hienminh_vn

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Đồ án: thiết kế Đồng hồ thời gian thực
ĐỒNG HỒ THỜI GIAN THỰC 
 
TRANG 2/20 
1.  GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC GIAO TIẾP I2C 
 
Giao    thức    ưu    tiên    truyền    thông    nối    tiếp    được    phát    triển    bởi   Philips  
Semiconductor  và được gọi là bus I2C. Vì nguồn gốc nó được thiết kế là để điều khiển liên thông  IC (Inter-Intergrated Circuit) nên nó được đặt tên là I2C. Tất cả các chip có tích hợp  và tương thích  với  I2C  đều có thêm  một  giao diện tích  hợp trên  Chip  để  truyền  thông  trực  tiếp  với  các  thiết  bị  tương  thích  I2C  khác.  Việc truyền dữ liệu nối tiếp theo hai hướng 8 bit được thực thi theo 3 chế độ sau: 
     Chuẩn (Standard)—100 Kbits/sec      Nhanh (Fast)—400 Kbits/sec      Tốc độ cao (High speed)—3.4 Mbits/sec 
 
Đường  bus  thực  hiện  truyền  thông  nối  tiếp  I2C  gồm  hai  đường  là  đường 
truyền dữ liệu nối tiếp SDA và đường truyền nhịp xung đồng hồ nối tiếp SCL. Vì cơ chế hoạt động là đồng bộ nên nó cần có một nhịp xung tín hiệu đồng bộ. Các thiết bị hỗ trợ I2C đều có một địa chỉ định nghĩa trước, trong đó một số bit địa chỉ là thấp có thể cấu hình. Đơn vị hoặc thiết bị khởi tạo quá trình truyền thông là đơn vị Chủ và cũng là đơn vị tạo xung nhịp đồng bộ, điều khiển cho phép kết thúc quá trình truyền. Nếu đơn  vị Chủ  muốn truyền thông  với đơn  vị  khác nó sẽ  gửi  kèm thông tin địa chỉ của đơn  vị  mà nó muốn truyền trong dữ liệu truyền. Đơn vị Tớ đều  được  gán  và  đánh  địa  chỉ  thông  qua  đó  đơn  vị  Chủ  có  thể  thiết  lập  truyền thông  và trao đổi dữ liệu. Bus dữ liệu được thiết kế để cho phép thực hiện nhiều đơn vị Chủ và Tớ ở trên cùng Bus.  
Quá trình truyền thông I2C được bắt đầu bằng tín hiệu start tạo ra bởi đơn 
vị Chủ. Sau đó đơn vị Chủ sẽ truyền đi dữ liệu 7 bit chứa địa chỉ của đơn vị Tớ mà nó  muốn  truyền  thông,  theo  thứ  tự  là  các  bit  có  trọng  số  lớn  nhất  MSB  sẽ  được truyền trước. Bit thứ tám tiếp theo sẽ chứa thông tin để xác định đơn vị Tớ sẽ thực hiện vai trò nhận (0) hay gửi (1) dữ liệu. Tiếp theo sẽ là một bit ACK xác nhận bởi đơn  vị  nhận  đã  nhận  được  1  byte  trước  đó  hay  không.  Đơn  vị  truyền  (gửi)  sẽ truyền đi 1 byte dữ liệu bắt đầu bởi MSB. Tại điểm cuối của byte truyền, đơn vị nhận sẽ tạo ra một bit xác nhận ACK mới. Khuôn mẫu 9 bit này (gồm 8 bit dữ liệu và 1 bit xác nhận) sẽ được lặp lại nếu cần truyền tiếp byte nữa. Khi đơn vị Chủ đã trao đổi xong dữ liệu cần nó sẽ quan sát bit xác nhận ACK cuối  cùng  rồi  sau  đó  sẽ  tạo  ra  một  tín  hiệu  dừng  STOP  để  kết  thúc  quá  trình  truyền thông.  
I2C  là  một  giao  diện  truyền  thông  đặc  biệt  thích  hợp  cho  các  ứng  
dụng  truyền  thông giữa các đơn vị trên cùng một bo mạch với khoảng cách ngắn và  tốc  độ  thấp.  Ví  dụ  như  truyền  thông  giữa  CPU  với  các  khối  chức  năng  trên cùng một bo mạch như EEPROM, cảm biến, đồng hồ tạo thời gian thực... Hầu hết các thiết bị hỗ trợ I2C hoạt động ở tốc độ 400Kbps, một số cho phép hoạt động ở tốc độ cao vài Mbps. I2C khá đơn giản để thực thi kết nối nhiều đơn vị vì nó hỗ trợ cơ chế xác định địa chỉ. 

Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top