yeu_de_hoc_yeu
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Đọc di chúc Hồ Chí Minh nghĩ về tình cảm của người và về giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, tình cảm, lòng yêu thương con
người không chỉ là khởi nguồn của nhân cách, là giá trị, ý nghĩa
cuộc sống con người; tình cảm, lòng yêu thương còn có vai trò to
lớn trong sự hình thành và củng cố những phẩm chất, các đức tính
của nhân cách con người. Người từng viết: “Lòng mình chỉ biết vì
Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chí công vô tư.
Mình đã chí công vô tư, thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những
đức tính tốt như sau, ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có
năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”(7). Như vậy, sự hình thành
các đức tính của nhân cách con người không phải chỉ thông qua con
đường lý tính, bằng việc học thuộc các yêu cầu, những chuẩn mực
xã hội, hay những nguyên lý lý luận. Những yêu cầu, những chuẩn
mực, những nguyên lý đó còn là những giá trị; mà giá trị thì sự lĩnh
hội chúng bao hàm cả sự lựa chọn dựa trên tình cảm của con người.
Ý thức rất rõ điều đó, Người nhấn mạnh: “Hiểu chủ nghĩa Mác -Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa
Mác được”(8).
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-04-20-tieu_luan_doc_di_chuc_ho_chi_minh_nghi_ve_tinh_cam.wK9Dp9M2B4.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-67502/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Đề tài triết họcĐỌC "DI CHÚC" HỒ CHÍ MINH
NGHĨ VỀ TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI
VÀ VỀ GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO
ĐỨC TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN
NAY
ĐỌC "DI CHÚC" HỒ CHÍ MINH NGHĨ VỀ TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI VÀ
VỀ GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
NGUYỄN VĂN PHÚC (*)
Khẳng định giá trị và ý nghĩa của Di chúc Hồ Chí Minh không chỉ ở
phạm vi bao quát, tầm nhìn sâu rộng về các vấn đề của cách mạng,
mà còn ở tình cảm, tấm lòng nhân ái của Người, trong bài viết này,
tác giả đã đưa ra và luận giải nhận thức sâu sắc của Hồ Chí Minh
về vai trò của tình cảm đối với ý nghĩa cuộc sống con người, với sự
hình thành và củng cố những phẩm chất, các đức tính của nhân cách
con người, tạo nên sự sáng suốt và niềm tin cho con người. Trên cơ
sở đó, tác giả đã đưa ra những suy nghĩ của mình về giáo dục tình
cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử vô giá.
Với những lời căn dặn cuối cùng ngắn gọn và súc tích, Người đã
khẳng định thắng lợi tất yếu của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, tổng
kết kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng, vạch ra những định
hướng cũng như những “việc cần làm trước tiên” đối với sự
nghiệp xây dựng đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi hoàn toàn.
Tuy nhiên, giá trị và ý nghĩa của Di chúc không chỉ ở phạm vi bao
quát, tầm nhìn sâu rộng về các vấn đề của cách mạng, mà còn ở tình
cảm, tấm lòng nhân ái vô biên của Người.
Toát lên từ những lời căn dặn trong Di chúc là tấm lòng của một con
người hết lòng yêu người, “hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục
vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”(1); một con người mà trước lúc đi
vào cõi vĩnh hằng vẫn “tiếc là tiếc rằng không phục vụ được lâu hơn
nữa, nhiều hơn nữa”, vẫn không quên “để lại muôn vàn tình thân yêu
cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh
niên và nhi đồng”(2). Sức nặng của tình thân yêu đó không phải ở
lời nói, câu chữ, mà ở chính sự quan tâm sâu sắc và cụ thể của
Người đối với Đảng và các tầng lớp nhân dân. Đối với Đảng, Người
chú ý đến vai trò lãnh đạo, cầm quyền; vì thế, Người đòi hỏi phải
phát huy truyền thống đoàn kết, phải thấm nhuần đạo đức cách
mạng, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đối với thanh
niên, Người quan tâm tới vai trò và sự trưởng thành của họ; do đó,
cần đào tạo họ trở thành người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội
vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Đối với nhân dân lao động, Người đánh
giá cao những đóng góp, thấu hiểu những khó khăn và yêu cầu “phải
có kế hoạch thật tốt” để không ngừng nâng cao đời sống của nhân
dân. Đối với những người đã hy sinh một phần xương máu cho đất
nước, cần tạo điều kiện để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.
Đối với các liệt sỹ cần ghi ơn và giáo dục tinh thần yêu nước
cho các thế hệ sau thông qua sự ghi ơn đó… Hồ Chí Minh không
quên đối tượng hay tầng lớp nào; ngay cả với những nạn nhân của
chế độ cũ, Người cũng căn dặn phải “cải tạo họ, giúp họ trở nên
những người lao động lương thiện”.
Sở dĩ Hồ Chí Minh giàu lòng nhân ái, quan tâm sâu sắc tới mọi tầng
lớp nhân dân là bởi, Người đã ý thức được một cách sâu sắc vai trò
của tình cảm đối với ý nghĩa cuộc sống con người. Đối với Hồ Chí
Minh, ở đời, làm người là phải có tình cảm. “Con người dù là xấu, là
tốt, văn minh hay dã man đều có tình cảm”(3). “Mỗi con người đều
có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong
mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần
đi”(4). Thiện ở trong lòng tức là thiện tâm, lòng yêu thương con
người. Xưa kia, Mạnh Tử đã từng nhận thấy, những phẩm chất, nhân
cách của con người: nhân, nghĩa, lễ, trí (tứ đức) là sự mở rộng, sự
phát triển đầy đủ của bốn đầu mối: trắc ẩn, tu ố, từ nhượng, thị phi
(tứ đoan). Nhân với tư cách phẩm chất, đức tính đầu tiên và quan
trọng nhất của con người chính là kết quả của sự phát triển lòng trắc
ẩn, tức là tình cảm, lòng yêu thương con người. Tuy nhiên, đối với
Mạnh Tử, tình yêu thương con người được nhìn nhận như một năng
lực trừu tượng, chung chung. Hồ Chí Minh yêu thương con người
với một tấm lòng nhân ái bao la, nhưng đó không phải là lòng nhân
ái của thánh nhân, hay của người trên đối với kẻ dưới, mà là lòng
nhân ái, tình yêu thương của con người đối với con người một cách
rất cụ thể. Ngay từ thuở thiếu thời, Người “đã sớm hiểu biết và rất
đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào”(5). Đó là cảnh thống
khổ của những người cùng cảnh ngộ mất nước, trong đó có Hồ Chí
Minh. Từ một tình cảm được trải nghiệm chân thực và cụ thể như
vậy, Hồ Chí Minh đã mở rộng tình yêu thương của mình đến những
người bị áp bức, bóc lột thuộc các dân tộc khác, đến nhân loại nói
chung. Người đã khóc khi đọc báo biết một nhà yêu nước Ailen
tuyệt thực đến chết. Người cũng không cầm nổi nước mắt khi chứng
kiến cảnh thực dân Pháp tại cảng Đaca bắt người lao động da đen
nhảy xuống biển và bị biển nhấn chìm. Lịch sử từng chứng kiến
nhiều bậc quân vương thấy một người khốn khổ thì động lòng đau
xót, nhưng lại sẵn sàng tuyên chiến vì những lý do không đáng tuyên
chiến. Trong trường hợp như vậy, họ không có năng lực mở rộng
lòng yêu thương của mình đến các dân tộc khác, thậm chí máu của
tướng, sĩ đồng bào mình cũng chẳng đáng để họ bận tâm. Nhưng,
đối với Hồ Chí Minh, “trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt
cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người”(6).
Lịch sử cũng từng chứng kiến những trận chiến, như Xích bích,
Oatéclô, Trân châu cảng… được xem là đại thắng và ngoạn mục từ
phía này, nhưng lại là thảm bại và bi kịch từ phía kia. Từ đó, có thể
thấy, Hồ Chí Minh thật là nhân ái khi cho rằng, không có trận đánh
nào đẫm máu mà đẹp, cho dầu đó là trận thắng lớn.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, tình cảm, lòng yêu thương con
người không chỉ là khởi nguồn của nhân cách, là giá trị, ý nghĩa
cuộc sống con người; tình cảm, lòng yêu thương còn có vai trò to
lớn trong sự hình thành và củng cố những phẩm chất, các đức tính
của nhân cách con người. Người từng viết: “Lòng mình chỉ biết vì
Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chí công vô tư.
Mình đã chí công vô tư, thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những
đức tính tốt như sau, ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có
năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”(7). Như vậy, sự hình thành
các đức tính của nhân cách con người không phải chỉ thông qua con
đường lý tính, bằng việc học thuộc các yêu cầu, những chuẩn mực
xã hội, hay những nguyên lý lý luận. Những yêu cầu, những chuẩn
mực, những nguyên lý đó còn là những giá trị; mà gi