nguyen_thu1611
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Đoàn Thanh niên thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình với công tác phòng chống nghiện hút ma túy trong thanh niên trên địa bàn dân cư
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1
I - Lý do chọn chuyên đề 1
II - Mục đích chuyên đề 4
III - Nhiệm vu chuyên đề 4
IV - Đối tượng nghiên cứu 4
V - Khách thể nghiên cứu 4
VI - Phạm vi và địa bàn nghiên cứu 4
VII - Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN 5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
I - Một số khái niệm cơ bản 5
1.1. Khái niệm ma tuý 5
1.2. Khái niệm nghiện ma tuý 6
1.3. Tác hại của tệ nạn nghiện hút, tiêm chích ma tuý 6
1.3.1. Về kinh tế 6
1.3.2. Về xã hội 7
1.3.3. Với gia đình 8
1.3.4. Với bản thân người nghiện 8
1.4. Mối quan hệ giữa ma tuý và tội phạm 9
1.5. Mối quan hệ giữa ma tuý và HIV/AIDS 9
II - Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống ma tuý 10
2.1. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 10
2.2. Vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý 18
CHƯƠNG II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 20
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TP THÁI BÌNH - TỈNH THÁI BÌNH 20
II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRONG THANH NIÊN CỦA ĐOÀN THÀNH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ THÁI BÌNH - TỈNH THÁI BÌNH TRONG NHỮNG NĂM QUA 22
2.1. Thực trạng tệ nạn nghiện hút ma tuý trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 22
2.2. Nguyên nhân của thực trạng tệ nạn nghiện hút ma tuý 25
2.2.1. Nguyên nhân khách quan 25
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan 26
2.3. Tình hình phòng, chống ma tuý, nghiện hút ma tuý tại thành phố Thái Bình. 28
2.3.1. Đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục vận động toàn xã hội tham gia phòng chống ma tuý 29
2.3.2. Công tác đấu tranh, triệt xoá các đường dây, điểm, tụ điểm về ma tuý 32
2.3.3. Công tác tổ chức cai nghiện ma tuý và quản lý người nghiện sau cai 33
2.3.4. Xây dựng xã, phường, cơ quan, đơn vị không có tội phạm và người nghiện ma tuý 37
2.4. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Thái Bình với công tác phòng, chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh niên 39
2.4.1. Tình hình thanh niên hiện nay trên địa bàn thành phố 39
2.4.2. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Thái Bình với công tác phòng, chống ma tuý 40
PHẦN THỨ BA: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT 47
I - Một số giải pháp 47
II - Một số đề xuất và kiến nghị 51
KẾT LUẬN 54
DANH MỤC THAM KHẢO
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-chuyen_de_doan_thanh_nien_thanh_pho_thai_binh_tin.0aeVd1haQW.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57704/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
:Độ tuổi giới hạn
Số lượng người
Tỷ lệ %
Dưới 30 tuổi
580
57,1%
Trên 30 tuổi
450
42,9%
Có sự khác biệt này là do khác nhau về tuổi đời cho nên kinh nghiệm sống còn thiếu, chưa hoàn toàn chấp nhận sự thất bại khi vấp ngã, những sai lầm mắc phải khi còn trẻ gây ra sự ức chế tinh thần và muốn tìm đến những cảm giác thoải mái, lấy lại sự tự tin nhưng thường quyết định đó lại hấp tấp mang những sai lầm khó lường trước…
+ Về nghề nghiệp:
Đối tượng
Số lượng người
Tỷ lệ (%)
Vô nghề nghiệp
825
80,2%
Cán bộ công nhân viên
202
19,1%
Kinh doanh, nghề khác
20
1,7%
Bảng thống kê đã phản ánh đúng thực tế khi lao động nhàn rỗi sẽ nảy sinh tiêu cực, đúng như người đời có câu: "Nhàn cư vi bất thiện"…
+ Về hình thức sử dụng:
Ma tuý có thể được đưa vào cơ thể người nghiện dưới nhiều hình thức như hút, chích, hít, ngửi, uống, tiêm, nuốt… (Cá biệt có những trường hợp nghiện nặng, các mạch máu đã bị hư hại, người nghiện có thể rạch tay chân rồi chà ma tuý vào những chỗ đó để ma tuý thấm vào trong máu).
Theo thống kê trên 80% con nghiện hít và tiêm chích (Số lượng này dễ bị nhiễm HIV nhất) - Có 135 người bị nhiễm HIV/AIDS.
+ Mức độ vi phạm:
Trên 70% số người nghiện ma tuý có mang tiền án, tiền sự (Có 556 số người nghiện nặng từ 5 năm trở lên). Họ được tổ chức cai nghiện dưới mọi hình thức trên 2 lần song vẫn không từ bỏ được ma tuý. Mức độ vi phạm theo cấp tăng dần ngày càng nghiêm trọng.
Ma tuý đang là vấn đề hết sức bức bối trong các khu dân cư sinh sống có hay tồn tại tệ nạn xã hội, mà vấn nạn ma tuý là chủ yếu.
Vấn đề này cần sự tập trung, chỉ đạo của các bộ, ban ngành, đoàn thể để thanh toán tận gốc nạn ma tuý. Ma tuý không chỉ hiểm hoạ của riêng một địa phương nào mà là một hiểm hoạ của toàn thể dân tộc và toàn thế giới.
Chính vì thế mỗi người, mỗi cá nhân phải nhận thức thật chính xác và rõ ràng trách nhiệm của cá nhân trong việc bài trừ tệ nạn ma tuý, giúp đỡ người nghiện đi cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng.
2.2. Nguyên nhân của thưc trạng tệ nạn nghiện hút ma tuý:
2.2.1. Nguyên nhân khách quan:
Từ khi đất nước tiến hành mở cửa nền kinh tế, một mặt làm cho nền kinh tế đất nước thay đổi và phát triển rõ rệt; nhưng kéo theo đó các tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng, đặc biệt là tệ nạn nghiện hút ma tuý.
Do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, các cơ quan xí nghiệm gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, người lao động thiếu việc làm. Rất nhiều người đi kiếm sống ở các vùng khác nên dễ bị dũ dỗ, lôi kéo và sử dụng ma tuý.
Trêm địa bàn tỉnh Thái Bình có các khu công nghiệp như: khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, khu công nghiệp Phúc Khánh, khu công nghiệp Tiền Hải, cảng Diêm Điền, khu du lịch biển Đồng Châu.
Do đó hàng năm hàng ngàn đối tượng không có công ăn việc làm đến lao động và khách du lịch đến để thăm quan, nghỉ mát. Đây cũng chính là nơi tệ nạn ma tuý có điều kiện dễ dàng nhen nhóm phát sinh, phát triển. Mỗi khi trở về địa phương là số nghiện lại tăng lên.
Trong khi đó, lại có thêm một bộ phận thanh niên nông thôn ra thành phố để nhằm mục đích thay đổi cuộc sống bằng con đường học tập và lao động kiếm sống. Họ rất dễ bị cuốn theo những lối sống thực dụng, bị tác động hàng ngày bởi cuộc sống đô thị, tệ nạn xã hội theo đó và tệ nạn ma tuý sẽ có cơ hội xuất hiện…
Hiện nay các kẻ thù địch luôn tìm cách xuyên tạc và chống phá cách mạng. Điều này có tác động không nhỏ tới việc phát sinh và gia tăng các tệ nạn xã hội.
Chúng buôn bán ma tuý chuyển qua biên giới vào Việt Nam và các thành phố lớn. Tuyên truyền các văn hoá phẩm thiếu tính lành mạnh và độc hại vào một bộ phận thanh, thiếu niên.
Do ma tuý là một mặt hàng mang lại lợi nhuận rất cao hay siêu lợi nhuận nên bọn tội phạm vẫn bất chấp đạo đức mà lao vào vận chuyển, buôn bán ma tuý. Chúng thường móc nối cấu kết để hình thành các đường dây ổ nhóm lôi kéo phần lớn là các đối tượng là phụ nữ mang thai, trẻ em và người già vận chuyển, mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý… Gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan điều tra trong công tác điều tra, phá án.
Ma tuý khi vào cơ thể con người để lại vết xước sâu trên đỉnh đại não gây sự "nhớ" khi ngửi, hít thông thường gặp mùi tương tự… Ma tuý làm thay đổi trạng thái ý thức, ức chế tâm trạng như lầm lỳ, cáu gắt, "giả" minh mẫn trí tuệ, khi có thuốc thì hoạt bát nhưng khi không thì ủ rũ. Quá trình nghiện cũng bao gồm tái nghiện. Do đó đa số những người đi cai về lại tiếp tục nghiện…
Thực trạng ma tuý biểu hiện vô cùng phức tạp, khó lường khiến cho các cơ quan chức năng luôn phải vất vả trong việc đưa ra các biện pháp nhằm đẩy lùi tệ nạn xã hội, tiến tới xoá bỏ tệ nạn ma tuý nhằm đem lại sự bình yên trong cuộc sống của người dân.
Đây là vấn đề lớn được Chính phủ, các bộ, ban ngành quan tâm chỉ đạo phối hợp liên ngành và đồng bộ về phòng, chống nghiện ma tuý, triển khai các phương pháp cai nghiện có hiệu quả từ đó tạo việc làm, giúp đỡ họ tái hoà nhập cộng đồng xã hội.
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: Do nhận thức của một bộ phận quần chúng nhân dân, đặc biệt là một số cán bộ Đảng viên, cán bộ lao động các cấp chưa thấy hết nguy cơ, tác hại và hậu quả tiềm tàng, nghiêm trọng, lâu dài của tệ nạn ma tuý. Do đó, chưa xác định cụ thể được vai trò trong trách nhiệm và công việc của từng tổ chức, từng gia đình, cộng đồng trong việc đấu tranh với tệ nạn xã hội; trong công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội; thiếu sự tích cực trong việc tham gia vào phong trào và các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.
Thứ hai: Trong điều kiện kinh tế mở cửa, thị trường đa phương hoá, một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể đã chưa chú trọng đến công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên về các mặt đạo đức, thẩm mỹ, phẩm chất, nếp sống sinh hoạt… dẫn tới sai lệch mục đích sống, trong động cơ hành động và như vậy sẽ tạo cơ hội cho tệ nạn ma tuý nảy sinh, phát triển ở nhiều cơ sở, tổ chức địa bàn và tầng lớp nhân dân.
Thứ ba: Sự giảm sút vai trò của giáo dục cả trong gia đình và nhà trường, gia đình chưa giữ gìn, chưa ý thức cho các thành viên của mình sống thật lành mạnh để chủ động phòng chống tệ nạn xã hội. Gia đình giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục con người, gia đình có yên ấm hạnh phúc thì các cá nhân, các thành viên trong gia đình mới thật sự gắn kết và tệ nạn ma tuý sẽ khó có thể xâm nhập. Thanh, thiếu niên thiếu sự quan tâm, chăm chút, một khi gia đình bỏ bễ giáo dục thì thanh, thiếu niên sẽ dễ mắc vào tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn nghiện hút ma tuý.
Thứ tư: Công tác quản lý Nhà nước, quản lý cơ sở, quản lý con người và xã hội còn chưa đồng bộ, thiếu cơ sở, lỏng lẻo, khả năng móc nối còn kém hiệu quả.
Sự kiểm tra, kiểm soát ...