lonely_baby2003

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đồ án tốt nghiệp: Cung cấp điện nhà cao tầng
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế trong nước. Đặc biệt nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ngày càng có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất... được xây dựng. Đồng thời để nâng cao mức sống, tiện nghi sinh hoạt của người dân thì việc xây dựng các khu chung cư mới để phục vụ nhu cầu cuộc sống là hết sức cần thiết. Vì vậy việc thiết kế hệ thống cung cấp điện cho các khu chung cư là một vấn đề đang được ngành điện quan tâm đúng mức, bởi vì mỗi đề tài thiết kế, mỗi nội dung tính toán đều vạch ra cho chúng ta những phương án, những hạn chế và những điểm mạnh của từng công trình. Trong đó nổi bật lên hai chỉ tiêu cơ bản là chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu kỹ thuật.
* Về kinh tế:
- Tiết kiệm vốn đầu tư.
- Sử dụng ít nhất kim loại màu.
- Đảm bảo chi phí vận hành nhỏ nhất.
* Về kỹ thuật:
- Phải đảm bảo chất lượng điện năng.
- Cung cấp điện phải liên tục và an toàn.
- Phải linh hoạt dễ dàng trong vận hành và không gây nhầm lẫn khi sử dụng, khi sự cố.
- Phải chú ý điều kiện phát triển trong tương lai.
* Nội dung của đồ án tốt nghiệp này được xây dựng trên cơ sở chỉ tiêu kỹ thuật bao gồm các số liệu thực tế của khu nhà chung cư CT-06 của khu đô thị Văn Khuê -Thị xã Hà Đông, thành phố Hà Nội
Để quá trình thiết kế tính toán và trình bày trình tự chặt chẽ về nội dung ta chia ra các chương như sau:
Chương I: Giới thiệu phụ tải khu nhà cao tầng.
Chương II: Xác định phụ tải tính toán cho toàn khu nhà.
Chương III: Chọn phương án cung cấp điện, trạm biến áp cho tòa nhà.
Chương IV: Chọn dây dẫn và thiết bị bảo vệ cho tòa nhà.
Chương V: Thiết kế cung cấp điện cho một đơn nguyên của khu nhà.
Chương VI: Thiết kế chiếu sáng cho tầng 10 của tòa nhà.
Chương VII: Tính toán nối đất, chống sét cho tòa nhà.
Chương VIII: Hệ thống báo cháy.
Trải qua quá trình tính toán thiết kế đồ án tốt nghiệp đã được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Lưu Mỹ thuận. Tuy nhiên do trình độ và khả năng có hạn, vì vậy nội dung của đồ án tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót sai lầm, kính mong các thầy cô chỉ bảo thêm để đồ án tốt nghiệp được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành Thank các thầy cô giáo trong khoa kỹ thuật và công nghệ trường đại học Quy Nhơn, đặc biệt cô Lưu Mỹ Thuận đã hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này.











CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU PHỤ TẢI CHUNG CƯ CAO TẦNG
I - Giới thiệu chung:
Khu nhà cao tầng của khu đô thị mới Văn Khuê là một trong những khu chung cư cao cấp, vì vậy vấn đề cung cấp điện cũng rất quan trọng, vì vậy việc cung cấp điện an toàn và tin cậy sẽ góp phần vào công việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ dân.
Do đó, khi thiết kế phải tính toán được tổng công suất tiêu thụ điện của toàn khu chung cư, từ đó ta lựa chọn được dung lượng của máy biến áp, máy phát điện và các thiết bị đóng cắt bảo vệ hợp lý. Trong công tác thiết kế cung cấp điện việc đầu tiên của người thiết kế là phải thống kê các số liệu cần thiết để phục vụ cho quá trình tính toán. Đối với khu chung cư CT-06 ta khảo sát các số liệu cụ thể của từng phòng, từ đó ta xác định được phụ tải tính toán của từng tầng, phụ tải tính toán của tòa nhà. Từ đó ta lựa chọn phương án cung cấp điện hợp lý và lựa chọn công suất máy biến áp, tính toán tiết diện dây dẫn cũng như các thiết bị đóng cắt bảo vệ sao cho đảm bảo kỹ thuật, an toàn, mỹ quan và kinh tế. Sau đây tiến hành thiết kế hệ thống cung cấp điện cho khu nhà cao tầng.
II - Giới thiệu tổng quan nhà cao tầng: ( Bản vẽ mặt bằng )
Nhà cao tầng là khu chung cư cao cấp với 2 đơn nguyên A và B giống nhau, có tổng diện tích 1 tầng là 3000 m2.
Đơn nguyên A: bao gồm 21 tầng với diện tích 1 tầng là 1500 m2, trong đó có các tầng như:
- Tầng hầm là khu vực để xe.
- Tầng 1 là khu vực siêu thị.
- Tầng 2 đến tầng 21 là khu ở, mỗi tầng có 9 căn hộ.


CHƯƠNG II:
XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CHO TOÀN KHU NHÀ
A. Phương pháp xác định phụ tải tính toán.
I. Đặt vấn đề:
Khi thiết kế cung cấp điện cho một công trình nào đó thì nhiệm vụ đầu tiên là xác định phụ tải điện của nó. Tùy theo qui mô của công trình mà phụ tải điện được xác định theo phụ tải thực tế hay còn kể đến khả năng phát triển của công trình trong tương lai 5 năm, 10 năm, hay hơn nữa. Như vậy xác định phụ tải điện là giải bài toán dựa vào phụ tải ngắn hạn hay dài hạn.
Người thiết kế chỉ quan tâm những phương pháp dự báo phụ tải ngắn hạn, còn về dự báo phụ tải dài hạn đó là một vấn đề lớn, rất phức tạp. Vì vậy ta thường không quan tâm hay nếu có thì chỉ đề cập tới một số phương pháp chính mà thôi.
Dự báo phụ tải ngắn hạn tức là xác định phụ tải của công trình ngay sau khi công trình đi vào vận hành. Lấy phụ tải đó làm phụ tải tính toán.
Phụ tải tính toán được sử dụng để lựa chọn và kiểm tra các thiết bị trong hệ thống cung cấp điện như: máy biến áp, dây dẫn, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ,… tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện năng, tổn thất điện áp; lựa chọn dung lượng bù công suất phản kháng,… Phụ tải tính toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: công suất, số lượng, chế độ làm việc của các thiết bị điện, trình độ và phương pháp vận hành hệ thống,… Nếu phụ tải tính toán xác định được nhỏ hơn phụ tải thực tế thì sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị điện, có khả năng dẫn đến sự cố, cháy nổ,… Ngược lại, nếu phụ tải được tính toán lớn hơn phụ tải thực tế, thì các thiết bị được lựa chọn sẽ dư thừa công suất làm ứ đọng vốn đầu tư… Cũng vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu và phương pháp xác định phụ tải tính toán, song cho đến nay vẫn chưa có được phương pháp nào thật hoàn thiện. Những phương pháp cho kết quả đủ tin cậy thì quá phức tạp, khối lượng tính toán và những thông tin ban đầu đòi hỏi quá lớn và ngược lại, những phương pháp đơn giản, khối lượng tính toán ít hơn thì chỉ cho kết quả gần đúng. Có thể đưa ra đây một số phương pháp được sử dụng nhiều hơn cả để xác định phụ tải tính toán khi quy hoạch và thiết kế các hệ thống cung cấp điện.
Các phương pháp tính phụ tải điện dùng trong thiết kế hệ thống cung cấp điện như sau:
II. Các phương pháp xác định phụ tải tính toán:
1. Phương pháp xác định phụ tải tính toán (PTTT) theo công suất đặt và hệ số nhu cầu:
Ptt = knc. Pđ
Trong đó:
knc : Hệ số nhu cầu, tra trong sổ tay kĩ thuật.
Pđ : công suất đặt của thiết bị.
2. Phương pháp xác định PTTT theo hệ số hình dáng của đồ thị phụ tải và công suất trung bình:
Ptt = khd. Ptb
Trong đó:
khd: hệ số hình dáng của đồ thị phụ tải phụ tải, tra trong sổ tay kĩ thuật.
Ptb: công suất trung bình của thiết bị hay nhóm thiết bị, (KW)

3. Phương pháp xác định PTTT theo công suất trung bình và độ lệch của đồ thị phụ tải khỏi giá trị trung bình:
Ptt = Ptb ± βσ
Trong đó:
Ptb: công suất trung bình của thiết bị hay nhóm thiết bị, (KW).
σ: độ lệch của đồ thị phụ tải khỏi giá trị trung bình.
β: hệ số tán xạ của σ
4. Phương pháp xác định PTTT theo công suất trung bình và hệ số cực đại:
Ptt = kmax. Ptb = ksd. Pđ
Trong đó:
Ptb: công suất trung bình của thiết bị hay nhóm thiết bị, (KW)
kmax: hệ số cực đại, tra trong sổ tay kĩ thuật theo quan hệ kmax = f(nhq, ksd)
ksd: hệ số sử dụng, tra trong sổ tay kĩ thuật.
nhq: số thiết bị dùng điện hiệu quả.
Pđ: công suất đặt của thiết bị, (KW)
5. Phương pháp xác định PTTT theo công suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm:

Trong đó:
a0: suất chi phí điện năng cho một đơn vị sản phẩm, (KWh/đvsp).
M: số sản phẩm sản xuất được trong một năm.
Tmax: thời gian sử dụng công suất lớn nhất, (h).
6. Phương pháp xác định PTTT theo công suất chiếu sáng trên đơn vị diện tích:
Ptt = p0. F
Trong đó:
P0: suất chiếu sáng trên một đơn vị diện tích, (W/m2).
F: diện tích bố trí thiết bị, (m2)
7. Phương pháp tính trực tiếp:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top