Felabeorbt

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ ETHERNET 3
I.1. Khái niệm cơ bản về Ethernet 3
I.2. Lịch sử phát triển 3
I.3. Các thành phần mạng Ethernet 3
CHƯƠNG II : CHUẨN IEEE 802 5
II.1. IEEE 802 LAN Standard Family 5
II.2. Điều khiển truy cập phương tiện truyền (MAC – Địa chỉ MAC có 48bit) 5
II.3. Kiểm soát kết nối luận lý (LLC) 5
II.4. Ethernet Standards 6
CHƯƠNG III : GIAO THỨC CSMA/CD 7
III.1. Giới thiệu CSMD/CD 7
III.2. Ethernet sử dụng CSMA/CD 7
III.3. Giải thuật CSMA/CD trong Ethernet 8
CHƯƠNG IV : CẤU TRÚC KHUNG 9
IV.1. Khuôn dạng khung Ethernet 10
IV.1.1. Ethernet 802.2 10
IV.1.2. Ethernet 802.3 10
IV.1.3. Ethernet II 11
IV.1.4. Ethernet SNAP (Sub-Network Access Protocol) 11
IV.2. Địa chỉ Ethernet 12
IV.3. Thuật toán truyền 12
IV.4. Ethernet – Dịch vụ phi kết nối, không tin cậy 13
IV.5. Các loại địa chỉ khung Ethernet 13
IV.6. Các loại lỗi trên khung Ethernet 13
CHƯƠNG V : CÁC MẠNG VÀ THIẾT BỊ ETHERNET 13
V.1. Các mạng Ethernet 13
V.2. Mạng 10Base-5-Thick Ethernet (Thicknet) 14
V.2.1. Cáp đồng trục cứng RG-8 14
V.2.2. Mô hình mạng 10Base-5 15
V.3. Mạng 10Base-2(độ dài một đoạn mạng dài xấp xỉ 200m) -Thin Ethernet (Thinnet) 16
V.3.1. Cáp đồng trục mềm lõi nhiều sợi (RG-58A/U) hay 1 lõi (RG-58/U) 16
V.3.2. Card mạng 17
V.3.3. Đầu nối BNC 17
V.3.4. Đầu nối BNC-T 18
V.3.5. Terminator 18
V.4. Mạng 10Base-T: Twisted-Pair Ethernet 18
V.4.1. Cáp UTP: Unshielded Twisted Pair 18
V.4.2. Hub: 19
V.4.3. Mô hình mạng Ethernet 10Base-T 19
V.5. Fast Ethernet 20
V.5.1. Fast Ethernet: 100Base-TX 20
V.5.2. Fast Ethernet: 100Base-FX 21
V.6. Gigabit Ethernet (GbE) 22
V.6.1. Gigabit Ethernet (GbE): 1000Base-CX 22
V.6.2. Gigabit Ethernet (GbE): 1000Base-LX 22
V.6.3. Gigabit Ethernet (GbE): 1000Base-SX 22
V.6.4. Các mạng Ethernet: 1000Base-SX-LX(fiber) 23
V.7. Media Access Control (MAC) 23
CHƯƠNG VI : ỨNG DỤNG CỦA ETHERNET 24
VI.1. Sử dụng Ethernet cho các hệ thống an ninh giám sát diện rộng với độ tin cậy cao 24
VI.1.1. Cấu trúc liên kết hình sao 24
VI.1.2. Cấu trúc liên kết vòng 26
VI.1.3. Các ứng dụng giám sát mạng 27
VI.1.4. Thông số kỹ thuật chuyển mạch 28
VI.1.5. Ứng dụng cho trạm cấp cứu 28
VI.1.6. Các trạm kết nối 29
VI.1.7. Mạng liên kết vòng lớn hay nhiều vòng 30
VI.1.8. Các giao thức khác cần xem xét 30
VI.2. Mạng Ethernet đô thị ( Metro Ethernet) 31
CHƯƠNG VII : KẾT LUẬN 34
VII.1. Lý do cho sự thành công của Ethernet 34
VII.2. Tương lai của Ethernet 34
VII.3. Ưu điểm của công nghệ Ethernet 34
VII.4. Nhược điểm của công nghệ Ethernet 35
VII.5. Khả năng áp dụng 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ ETHERNET
I.1. Khái niệm cơ bản về Ethernet
Ethernet là công nghệ khu vực nội bộ được sử dụng để kết nối các thiết bị mạng ở khoảng cách gần, được vận hành chỉ trong một toà nhà. Ở mức tối đa, người ta có thể sử dụng hàng trăm mét để kết nối các thiết bị Ethernet. Nhưng để kết nối các thiết bị ở khoảng cách địa lý xa thì không thể. Ngày nay, nhờ những tiến bộ về mặt công nghệ, người ta có thể xem xét lại trở ngại về mặt địa lý này, cho phép mạng lưới Ethernet mở rộng đến hàng chục kilômet. Gần đây, nó đã có phiên bản 100 Mbps được gọi là Fast Ethernet và 1000 Mbps gọi là Gigabit Ethernet.
I.2. Lịch sử phát triển
Ethernet là mạng cục bộ do các công ty Xerox, Intel và Digital equipment xây dựng và phát triển. Ethernet là mạng thông dụng nhất đối với các mạng nhỏ hiện nay. Ethernet LAN được xây dựng theo chuẩn 7 lớp trong cấu trúc mạng của ISO, mạng truyền số liệu Ethernet cho phép đưa vào mạng các loại máy tính khác nhau kể cả máy tính mini.
Các giai đoạn phát triển:
• 1972
 Thí nghiệm về hệ thống đầu tiên được thực hiện tại Xerox PARC bởi Robert Metcalfe và các đồng nghiệp (Palo Alto Research Center )
 Hệ thống mạng truyền 2,94Mbps dựa trên Ethernet
• 1979: Xây dựng chuẩn Ethernet II, tốc độ 10Mbps
• 1981:
 Chuẩn IEEE 802.3 được chính thức được sử dụng
 Digital Equipment, Intel, và Xerox cùng phát triển và đưa ra phiên bản Ethernet phiên bản 2.0, Ethernet II => chuẩn quốc tế
• 1985: IEEE lấy DIX Ethernet làm nền tảng cho đặc tả kỹ thuật IEEE 802.3.
Sau đó, IEEE mở rộng thêm các ủy ban mới là 802.3u (Fast Ethernet), 802.3z (Gigabit Ethernet over Fiber) và 802.3ab (Gigabit Ethernet over UTP)…
I.3. Các thành phần mạng Ethernet
• Data terminal Equipment (DTE): Các thiết bị truyền và nhận dữ liệu DTEs thường là PC, File Server, Print Server, ...
• Data Communication Equipment (DCE): Các thiết bị kết nối mạng cho phép nhận và chuyển khung trên mạng. DCE có thể là các thiết bị độc lập như Repeter (không quá 4 Repeter), Switch, Router hay các khối giao tiếp thông tin như Card mạng, Modem, …
• Interconnecting Media: Cáp có thể dài nhất là 500m và ngắn nhất là 2.5m. Có thể sử dụng cáp xoắn đôi, cáp đồng trục mỏng, cáp đồng trục dày, cáp sợi quang.
Ethernet có các đặc tính kỹ thuật sau :
• Cấu hình truyền thống : Có cấu trúc dạng tuyến phân đoạn, đường truyền dùng cáp đồng trục, tuy nhiên mỗi thành phần của nó có thể là cấu trúc Star (Star-wired bus). tín hiệu truyền trên mạng được mã hóa theo kiểu đồng bộ.
• Quy cách kỹ thuật 802.3
• Vận tốc truyền : 10Mbps,100Mbps,…..10Gbps
• Loại cáp : Cáp đồng trục mảnh, cáp đồng trục dày, cáp xoắn đôi, cáp sợi quang
• Chiều dài tối đa của một đoạn cáp tuyến là 500m, các đoạn tuyến này có thể được kết nối lại bằng cách dùng các bộ chuyển tiếp và khoảng cách lớn nhất cho phép giữa 2 nút là 2,8km.
• Sử dụng tín hiệu băng tầng cơ bản, truy xuất tuyến hay tuyến token (token bus), giao thức là CSMA/CD, dữ liệu chuyển đi trong các gói (64 – 1518 byte).
Ngày nay, khái niệm Ethernet thường được sử dụng để chỉ một mạng LAN CSMA/CD, phù hợp với tiêu chuẩn 802.3, đặc điểm :
• Hoạt động ở mức liên kết dữ liệu
• Theo nguyên tắc CSMA/CD cảm biến sóng mang có phát hiện đụng độ
• Thành phần chính:
– Phần cứng mạng : Các thiết bị nối mạng
– Giao thức điều khiển truy xuất đường truyền
– Khung Ethernet : Đơn vị dữ liệu truyền trên mạng

CHƯƠNG II : CHUẨN IEEE 802


Hình 1: Các chuẩn của Ethernet
II.1. IEEE 802 LAN Standard Family

Hình 2: Chuẩn IEEE 802.2
II.2. Điều khiển truy cập phương tiện truyền (MAC – Địa chỉ MAC có 48bit)
• Quy định việc truyền dữ liệu lên phương tiện truyền chia sẻ.
• Dựng khung và đánh địa chỉ.
• Liên hệ với các thành phần vật lý được dùng để truyền thông tin.
II.3. Kiểm soát kết nối luận lý (LLC)
• Có những chức năng kiểm soát quá trình truyền thông với độ tin cậy cao
• Làm cầu nối cho phép giao tiếp chung
• Nhận thông tin từ tầng mạng ở bên gửi và chuyển đến cổng thích hợp của hệ thống đích.
II.4. Ethernet Standards


Hình 3: Chuẩn IEEE 802.2 trong mô hình TCP/IP

CHƯƠNG III : GIAO THỨC CSMA/CD
III.1. Giới thiệu CSMD/CD
Để truyền thông tin, mỗi giao tiếp mạng phải lắng nghe cho tới khi không có tín hiệu trong kênh chung, lúc này nó mới có thể truyền thông tin. Nếu một giao tiếp mạng thực hiện truyền thông tin trong kênh thì gọi là sóng và các trạm khác phải chờ đợi cho tới khi sự truyền dẫn này kết thúc. Quá trình này gọi là phát hiện sóng mạng.
Mọi giao tiếp Ethernet đều có cơ hội ngang nhau trong việc truyền thông tin trong mạng (Đa truy nhập). Trong quá trình truyền từ đầu này tới đầu kia của Ethernet, những bít đầu tiên của khung cần đi tới mọi vùng của mạng. Tức là có thể có 2 giao tiếp mạng cùng thấy mạng rỗi và gửi đi cùng 1 lúc. Khi đó Ethernet phát hiện sự “va chạm” và dừng việc truyền và gửi lại các khung. Đó là quá trình phát hiện va chạm.
Giao thức CSMA/CD được thiết kế nhằm cung cấp cơ hội ngang bằng truy nhập kênh chung cho mọi trạm trong mạng. Sau khi gói tin được gửi đi mỗi trạm trong mạng sẽ sử dụng giao thức CSMA/CD để xem trạm nào sẽ được gửi tiếp sau.
III.2. Ethernet sử dụng CSMA/CD
o IEEE 802.3 (CSMA/CD): tiêu chuẩn này định nghĩa các tính chất có liên quan tới tầng con MAC. Lớp con MAC sử dụng kỹ thuật CSMA/CD nhằm giải quyết sự xung đột dữ liệu khi truyền trên mạng.
o Tiêu chuẩn IEEE 802.3 mô tả các phương pháp tín hiệu (trên cả băng tần cơ sở và băng tần rộng), tốc độ dữ liệu, các phương tiện và cấu trúc liên kết. Tiêu chuẩn này quy định cụ thể các phương tiện truyền dẫn vật lý như cáp xoắn, cáp đồng trục và cáp quang.
o Băng tần cơ sở (baseband): dành toàn bộ băng thông cho một kênh truyền (chỉ có một tín hiệu trên đường truyền).
o Băng tần rộng (broadband): cho phép nhiều kênh truyền chia sẻ một phương tiện truyền dẫn (chia sẻ băng thông), thường được sử dụng ở cáp xoắn, cáp quang để tạo ra nhiều kênh truyền dữ liệu.
o Kiểm soát việc truyền và nhận khung trên mạng:
Phát:
• Trạm phát lắng nghe tín hiêu trên cáp bằng cách cảm biến sóng mạng, nếu đường cáp rảnh, nó sẽ phát dữ liệu
CHƯƠNG VII : KẾT LUẬN
Ethernet là công nghệ mạng LAN phổ biến và thành công nhất trong 30 năm gần đây hay còn gọi là công nghệ “thống trị” trong mạng cục bộ LAN: Công nghệ LAN được sử dụng rộng rãi đầu tiên, đơn giản hơn và rẻ hơn so với các công nghệ LAN dùng thẻ bài (token) và ATM ( Asynchronous Transfer Mode). Luôn theo kịp trong cuộc đua tốc độ:10, 100, 1000, 10000 Mbps
VII.1. Lý do cho sự thành công của Ethernet
Sự thành công của Ethernet là do các nhân tố chính sau:
- Sự đơn giản và dễ dàng trong việc duy trì
- Khả năng kết hợp các công nghệ mới
- Độ tin cậy cao
- Chi phí cho sự lắp đặt và nâng cấp là thấp
- Cho hiệu năng cao
- Dải thông của mạng có thể được tăng lên mà không cần thay đổi công nghệ nền tảng
VII.2. Tương lai của Ethernet

Hình 30 : Mô hình phát triển Ethernet
Ethernet đã và đang đi qua một cuộc cách mạng từ công nghệ Legacy -> Fast -> Gigabit -> MultiGigabit.
- Tương lai của môi trường mạng bao gồm:

+ Cáp đồng trục (tốc độ lên đến 1000Mbps)
+ Không dây (đang tiến đến 100Mbps)
+ Cáp quang (trên 10.000 Mbps)
VII.3. Ưu điểm của công nghệ Ethernet
Công nghệ Ethernet và Gigabit Ethernet có những ưu điểm nổi bật là :
 Công nghệ Ethernet có khả năng hỗ trợ rất tốt cho ứng dụng truyền tải dữ liệu ở tốc độ cao và có đặc tính lưu lượng mạng tính đột biến và tính “bùng nổ”.
 Cơ cấu truy nhập CSMA/CD công nghệ Ethernet cho phép truyền tải lưu lượng với hiệu xuất băng thông và thông lượng truyền tải lớn.
 Thuận lợi trong việc kết nối cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Không đòi hỏi khách hàng phải thay đổi công nghệ, thay đổi hay nâng cấp mạng nội bộ, giao diện kết nối.
 Theo thống kê, có tới 95% lưu lượng phát sinh bởi các ứng dụng truyền tải dữ liệu là lưu lượng Ethernet. Điều này xuất phát từ thực tế là hầu hết các mạng truyền dữ liệu của các cơ quan, tổ chức (mạng LAN, MAN, mạng Intranet) hiện tại đều được xây dựng trên cơ sở công nghệ Ethernet.
 Sự phổ biến của công nghệ Ethernet tại tầng truy cập mạng của mô hình TCP/IP sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc kết nối hệ thống với độ tương thích cao nếu như xây dựng một mạng dựa trên cơ sở công nghệ Ethernet. Điều này sẽ dẫn tới việc giảm đáng kể chi phí đầu tư xây dựng mạng.
 Mạng xây dựng trên cơ sở công nghệ Ethernet có khả năng mở rộng và nâng cấp dễ dàng do đặc tính của công nghệ này là chia sẻ chung tiện ích băng thông truyền dẫn và không thực hiện cơ cấu ghép kênh phân cấp.
 Hầu hết các giao thức, giao diện truyền tải ứng dụng trong công nghệ Ethernet đã được chuẩn hóa (họ giao thức IEEE.802.3). Phần lớn các thiết bị mạng Ethernet của các nhà sản xuất đều tuân theo các tiêu chuẩn trong họ tiêu chuẩn nói trên. Việc chuẩn hóa này tạo điều kiện kết nối dễ dàng, độ tương thích kết nối cao giữa các thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau.
 Quản lý mạng đơn giản.
VII.4. Nhược điểm của công nghệ Ethernet
Nếu chỉ xét công nghệ Ethernet một cách độc lập, bản thân công nghệ này tồn tại một số nhược điểm sau đây :
− Công nghệ Ethernet phù hợp với cấu trúc mạng theo kiểu cấu trúc mạng hình cây mà không phù hợp với cấu trúc mạng ring (dạng vòng). Điều này xuất phát từ việc công nghệ Ethernet thực hiện chức năng định tuyến trên cơ sở thuật toán định tuyến phân đoạn hình cây (Spanning-Tree Algorithm); là một trong những thuật toán định tuyến quan trọng áp dụng trong mạng Ethernet. Cụ thể là thuật toán định tuyến phân đoạn hình cây trong nhiều trường hợp sẽ thực hiện chặn một vài phân đoạn tuyến trong ring, điều này sẽ làm giảm dung lượng băng thông làm việc của vòng ring.
− Thời gian thực hiện bảo vệ phục hồi lớn. Điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân là thuật toán định tuyến phân đoạn hình cây có thời gian hội tụ dài hơn nhiều so với thời gian hồi phục đối với cơ chế bảo vệ của vòng ring (tiêu chuẩn là 50 ms).
− Không phù hợp cho việc truyền tải loại hình ứng dụng có đặc tính lưu lượng nhạy cảm với sự thay đổi về trễ truyền tải (jitter) và có độ trễ (latency) lớn. Chưa thực hiện chức năng đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) cho những dịch vụ cần truyền tải có yêu cầu về QoS (Quality of Service).
VII.5. Khả năng áp dụng
Công nghệ Ethernet có thể phù hợp triển khai cho việc xây dựng lớp mạng lõi truy nhập, đảm bảo thực hiện chức năng “thu gom” dịch vụ, tích hợp dịch vụ tại tầng truy cập mạng. Điều này tính khả thi do tính tương thích cao về giao diện kết nối và công nghệ đối với khách hàng vì như đã nói ở trên, mạng Ethernet được triển khai hầu hết đối với các mạng nội bộ. Việc áp dụng công nghệ Ethernet ở phân lớp mạng nào còn phụ thuộc vào qui mô, phạm vi của mạng cần xây dựng và còn phụ thuộc vào cấu trúc mạng được lựa chọn phù hợp với mạng cần xây dựng.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ dudunt:
Mình đang cần tài liệu này, mong mod giúp

Bạn download tại đây nhé

Nhớ thank cho tác giả
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top