neu_1326

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU

Từ xưa loài người đã biết ứng dụng làm lạnh trong cuộc sống: cho vật cần làm lạnh tiếp xúc với vật lạnh hơn, dùng băng tuyết để ướp các sản phẩm,... đó là phương pháp làm lạnh tự nhiên. Nhưng muốn làm lạnh đến một nhiệt độ bất kì và duy trì nhiệt độ ấy trong một khoảng thời gian tùy ý thì phải dùng máy lạnh nhân tạo.
Kĩ thuật lạnh đã thâm nhập vào hơn 70 nghành kinh tế quan trọng và hỗ trợ tích cực cho các nghành đó, đặc biệt là các nghành công nghiệp thực phẩm, chế biến thịt cá, rau quả, rượu bia, nước giải khát, đánh bắt và xuất khẩu thuỷ hải sản, sinh học hoá học, hoá lỏng và tách khí, sợi dệt may mặc, thuốc lá, chè, in ấn, điện tử, thông tin, tin học, y tế, văn hoá, thể thao và du lịch....
Lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của kĩ thuật lạnh là bảo quản thực phẩm. theo thống kê thì khoảng 80% công suất lạnh được sử dụng trong công nghệ bảo quản thực phẩm.nước ta là một nước nhiệt đới có thời tiết nóng và ấm nên quá trình ôi thiu thực phẩm xảy ra càng nhanh. Muốn làm ngưng trệ hay làm chậm quá trình ôi thiu, thì phương pháp có hiệu quả và kinh tế nhất là bảo quản lạnh.
Nước ta có một nguồn tài nguyên biển rất đa dạng và phong phú. Khi đất nước đang trên đà hội nhập nền kinh tế thế giới, thì việc phát triển nghành thuỷ sản là một nhu cầu tất yếu. Do đó các nhà máy thuỷ sản đang được xây dựng ngày càng nhiều, và quy mô hoạt động rất lớn. Nhằm cung cấp các mặt hàng thuỷ sản đạt chất lượng cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy Phan Quý Trà, cùng toàn thể thầy cô trong khoa Nhiệt - Điện Lạnh, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Với đề tài: Thiết kế hệ thống lạnh Công Ty Cổ Phần Thuỷ Sản Và Thương Mại Thuận Phước Đà Nẵng. Trong quá trình hoàn thành, không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô!
Đà Nẵng, Ngày 20 tháng 01 năm 2008
Sinh viên thưc hiện
Ngọ Vương Tú

CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
1.1. Tình hình thị trường thủy sản thế giới và trong nước:
1.1.1. Thị trường thuỷ sản thế giới:
Theo báo cáo của FAO, tổng sản lượng khai thác cá trên toàn thế giới năm 1994 là 108,94 triệu tấn. Đó là giới hạn không thể vượt qua mà ngược lại theo chiều hướng ngày càng giảm. Trong lĩnh vực nuôi trồng thf tôm là nguồn lợi chủ yếu cũng đang giảm nghiêm trọng ở các nước sản xuất chính như Thái Lan, Ấn Độ, Băngladesh…Sản lượng sẽ dao động ở mức dưới 1.700.000 tấn trong những năm tới.
Nhu cầu về thuỷ sản toàn thế giới ngày càng tăng song mức cung chỉ có giới hạn. Do đó để tận dụng những nguồn lợi hiện có sẽ có thêm một số sản phẩm mới dạng giá trị gia tăng.
Ba thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật sẽ nhập nhiều sản phẩm giá trị gia tăng hơn nữa. Tuy nhiên yêu cầu về chất lượng sẽ là yếu tố quan trọng nhất đối với cả loại truyền thống cũng như giá trị gia tăng trong những năm sắp tới. Đồng USD ngày càng mạnh theo với sự phục hồi của kinh tế Mỹ. Thị trường Mỹ sẽ nhập nhiều thuỷ sản hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản nội địa. Mỹ đã quy định ngày 17 tháng 12 năm 1997 là thời hạn cuối cùng các nhà sản xuất và xuất khẩu sang Mỹ phải áp dụng HACCP. Nếu Việt Nam đạt được quy chế tối huệ quốc (MFN) với Mỹ thì việc xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ tăng hơn nữa. Nhật là thị trường thuỷ sản lớn nhất thế giới hiện nay và sẽ duy trì số lượng nhập cao, nhưng xu hướng là nhập các mặt hàng giá trị gia tăng cho các hộ lớn. Các siêu thị Nhật sẽ tập trung vào việc nhập trực tiếp để giảm chi phí qua trung gian. Đồng Yên giảm giá, người Nhật có chiều hướng tìm mua các nguồn cung cấp thuỷ sản rẻ hơn.
Khai thác thị trường Trung Quốc: Đây là thị trường lớn, rất gần với Việt Nam. Cùng với đà phát triển kinh tế rất nhanh, Trung Quốc là một thị trường có nhu cầu tiêu thụ hải sản rất lớn, đa dạng từ sản phẩm cao cấp nhất - mặt hàng tươi sống đến các loại hải sản ướp đá, chế biến khô, ướp muối nhạt. Đối với thị trường Trung Quốc thực tế hiện nay ngành thuỷ sản Việt nam chỉ mới xuất theo đường tiểu ngạch và giao dịch với các công ty nhỏ hay tư nhân, vì vậy giá xuất chưa cao, không ổn định và gặp nhiều rủi ro trong thanh toán. Cần hình thành các công ty liên doanh với các đối tác Trung Quốc để thu hút vốn đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thuỷ sản.
Các nước châu Á mới phát triển sẽ trở thành những thị trường lớn hơn so với các nước phương Tây.
Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực xuất khẩu thủy sản lớn nhất, do đó cạnh tranh về nguyên liệu cũng như giá xuất các mặt hàng thuỷ sản trong khu vực sẽ trở nên gay gắt.
1.1.2. Thị trường trong nước và tình hình các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản:
Theo báo cáo của Bộ Thuỷ sản, tổng sản lượng thuỷ sản sẽ tăng 7% hàng năm trong các năm tới. Cá tươi, ướp đá, thuỷ sản tươi sống và đông lạnh sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất cho yêu cầu tiêu dùng nội địa. Các sản phẩm chế biến sẵn để nấu hay ăn liền cũng sẽ phát triển nhanh sau năm 2000. Do mức thu nhập dân cư đô thị ngày càng tăng và số lượng du khách tăng cao, giá trị các hàng thuỷ sản tiêu thụ nội địa sẽ tăng theo và một số thuỷ đặc sản thậm chí còn cao hơn giá xuất khẩu.
Thị trường nội địa phát triển sẽ tạo thế cân bằng và giảm độ rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu.
* Tình hình chế biến xuất khẩu của các địa phương:
Chúng ta có trên 200 công ty tham gia chế biến và xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu.
1.1.3. Kết luận về nhu cầu thị trường:
Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản thế giới có xu hướng ngày càng gia tăng vì tính an toàn và lợi ích dinh dưỡng của các mặt hàng này. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản ngày càng tăng đặc biệt là các sản phẩm xuất từ tôm, mực ống, mực nang.
Cùng với nhu cầu tăng về số lượng, chất lượng sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao đặc biệt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng nghiêm ngặt hơn và trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà nhập khẩu và được pháp luật các nước nhập khẩu đặc biệt là các nước nhập khẩu chính quy định ngày càng chặt chẽ hơn. Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước thuộc liên minh châu Âu, Mỹ thì chất lượng thuỷ sản trước hết là các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.
Các thị trường nhập khẩu thuỷ sản quan trọng nhất là: Nhật, Mỹ, Trung Quốc và liên minh châu Âu. Mỗi thị trường có những nét đặc trưng riêng về cơ cấu tiêu thụ sản phẩm, giá cả, thời gian cung cấp...Vì vậy trên cơ sở điều kiện nguồn lợi, thế mạnh của từng địa phương và nhà máy cần nghiên cứu đặc điểm các thị trường để đề ra chiến lược riêng cho mình, phát huy được lợi thế và tận dụng được thị trường.
Như vậy về vấn đề thị trường chúng ta ngày càng mở rộng và ổn định. Các chương trình về đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ hải sản tạo ra càng nhiều sản phẩm. Vì vậy việc mở rộng tăng số lượng các xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản là một tất yếu khách quan. Mặt khác, để tận dụng nhân công rẻ của nước ta cần thiết phải tạo ra các mặt hàng có giá trị gia tăng. Các mặt hàng này được các thị trường đánh giá cao và giá cả ổn định hơn, khả năng chịu các rủi ro giảm.
1.2. Giới thiệu về nhà máy:
Nhà máy chế biến thuỷ sản và thực phẩm đông lạnh xuất khẩu ra đời dựa trên nhu cầu phát triển tiềm năng thuỷ sản của Thành phố, nhằm đưa Đà Nẵng trở thành một trong những thành phố phát triển mạnh về chế biến thuỷ sản và thực phẩm đông lạnh xuất khẩu.
• Địa Điểm: Khu công nghiệp và dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang, Thành phố Đà Nẵng.
• Chủ đầu tư : Công ty thủy sản và thương mại Thuận Phước.
• Toàn bộ nhà máy chế biến thuỷ sản và thực phẩm đông lạnh xuất khẩu có 1 hệ thống lạnh trung tâm dùng môi chất NH3, bao gồm:
- 3 dây chuyền IQF, mỗi dây chuyền có năng suất 500 kg/giờ.
- 2 tủ đông tiếp xúc, mỗi tủ 1.000 kg/mẻ
- 2 tủ đông gió, mỗi tủ 250 kg/giờ.
- 1 hầm đông gió 3.000 kg/3giờ.
- 2 máy đá vảy, mỗi máy 30 tấn/ngày.
- 3 máy đá vảy, mỗi máy 20 tấn/ngày.
- 1 kho lạnh thương mại bao gồm:
+ 1 kho 1.500 tấn.
+ 3 kho 250 tấn.
+ các hành lang kho .
- 2 kho chờ đông, mỗi kho 50 tấn.
- 1 kho làm mát sản phẩm 10 tấn.
- 1 thiết bị làm lạnh nước cho điều hoà không khí 900 KW.
- 1 thiết bị làm lạnh nước chế biến 20 m3/ h.
- Hệ thống điều hoà không khí toàn nhà máy.
• Nguồn vốn:
Vốn phát triển sản xuất của công ty thuỷ sản và thương mại Thuận Phước.
1.3. Sơ đồ mặt bằng nhà máy:
Nhà máy thuỷ sản Thuận Phước Đà Nẵng thuộc khu công nghiệp Thọ Quang. Sản phẩm chính của công ty là các loại tôm, cá, mực đông lạnh phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Công suất chế biến hằng năm đạt gần 2500 tấn. Tổng diện tích mặt bằng của công ty là 7210m2, trong đó diện tích dùng cho sản xuất là 2400m2.
Ưu điểm lớn là công ty đặt tại nơi giáp ranh với bờ biển Thuận Phước, là nơi mà ngành khai thác thủy sản phát triển mạnh cho nên có những ưu điểm trong thu mua thủy sản, bảo đảm cung cấp nhanh và đầy đủ nguồn hàng để sản xuất. Vị trí của công ty cũng khá thuận tiện trong việc vận tải hàng hoá của công ty.
Cùng với sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam, công ty thủy sản và thương mại Thuận Phước đã không ngừng đầu tư phát triển công nghệ. Nhiều hệ thống lạnh hiện đại như dây chuyền IQF, tủ cấp đông gió, cấp đông tiếp xúc, máy đá vảy, kho... đã và đang được lắp đặt tại công ty. Qua thời gian đi vào vận hành sản xuất đã nâng cao đáng kể chất lượng sản phẩm của công ty.




1.4. Nhiệm vụ thiết kế:
Do thời gian có hạn, được sự hướng dẫn của thầy, em đã tính toán và thiết kế 1 hệ thống lạnh bao gồm:
- 1 tủ đông tiếp xúc 1000 kg/mẻ.
- 1 hầm đông gió 3000 kg/mẻ
- 1 máy đá vẩy 20 tấn/ngày.
- 1 dây chuyền cấp đông IQF tấm phẳng, mạ băng, tái đông 500 kg/giờ.
1.4.1. Tủ cấp đông tiếp xúc 1000 kg/mẻ:
- Năng suất: 1000 kg/mẻ.
- Thời gian cấp đông cho mỗi mẻ: 1,5 giờ.
- Nhiệt độ không khí trong tủ: t = - 35oC.
- Sản phẩm: Tôm, cá ( qua chế biến ) .
- Môi chất lạnh: NH3
- Phương pháp cấp dịch: bơm dịch.
- Kiểu cấp đông: Kiểu tiếp xúc trực tiếp 2 mặt.
- Nhiệt độ sản phẩm vào cấp đông: + 10oC
- Nhiệt độ nước châm: + 5oC
- Nhiệt đọ tâm sản phẩm cuối quá trình cấp đông: - 18oC
1.4.2. Hầm cấp đông gió 3000 kg/mẻ:
- Năng suất: 3000 kg/mẻ
- Thời gian cấp đông cho mỗi mẻ: 3 giờ
- Sản phẩm: cá
- Môi chất lạnh: NH3
- Nhiệt độ không khí trong hầm: t = - 35oC
- Nhiệt độ sản phẩm vào cấp đông: + 10oC
- Nhiệt độ tâm sản phẩm cuối quá trình cấp đông: - 18oC
- Số lượng khay cấp đông trong tủ: 600 cái
- Khối lượng sản phẩm trong mỗi khay: 5 kg sản phẩm dạng rời
- Phương pháp cấp dịch: tiết lưu trực tiếp vào dàn lạnh
1.4.3. Máy đá vảy 20 tấn/ngày:
- Năng suất: 20 tấn/ngày
- Nhiệt độ nước vào: + 25 oC
- Độ dày đá vẩy: 2,5 mm
- Môi chất lạnh: NH3
- Nhiệt độ bay hơi: - 23 oC
- Hiệu suất làm đá: 1 lít nước tạo ra 1 kg đá vẩy khô.
1.4.4. Dây chuyền đông lạnh IQF:
Dây chuyền cấp đông dạng rời, kiểu xoắn bao gồm các thiết bị sau: Băng chuyền cấp đông băng tải ra hàng, thiết bị mạ băng rung, băng chuyền làm cứng và băng chuyền tái đông.
- Công suất: G = 500 kg/h
- Môi chất lạnh: NH3
- Thời gian làm lạnh yêu cầu: Từ 530phút, chọn T = 15 phút.
- Nhiệt độ tâm xử lý lạnh: tt = -18 C
- Nhiệt độ sản phẩm đưa vào: tv = 10 C
- Sản phẩm: tôm.
- Tỉ lệ mạ băng: 10 %
1.5. Chọn phương pháp làm lạnh:
1.5.1. Đối với kho lạnh bảo quản:
Theo yêu cầu chất lượng cũng như thời gian bảo quản sản phẩm thì trong buồng bảo quản phải giữ cho nhiệt độ tâm sản phẩm từ (-18C  -20C). Do đó yêu cầu nhiệt độ không khí trong buồng phải đạt -25C.
Chọn phương pháp làm lạnh không khí trực tiếp. Các dàn lạnh được treo lên panel trần kho lạnh. Không khí trong buồng lạnh chuyển động cưỡng bức vừa phải bằng quạt.
1.5.2. Thiết bị kết đông:
Để làm lạnh đông sản phẩm sử dụng phương pháp cấp đông sau:
- Thiết bị kết đông kiểu tiếp xúc(contact freezer): sản phẩm đông dạng block.
- Thiết bị kết đông kiểu băng chuyền IQF(individual quickly freezer): sản phẩm đông rời với số lượng lớn.
- Tủ đông gió: sản phẩm đông rời với số lượng nhỏ.
1.5.2.1. Thiết bị kết đông kiểu tiếp xúc:
Bằng cách cho tôm vào từng khuôn và đặt lên các tấm lắc kim loại trong tủ cấp đông, bên trong các tấm lắc là dàn bay hơi trực tiếp của môi chất lạnh. Khay làm bằng thép không rỉ có kích thước tiêu chuẩn 150 ×200×50, bên trên có nắp đậy, mỗi khay xếp được 2kg tôm. Khi xếp khay sản phẩm lên các tấm lắc xong, dầu xả từ xi lanh thuỷ lực được xả ra bình chức tổ hợp các tấm lắc đi xuống và ép các khuôn sản phẩm lại làm cho các khay sản phẩm có thể tiếp xúc cả 2 hai mặt trên và dưới. Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh có thể đạt tới -400C. Sau khi nhiệt độ sản phẩm đạt yêu cầu là -18 oC thì dầu được bơm vào 2 xi lanh thuỷ lực làm cho các tấm plate nâng lên để dễ dàng lấy các khay ra. Thời gian cấp đông của thiết bị này là T =1÷2h. Các khay sản phẩm được chuyển đến, đặt trong buồng tách khuôn và tiến hành đóng gói, đóng kiện, nhiệt độ không khí trong buồng này khoảng -100C.
Đối với dây chuyền công nghệ mới, yêu cầu thời gian cấp đông phải nhỏ hơn 2h. Để đạt được điều đó đòi hỏi ga lỏng trong các tấm lắc phải cho chuyển động cưỡng bức bằng bơm. Vì vậy đối với tủ cấp đông tiếp xúc sử dụng cấp dịch bằng bơm nên hệ thống đòi hỏi phải có bình chứa hạ áp.
1.5.2.2. Thiết bị kết đông kiểu băng chuyền IQF:
Sản phẩm thô sau khi qua vệ sinh, chế biến bóc vỏ, bỏ đầu phân cỡ sẽ được đưa vào băng chuyền. Tại thiết bị cấp đông nhanh sản phẩm sẽ được hạ nhiệt đến nhiệt độ âm sâu, sau khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, sản phẩm theo băng chuyền đến thiết bị mạ băng phun hơi sương nước lạnh (nhiệt độ từ 2 0C đến 5C). Sau khi sản phẩm được đưa vào phòng tái đông, ra khỏi phòng tái đông sản phẩm được bao bọc lớp băng mỏng bảo vệ.
Ở đây, ta sử dụng IQF loại xoắn vì IQF loại xoắn có những ưu điểm nổi bậc là:

* Ưu điểm:
- Băng chuyền cấp đông dạng xoắn có các lớp băng tải chồng lên nhau, không thể có được ở các kiểu máy xoắn truyền thống khác.
- Hệ thống này tạo thành khu vực cấp đông kín bảo đảm cấp đông liên tục, tính vệ sinh và chất lượng thực phẩm rất cao và công suất đạt được tối đa.
- Thiết kế hợp vệ sinh thực phẩm, bởi sản phẩm đi trong thiết bị hầu như là kín.
- Tạo ra sản phẩm đông lạnh có giá trị cao do phân bố dòng khí lạnh trao đổi nhiệt với sản phẩm theo hướng khá đồng đều.
- Đảm bảo công suất cấp đông thực tế đúng công suất thiết kế.
- Thích hợp cho công việc cấp đông nhiều loại sản phẩm có kích cỡ khác nhau, đặc biệt phù hợp với các loại sản phẩm thủy sản.
- Tỉ lệ hao hụt thấp do tốc độ gió và hệ thống TĐN được tính toán tối ưu.
- Diện tích lắp đặt thiết bị nhỏ nên tiết kiệm diện tích mặt bằng đặt thiết bị, cho công suất cấp đông lý tưởng.
- Hướng vào ra sản phẩm có thể thay đổi cho phù hợp với diện tích lắp đặt và mặt bằng công nghệ.
- Thuận tiện trong sử dụng, vận hành và bảo trì, bảo dưỡng.
* Nhược điểm:
- Do kích cỡ lưới không đồng đều khi di chuyển trong thiết bị: ô lưới gần tâm quay sẽ nhỏ hơn ô lưới xa tâm quay, gây nên khó khăn trong việc tính toán và chọn kích cỡ lưới.
- Giá thành cao hơn các thiết bị băng chuyền phẳng.
1.5.3. Hầm đông gió với công suất 3000 kg/mẻ:
Hầm đông gió được ghép bởi các tấm panel cách nhiệt, thể tích hầm được thiết kế phù hợp với yêu cầu. Sản phẩm cấp đông được đặt tron khay bằng nhôm tấm dày 2mm được dập định hình, khay được thiết kế phù hợp với loại sản phầm cấp đông và kiểu đóng bao bì, dễ vệ sinh tránh được việc tạo ra các ổ vi sinh trong suốt quá trình sử dụng. Sức chứa 5 kg sản phẩm/khay. Số lượng 600 cái.
Đối với thiết bị cấp đông này sản phẩm được chứa trong khay và ở dạng xếp rời trao đổi nhiệt trực tiếp với không khí lạnh được làm lạnh bằng dàn quạt đặt bên trong buồng, không khí chuyển động cưỡng bức mạnh bằng quạt và có nhiệt độ âm sâu hơn so với nhiệt độ của không khí trong kho trữ đông.
1.5.4. Máy đá vảy với công suất 20 T/ngày:
Để sản phẩm đông lạnh giữ được nhiệt độ thấp càng lâu đòi hỏi diện tích đá phải nhỏ để tránh sự xâm nhập của không khí có nhiệt độ cao. Máy đá cây có nhược điểm là:
- cần trang bị thêm máy xay đá để được đá có kích thước nhỏ như yêu cầu.
- Chi phí đầu tư cao: Cẩu đá, bể đá, bể nhúng, kho chứa đá, máy xay đá.
- Chi phí điện năng cao: Điện cho cẩu, cho máy xay đá, cho bộ khấy nước.
- Thời gian tạo đá lâu và không đảm bảo vệ sinh do bể muối và khi xay đá.
Máy đá vảy đã khắc phục được những nhược điểm trên vì sản phẩm nước đá của máy đá vảy mảnh có độ dày từ 0,5 đến 5 mm.
Xí nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Thuận Phước được trang bị máy đá vảy với công suất của các loại máy là: 20T/ngày và 30 T/ngày. Đây là loại máy đá vảy bề mặt lạnh nằm phía ngoài hình trụ 2 vỏ trụ đứng. Môi chất lạnh NH3 sôi phía trong rãnh của 2 vỏ hình trụ, bên trên có vòi phun nước đều xuống bề mặt ngoài của hình trụ. Nước gặp lạnh đóng băng lại thành những miếng đá mỏng bám trên vách trụ và được dao gạt đá hình răng cưa quay tròn gạt lớp đá tạo thành dạng vảy rơi xuống phía dưới đi vào kho bảo quản đá. Nước chưa kịp đóng băng được bơm tuần hoàn bơm trở lại vòi phun.

CHƯƠNG II
THIẾT KẾ MẶT BẰNG, TÍNH TOÁN KÍCH THƯỚC HỆ THỐNG LẠNH
2.1. Tủ cấp đông tiếp xúc 1000 kg/mẻ:
2.1.1. Đặc tính kĩ thuật:

Hình 2 – 1 Tủ cấp đông tiếp xúc
- Vỏ tủ đông cách nhiệt chế tạo bằng nguyên vật liệu ngoại nhập trên dây chuyền thiết bị công nghệ mới, đồng bộ của Italya, sản xuất theo công nghệ sạch ( CFC free ) bằng máy phun foam áp lực cao.
- Vật liệu cách nhiệt là Polyurethane dày 150mm. Tỷ trọng đạt tiêu chuẩn 40 42 kg/m3, hệ số dẫn nhiệt W/m.K có độ đồng đều và độ bám cao. Hai mặt của vỏ tủ được bọc bởi thép không rỉ INOX dày 0,6mm.
- Khung đỡ ben bằng thép mạ kẽm được lắp ở mặt bên trên của tủ có kết cấu chịu lực để đỡ ben và bơm dầu thuỷ lực.
- Ben thuỷ lực nâng hạ các tấm lắc đặt trên tủ. Pittông và cầu dẫn ben thuỷ lực làm bằng thép không rỉ đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Hệ thống có bệ phân phối dầu cho truyền động bơm thuỷ lực.
- Các vật liệu bên trong tủ có khả năng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm đều là loại vật liệu không rỉ.
- Khung cùm plate, ống dẫn hướng và các ống góp hút cấp dịch bằng INOX.
- Các thanh đỡ của các tấm plate trên cùng và dưới cùng làm bằng nhựa PA.
- Vỏ tủ đông được trang bị 1 bộ cửa kiểu bản lề ở cả 2 bên, một bên 2 cánh và một bên 4 cánh, vật liệu cách nhiệt là Polyurethane dày 150mm, 2 mặt cửa bọc bằng thép không rỉ INOX. Các chi tiết bản lề, tay khoá cửa bọc bằng thép không rỉ Inox, roăng cửa bằng cao su chịu lạnh định hình đặc chủng với điện trở chống dịch .
- Vỏ tủ đông được chế tạo nguyên khối, bọc bằng Inox có kết cấu chống bọt nước vào bên trong tủ. Khung sườn tủ bên trong cách nhiệt bằng các thanh thép chịu lực định hình và gia cường, xương gổ khung tủ để tránh cầu nhiệt được làm bằng gổ satimex tẩm dầu nhờ đó mà tủ có độ bền và cứng vững rất cao trong suốt quá trình sử dụng.
- Tấm trao đổi nhiệt dạng nhôm đúc có độ bền cơ học và chống ăn mòn cao, tiếp xúc 2 mặt. Các ống cấp dịch cho các tấm lắc bằng cao su chịu áp lực cao.
- Tủ có trang bị nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ bên trong tủ trong quá trình vận hành.
2.1.2. Kích thước số lượng khay và các tấm lắc cấp đông:
Khi cấp đông các mặt hàng thuỷ sản và thịt, thường người ta cấp đông sản phẩm theo từng khay.
- Kích thước khay cấp đông tiêu chuẩn như sau:
+ Đáy trên : 277 x 217 mm
+ Đáy dưới : 267 x 207 mm
+ Cao : 70 mm
- Kích thước tấm lắc cấp đông tiêu chuẩn: (L2200 x W1250 x H22 mm)
- Số lượng sản phẩm chứa trên một tấm lắc:
Một tấm lắc chứa được 36 khay sản phẩm, 1 khay chứa 2 kg sản phẩm.
Như vậy, khối lượng sản phẩm trên 1 tấm lắc là: 36 x 2 = 72 kg
- Khối lượng trên một tấm lắc kể cả nước châm: m = kg
- Số lượng tấm lắc có chứa hàng: N1 =
* Trong đó:
E là Năng suất tủ cấp đông; E = 1000 kg/mẻ.
 N1 = . Chọn N1 = 10 tấm lắc.
- Số lượng tấm lắc thực tế: N = N1 + 1 = 10 + 1 = 11 tấm lắc.
2.1.3. Kích thước tủ cấp đông tiếp xúc:
Kích thước tủ cấp đông được xác định dựa vào kích thước và số lượng các tấm lắc.
a. Xác định chiều dài trên tủ:
- Chiều dài các tấm lắc: L1 = 2200 mm
- Chiều dài tủ cấp đông: Chiều dài tủ cấp đông bằng chiều dài của tấm lắc cộng với khoảng hở hai đầu.
- Khoảng hở hai đầu các tấm lắc vừa đủ để lắp đặt, xử lý các ống gas mềm và các ống góp gas. Khoảng hở đó là 400 mm.
Vậy chiều dài của tủ là: L1 = 2200 + 2 x 400 = 3000 mm
Chiều dài phủ bì là: L = 3000 + 2 .
Trong đó: là chiều dày của lớp cách nhiệt.
b. Xác định chiều rộng bên trong tủ:
Chiều rộng bên trong tủ bằng chiều rộng của các tấm lắc cộng thêm khoảng hở ở hai bên, khoảng hở mỗi bên là 125 mm.
Vậy chiều rộng của tủ là: W1 = 1250 + 2 x 125 = 1500 mm
Chiều rộng phủ bì là: W = 1500 + 2 .
c. Xác định chiều cao bên trong tủ:
Khoảng cách cực đại giữa các tấm lắc: hmax = 105 mm
Chiều cao bên trong tủ: H1 = N1 x 105 + h1 + h2
Trong đó:
N1 : Số tấm lắc chứa hàng.
h1 : Khoảng hở phía dưới các tấm lắc, h1 = 100 mm
h2 : Khoảng hở phía trên, h2 = 400 450 mm
Vậy ta có: H1 = 10 x 105 + 100 + 450 = 1600 mm
Chiều cao bên ngoài hay chiều cao phủ bì của tủ là: H = H1 + 2 . = 1600 + 2 .
Trong đó: là chiều dày của lớp cách nhiệt.
2.1.4. Cấu trúc xây dựng tủ cấp đông:
- Vỏ tủ cấp đông có cấu tạo gồm các lớp: Lớp cách nhiệt poly-urethane dày 150 mm được chế tạo theo phương pháp rót ngập, có mật độ 40 42 kg/m3, có hệ số dẫn nhiệt = 0,018 0,02 W/m.K, có độ đồng đều và độ bám cao, hai mặt được bọc bằng Inox dày 0,6 mm.
Bảng 2.1: Các lớp vỏ tủ cấp đông:
STT Lớp vật liệu Độ dày
mm Hệ số dẫn nhiệt
W/m.K
1 Lớp Inox 0,6 22
2 Lớp poly urethane 150 0,018 0,02

3 Lớp Inox 0,6 22

- Khung sườn vỏ tủ được chế tạo từ thép chịu lực và gỗ để tránh cầu nhiệt. Để tăng tuổi thọ cho gỗ người ta sử dụng loại gỗ satimex có tẩm dầu.
- Vật liệu bên trong tủ làm bằng thép không rỉ Inox, đảm bảo điều kiện vệ sinh thực phẩm cho hàng cấp đông.

2.2. Hầm đông gió 3000kg/mẻ:
2.2.1 Đặc tính kĩ thuật của hầm đông gió:
Hầm cấp đông gió phải được thiết kế có kích thước và công suất đủ sức cấp đông 3000 kg cá hay mực trong 3 giờ, nhiệt độ tâm sản phẩm phải đạt -180C.
Vỏ hầm đông gió được làm panel, panel hầm cấp đông được chế tạo bằng nguyên vật liệu ngoại nhập trên dây chuyền thiết bị công nghệ mới, đồng bộ của Italy, sản xuất theo công nghệ sạch ( CFC free ), bằng máy phun foam áp lực cao.
Tường và trần được lắp ráp bằng các tấm panel cách nhiệt tiền chế, vật liệu cách nhiệt là Polyurethane PU, dày 150 mm. Tỷ trọng của tất cả các tấm panel đạt tiêu chuẩn 40 42 kg/m3, hệ số dẫn nhiệt = 0,018 0,02 W/m.K, độ đồng đều và độ bám cao. Bề mặt trong và ngoài của panel được bọc tole chống rỉ color-bond dày 0,5 mm, phía ngoài lớp tole có phủ lớp nhựa PE chống trầy sướt.
Các tấm panel có gờ âm – dương và được liên kết với nhau bằng các móc khoá cam – block ở cả 4 mặt của panel.
Ở các góc tường được lắp tấm panel góc liền khối 90o để loại bỏ khe hở lắp ghép ở các góc, chống hình thành các ổ vi sinh, đồng thời tăng thêm độ cứng vững của kho trong suốt thời gian sử dụng.
Nền hầm cấp đông được cách nhiệt bằng Polyurethane dày 150 mm. Hai mặt trên và dưới được phủ lớp giấy dầu dày 2mm, được dán kín bằng hắc ín nóng chảy. Bên dưới và bên trên lớp cách nhiệt được đổ hai lớp bê tông cốt thép dày 100mm để chịu được tải trọng của sản phầm. Bên dưới có bố trí hệ thống thông gió nền nhằm tránh hiện tượng co rút phá hỏng sàn hầm đông.
Hầm đông được trang bị 1 bộ cửa trượt tay, cửa hầm đều có trang bị điện trở sưởi, cách nhiệt bằng Polyurethane dày 150mm, khung cửa làm bằng nhựa hỗn hợp chịu lạnh sâu, định hình nhập ngoại để tránh cầu nhiệt và nhẹ nhàng khi mở, có độ thẩm mỹ cao. Hai mặt trong, ngoài của cửa hầm đông được bọc bằng tole color- bond dày 0,5mm. Cửa trang bị chốt mở từ bên trong để chống sự cố nhốt người vô ý. Ngoài ra có trang bị cho cửa một quạt màn chắn gió.
Khay cấp đông bằng nhôm tấm dày 2mm được dập định hình, khay được thiết kế phù hợp với loại sản phầm cấp đông và kiểu đóng bao bì, dễ vệ sinh tránh được việc tạo ra các ổ vi sinh trong suốt quá trình sử dụng. Sức chứa 5 kg sản phẩm/khay, số lượng 600 cái.
2.2.2. Xác định kích thước hầm:
2.2.2.1. Dung tích hầm cấp đông:
Dung tích hầm cấp đông được xác định theo biểu thức: E = V . gv , t
Với: E : Dung tích hầm cấp đông, E = 3000 kg = 3 tấn
V : Thể tích hầm cấp đông, m3
gv : Định mức chất tải thể tích, t/m3
Đối với sản phẩm cấp đông là cá được bỏ lên khay cấp đông và được để trên xe đẩy vào trong hầm cấp đông thì định mức chất tải g¬v = 0,2 t/m3.
Từ đó ta có: V = = = 15 m3
Do thể tích hầm cấp đông thực tế còn có thêm 30% là để lắp dàn lạnh và 30% là để làm trần giả, vì vậy thể tích hầm cấp đông thực tế sẽ là: Vtt = 15 x 3 lần = 45 m3
2.2.2.2. Diện tích hầm cấp đông:
Chọn : Chiều cao của hầm cấp đông là: h = 2850 mm = 2,85 m
Chiều cao phủ bì của hầm cấp đông là: htt = 2850 + mm
Trong đó:
- chiều dày của lớp cách nhiệt, mm
Lúc đó diện tích của hầm cấp đông sẽ là: F = m2
Với diện tích F = 16 m2 ta chọn:
Chiều dài của hầm cấp đông là: l = 4,5 m
Chiều rộng của hầm cấp đông là: R = 3,6 m
Chiều dài thực tế của hầm cấp đông là: ltt = 4,5 + 2
Chiều rộng thực tế của hầm cấp đông là: Rtt = 3,6 + 2
2.2.3. Cấu trúc xây dựng của hầm cấp đông:
Như đã trình bày ở phần đặc tính kỹ thuật của hầm cấp đông gió 3000 kg/mẻ. Tường và trần hầm cấp đông được lắp ghép từ các tấm panel cách nhiệt, vật liệu cách nhiệt là polyurethane, dày 150 mm bề mặt trong và ngoài của panel được bọc tole chống rỉ Color – bond dày 0,5 mm, phía ngoài lớp tole có phủ lớp nhựa PE chống trầy sướt.
Các lớp vật liệu của panel tường, trần được liệt kê trong bảng sau:
Bảng 2.2 Các lớp kết cấu của panel tường, trần:
STT Lớp vật liệu Độ dày, mm Hệ số dẫn nhiệt, W/m . K
1 Lớp tôn 0,5 45,3
2 Lớp polyurethane 150 0,018 0,02

3 Lớp tôn 0,5 45,3
Nền hầm cấp đông được cách nhiệt bằng Polyurethane dày 150 mm. Hai mặt trên và dưới được phủ lớp giấy dầu dày 2mm, được dán kín bằng hắc ín nóng chảy. Bên dưới và bên trên lớp cách nhiệt được đổ hai lớp bê tông cốt thép dày 100mm để chịu được tải trọng của sản phầm. Bên dưới có bố trí hệ thống thông gió nền nhằm tránh hiện tượng co rút phá hỏng sàn hầm đông.
Bảng 2-3 : Các lớp kết cấu nền kho cấp đông:

STT Lớp vật liệu Chiều dày, mm Hệ số dẫn nhiệt W/ m.K
1 Lớp vữa tráng nền 20 0,78
2 Lớp bê tông cốt thép 100 1,28
3 Lớp giấy dầu chống thấm 2 0,175
4 Lớp cách nhiệt 200 0,018 0,02

5 Lớp giấy dầu chống thầm 2 0,175
6 Lớp hắc ín quét liên tục 0,1 0,7
7 Lớp bê tông cốt thép 100 1,28

2.3. Máy đá vảy năng suất 20Tấn/ngày:
2.3.1. Đặc tính kĩ thuật:
Máy đá vảy loại cối đá đặt đứng với trống cố điịnh và dao quay. Phần cối tạo đá có vách đôi được chế tạo bằng thép mạ Crom. Dao gạt đá được chế tạo bằng thép không rỉ, có dạng xoắn ốc kiểu trục vít tạo sự chắc chắn, khi dao quay tạo lực ép nhưng không hề ma sát hay tiếp xúc lên bề mặt ống tạo đá và lực tác động lên dao sẽ giảm đi nhiều so với các loại thông thường, làm tăng độ bền thiết bị. Mô tơ dẫn động trục trung tâm được gắn trên cối, khi trục trung tâm quay sẽ làm quay dao gạt đá theo kiểu chuyển động vệ tinh. Máy đá vảy được thiết kế với cấu trúc để làm ra đá vảy khô đảm bảo hiệu quả làm lạnh cao nhất của đá vảy.
Bơm nước được gắn trên thiết bị và đưa nước vào khay phun nước bên trên. Nước được phun vào bề mặt ống tạo đá, tạo ra lớp đá trên bề mặt ống và nước còn dư sẽ rơi xuống khay hứng bên dưới bằng thép không rỉ, rồi được bơm tuần hoàn trở lại khay phun nước. Hệ thống thu hồi nước được hoạt động rất hữu hiệu.
Mô tơ dẫn động trục quay của máy đá vảy được trang bị bộ điều tốc để có thể điều khiển thay đổi tốc độ của mô tơ truyền động trục quay dao gạt đá để có thể làm ra đá vảy có kích thước dày mỏng theo ý muốn, giảm tải khi khởi động và tránh hỏng dao hay bộ truyền động khi lớp đá quá dày.
Kèm theo thiết bị cối tạo đá vảy là bình giử mức ngập dịch, có trang bị van phao điện từ khống chế mức dịch, van điều chỉnh cấp dịch tự động.
2.3.2. Kết cấu và kích thước của cối đá vảy:
a. Kết cấu:
Kho chứa đá đặt ngay dưới cối đá, có kích thước là: 3600W x 3600D x 3000H (mm)
Tường, trần, nền kho đá vảy được lắp ráp bằng các tấm panel cách nhiệt tiền chế, vật liệu cách nhiệt là Polyurethane PU, dày 100 mm. Tỷ trọng của tất cả các tấm panel đạt tiêu chuẩn 40 42 kg/m3, hệ số dẫn nhiệt = 0,018 0,02 W/m.K, độ đồng đều và độ bám cao. Bề mặt trong kho được bọc Inox dày 0,6 mm và mặt ngoài của panel kho được bọc tole color – bond dày 0,5 mm.
Các tấm panel có gờ âm – dương và được liên kết nhau bằng các móc khoá cam – block ở cả 4 mặt của panel.
Ở góc tường được lắp tấm panel góc liền khối 900 với kích thước 600 x 600 mm, để loại bỏ khe hở lắp ghép ở các góc, chống hình thành các ổ vi sinh, đồng thời tăng thêm độ cứng vững của kho trong suốt thời gian sử dụng.
- Hệ thống làm lạnh gián tiế : sử dụng hệ thống làm tan giá bằng dung dịch nước muối nóng 40 50oC.
9.4.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ:
Ít nhất có một tháng một lần phải xả dầu ( qua bình chứa dầu ). Khi bề mặt ống bị bám dầu ( về phía môi chất ) hay bị dám cặn ( về phía nước làm mát ) phải xử lý bằng các phương pháp cơ học và hoá học. Sau khi làm sạch bình ngưng phải thử kín, thử bền. Có thể dùng nút kim loại có độ cồn 1 : 50 nút một số ống bị rò, nhưng số lượng ống không dùng này không được quá 5% tổng số ống của bình ngưng.
+ Với các dàn ngưng: lau chùi bằng bàn chải lông sau đó rửa bằng nước ấm ở nhiệt độ khoảng 50 oC. Nếu bề mặt dàn ngưng có các lớp bẩn bám dính thì rửa bằng dung dịch NaCO3 ấm, nồng độ khoảng 5 % sau đó thổi khô bằng không khí nén.
+ Kiểm tra không khí lọt vào thiết bị ngưng tụ theo cách sau:
+ Độ chênh giữa áp suất do áp kế chỉ và áp suất bảo hoà ở nhiệt độ môi trường càng lớn thì chứng tỏ trong hệ thống càng có nhiều khí lọt.
+ Làm các thao tác xả khí.
9.4.3. Bảo dưỡng máy nén:
Việc bảo dưỡng máy nén rất quan trọng, đặc biệt là với các máy nén công suất lớn và với hệ thống amoniăc
Bảo dưỡng dịnh kỳ: Cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc phải thay dầu máy nén. 5 lần đầu phải thay dầu hoàn toàn bằng cách mở nắp bên tháo sạch dầu, dùng khí nén thổi sạch và đổ dầu mới vào .
Kiểm tra dự phòng: Cứ sau 3 tháng làm việc phải tháo và kiểm tra các cụm chi tiết chủ yếu như xilanh, piston, tay quay thanh chuyền, cla-pê, nắpbit...
Phá cặn áo trước làm mát: nếu trong đường ống dẫn nước và mặt trong áo nước làm mát của máy nén bị đóng cặn thì phải cho axit clohydric 25% vào ngâm 8 12 giờ sau đó rửa cẩn thận bằng dung dịch NaOH 10 15% và rửa lại bằng nước sạch.

9.4.4. Xả dầu ra khỏi hệ thống amoniăc:
Thiết bị tách dầu không thể loại trừ hết dầu lưu động cùng amoniăc trong hệ thống nên thường xuyên có dầu tích tụ ở các thiết bị của hệ thống. Trong khi vận hành phải chú ý xả dầu, có thể theo chu kỳ như sau:
- Các dàn lạnh mỗi lần phá băng.
- Các bình bay hơi : 10 ngày /lần.
- Bình ngưng, bình chứa, bình tách lòng : 1 tháng/lần.
- Bình trung gian : 10 ngày/lần.
- Bình tách dầu và bình chứa dầu 5 ngày/lần.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top