moment xoắn do các tải trọng tác dụng lên hệ cần – vòi khi cần trục làm việc; ta dùng kết cấu thép hệ cần – vòi là kết cấu hộp (được hàn từ các tấm thép lại với nhau hay các tấm thép được liên kết với nhau bằng mối ghép bulông). Kết cấu hệ cần – vòi như hình vẽ:
Chú thích: 1-Cần; 2-vòi; 3-Cáp giằng vòi.
Vật liệu để chế tạo cần trục là thép CT3; các đặc trung của thép CT3:
Modun đàn hồi khi kéo: E = 2,1.106 kG/cm2
Modun đàn hồi trượt: G = 0,81.106 kG/cm2
Giới hạn chảy: = 2400 – 2800 kG/cm2
Giới hạn bền: = 3800 – 4200 kG/cm2
Độ dai va đập: ak = 50 – 100 J/ cm2
Khối lượng riêng: = 7,83 T/ m3
Độ dãn dài khi đứt: = 21%
Ứng suất cho phép lớn nhất:
() = 18 (KG/mm2)
II- Các thông số của cần trục chân đế kiểu mâm quay (kiểu KIROV):
Sức nâng: Q = 16 T
Tầm với: Rmax = 30 m
Rmin = 8 m
Chiều cao nâng: H = 24 m
Chiều dài cần: L = 27 m
Chiều dài vòi: Lv = a+b = 11 m
Trọng lượng cần: Gc = 14 T
Trọng lượng vòi: Gv = 4 T
Tốc độ quay: n = 1,5 vòng/phút
Vận tốc nâng: vn = 50 m/phút
Vận tốc di chuyển: vdc = 22 m/phút
Chế độ làm việc: Trung Bình CĐ = 25%
III- Các trường hợp tải trọng và tổ hợp tải trọng:
Bảng tổ hợp tải trọng:
Khi cần trục làm việc,cần trục phải chịu tác dụng của nhiều loại tải trọng khác nhau. Bao gồm cả tải trọng động và tải trọng tĩnh. Tải trọng có thể tác dụng thường xuyên hay không thường xuyên; tác dụng theo phương ngang hay phương thẳng đứng. Từ sự phức tạp đó, để thuận lợi cho việc tính toán, người ta chia ra thành các trường hợp tải trọng. Một trường hợp tải trọng bao gồm nhiều tổ hợp tải trọng.
Loại tải trọng
Trường hợp tải trọng
I
II
III
Tổ hợp tải trọng
Ia
Ib
IIa
IIb
III
Trọng lượng bản thân các cấu kiện
G
G
G
G
G
Trọng lượng hàng nâng có tính đến hệ số động
.
Q
Q
-
Lực quán tính khi khởi động(hãm) cơ cấu thay đổi tầm với.
-
-
-
Fqttv
-
Góc nghiêng của cáp treo hàng
-
I
-
II
-
Tải trọng gió tác dụng len kết cấu
-
-
PgII
PgII
PgIII
Các trường hợp tải trọng:
- Trường hợp tải trọng I: Máy trục làm việc bình thường trong điều kiện tải trọng tiêu chuẩn. Các tải trọng tác dụng lên máy trục là các tải trọng tiêu chuẩn.Tải trọng động được quy về tải trọng tương đương. Trường hợp này để tính toán máy trục theo độ bền và độ bền mỏi.- Trường hợp II: Tải trọng cực đại ở trạng thái làm việc. Đó là các tải trọng giới hạn tác dụng lên máy trục khi làm việc ở điều kiện nặng nhất với tải trọng nâng đúng tiêu chuẩn.Trường hợp này để tính toán máy trục theo độ bền và độ ổn định.
- Trường hợp III: Tải trọng cực đại ở trạng thái không làm việc. Các tải trọng như: Trọng lượng bản thân, tải trọng gió bão, tải trọng lắc động và sóng. Trường hợp này để tiến hành kiểm tra độ bền kết cấu và ổn định cần trục.
b- Tổ hợp tải trọng:
- Tổ hợp Ia, IIa: Cần trục đứng yên, chỉ có một cơ cấu nâng làm việc. Khởi động(phanh hãm) cơ cấu nâng một cách từ từ (Ia), hay đột ngột (IIa).
- Tổ hợp Ib, IIb: Cần trục dứng yên, chỉ có một cơ cấu thay dổi tầ...
Link download:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
You must be registered for see links