master_boy_s2
New Member
Download miễn phí Độc tố nấm trong thức ăn chăn nuôi – Kẻ thù giấu mặt
Trước tình hình thực tế hiện nay, do giá thức ăn ngày càng cao, người chăn nuôi có khuynh hướng chọn loại nguyên liệu rẻ để làm thức ăn chăn nuôi do đó càng có nguy cơ thức ăn bị nhiễm độc tố cao. Các nghiên cứu khoa học công nhận rằng sự hiện diện của độc tố nấm mốc trong thức ăn ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc và thức ăn sẽ bị nhiễm độc là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất vật nuôi.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-06-04-doc_to_nam_trong_thuc_an_chan_nuoi_ke_thu_giau_m.H22kCfy3qk.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-68637/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Độc tố nấm trong thức ăn chăn nuôi – Kẻ thù giấu mặtNhận diện và cảnh giác với kẻ thù giấu mặt: Nấm mốc và độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi có ảnh hưởng xấu đến năng suất vật nuôi. Vì vậy luôn có những cuộc chiến để loại trừ chúng.
Đến nay có hơn 10.000 loài nấm được biết đến, đa số trong chúng chúng đều có lợi cho con người như trong việc sản xuất bánh mỳ, pho mát, kháng sinh, men... nhưng có khoảng 50 loài nấm mốc có mặt trong thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn (ngũ cốc) gây hại cho vật nuôi và con người vì chúng sản sinh ra độc tố, người ta thường gọi tên chúng là độc tố nấm mốc (mycotoxin). Trên toàn thế giới không có khu vực nào tránh khỏi tác hại của mycotoxin gây ra. Theo số liệu của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) thì khoảng 25% tổng số lượng ngũ cốc nhiễm mycotoxin. Tại Thái Lan, Indonesia & Philippin tổng chi phí hàng năm dành cho việc loại trừ Aflatoxin trong bắp và đậu phộng khoảng 290 triệu USD. Ngay cả ở khu vực Châu Âu, khi thực hiện những quy định gắt gao về việc quản lý nấm thì ước tính sự thiệt hại kinh tế do mycotoxin gây ra có thể lên đến mất mát lên hơn 1,4 tỷ USD cho những công ty Mỹ. (nhiều nhất cho các nhà chăn nuôi, sản xuất thức ăn gia súc và thực phẩm cho con người).
Hầu hết các quốc gia đều đưa ra qui định nghiêm ngặt về mức độ nhiễm độc tố nấm trong thức ăn gia súc, nhưng việc loại trừ hoàn toàn chúng là điều không thể, nhất là điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Châu Á. Một điều hết sức nan giải là trong khi nấm mốc - những tế bào sống – có thể bị tiêu diệt bằng các phương pháp cụ thể như nhiệt độ, axit… thì Mycotoxin lại là những chất độc hóa học rất bền vững hầu như không thể hủy bỏ được.
Trước đây người ta cho rằng, độc tố nấm mốc ở mỗi nơi có khác nhau do điều kiện địa lý của từng khu vực. Chẳng hạn như: độc tố Aflatoxin thì thường được tìm thấy ở khu vực nhiệt đới, trong khi đó thì độc tố Zearalenon thường tìm thấy ở xứ ôn đới. Nhưng ngày nay khi nguyên liệu thức ăn (khô dầu đậu nành, hạt hay bã bắp, dầu cọ...) được mua bán, chuyên chở từ khu vực này đến khu vực khác thì việc cộng hưởng của các loại mycotoxin là dễ xảy ra. Điều này là nổi ám ảnh cho các nhà chăn nuôi và họ luôn tìm cách để loại trừ, vì họ biết sự có mặt độc tố trong thức ăn không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà còn sản sinh ra các độc tố gây bệnh cho vật nuôi. Có thể kể điển hình là Aflatoxin – là độc tố của nấm Aspergillus flavus và parasiticus - có nhiều ở hạt bắp, đậu phọng và một vài loại hạt khác có chứa dầu. Nó không chỉ là độc tố nấm mốc gây nhiễm độc, gây rối loạn chức năng, gây suy giảm miễn dịch, thoái hóa gan thận mà còn gây chết gia súc trong trường hợp nhiễm độc hàm lượng lớn độc tố. Aflatoxin cũng được chứng minh là chất độc gây ung thư cho động vật thí nghiệm, do đó rất nguy hiểm đối với con người.
Các độc tố được điểm danh
Nấm/ mốc
Độc tố nấm
Thường có trong
Áspergillus flavus & A. parasiticus
Aflatoxin
Ngũ cốc và hạt có dầu
Aspergillus và Penicilium
Ochratoxin A
Lúa mạch, yến mạch, lúa mì, bắp
Furasium
Zearalenone
Bắp, đậu nành
Furasium
DON (vomitoxin)
Bắp, lúa mì
Furasium
T-2
Ngũ cốc
Furasium
Fumonisin B1
Bắp, lúa miến
Độc tố nấm là các chất chuyển hóa phát sinh trong quá trình phát triển của các loại nấm mốc. Sự có mặt của độc tố nấm mốc trong ngũ cốc và thức ăn chăn nuôi đã trở thành mối quan tâm đối với sức khỏe vật nuôi. Nấm có thể phát triển trong lúc canh tác, lúc thu hoạch, lúc dự trữ, lúc chế biến thức ăn, lúc bảo quản, lúc vận chuyển và ngay trong cả quá trình cho ăn (nếu máng ăn, máng uống không được vệ sinh thay rửa thường xuyên, thức ăn còn tồn đọng kéo dài…). Hiểu biết về nấm mốc, về độc tố và những tác hại của chúng để có những biện pháp phòng chống, bảo vệ vật nuôi và con người là cần thiết.
Nguy cơ và tác hại của Mycotoxin trong thức ăn chăn nuôi
Trước tình hình thực tế hiện nay, do giá thức ăn ngày càng cao, người chăn nuôi có khuynh hướng chọn loại nguyên liệu rẻ để làm thức ăn chăn nuôi do đó càng có nguy cơ thức ăn bị nhiễm độc tố cao. Các nghiên cứu khoa học công nhận rằng sự hiện diện của độc tố nấm mốc trong thức ăn ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc và thức ăn sẽ bị nhiễm độc là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất vật nuôi.
Mycotoxin không những hiện diện trong các hạt ngũ cốc, các loại hạt mà còn chuyển qua thịt, sữa, trứng và các sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản như tôm, cá. Vì thế độc tố nấm mốc trong thức ăn là nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe của người: Độc tố nấm mốc được vật nuôi hấp thu và truyền vào những sản phẩm của chúng như trứng, sữa và các sản phẩm thủy sản như tôm, cá. Độc tố này có thể gây hại đến sức khỏe con người nếu như ăn phải các sản phẩm từ chăn nuôi động vật mà bị nhiễm độc tố nấm tồn đọng trong sữa và thịt động vật. (Một số độc tố nấm gây ra ung thư, loại phổ biến nhất là Aflatoxin).
Các tác hại của Mycotoxin được ghi nhận trên vật nuôi
- Giảm lượng thức ăn vào, giảm năng suất sinh trưởng.
- Suy yếu hệ thống miễn nhiễm (giảm lượng kháng thể trong cơ thể)
- Gia tăng mức độ nhạy cảm đối với bệnh tật
- Hư hại các cơ quan nội tạng (gan, thận, bộ phận sinh dục)
- Năng suất sản xuất kém (giảm tỷ lệ thụ thai, sẩy thai, âm hộ sưng to, động dục giả)
- Mối nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng khi thực phẩm có nhiễm mycotoxin
Độc tố nấm. nguồn gốc, độ độc hại và dấu hiệu
Nấm/ mốc
Độc tố nấm
Thường có trong
Cơ quan mục tiêu
Dấu hiệu lâm sàng,thương tổn và hậu quả tiếp
Áspergillus flavus & A. parasiticus
Afatoxin
Ngũ cốc và hạt có dầu
Gan (heo, gia cầm)
Kém ăn, ngưng tăng trưởng, thiếu máu (xanh xao), da hơi vàng
Aspergillus và Penicilium
Ochratoxin A
Lúa mạch, yến mạch, lúa mì, bắp
Thận
Uống nhiều nước, ngưng tăng trưởng, thay đổi thức ăn kém, cật tái và phồng to
Furasium
Zearalenone
Bắp, đậu nành
Tử cung, buồng trứng âm hộ, dịch hoàn
Sẩy thai, viêm âm đạo, cằn cỗi, teo dịch hoàn, đẻ sớm, chết non
Furasium
DON (vomitoxin)
Bắp, lúa mì
Gan (heo)
Kém ăn, nôn mửa, chậm tăng trưởng, viêm ruột, tiêu chảy.
Furasium
T-2
Ngũ cốc
Miệng, dạ dày cơ
Cằn cỗi, nôn mữa, viêm dạ dày ruột, chết hoại miệng
Furasium
Fumonisin B1
Bắp, lúa miến
Phổi, tim heo
Phổi phù, chết hoại ở gan, tiêu chảy
Quản lý Mycotoxin trong sản phẩm chăn nuôi
Mycotoxin hiện diện phổ biến trong thức ăn chăn nuôi nhưng không dễ nhận diện và tác hại của chúng càng ngày càng được nhận diện rõ ràng hơn do có các nghiên cứu chuyên sâu. Những phân tích trong hạt ngũ cốc đã xác định được độc tố ở mức độ cực kỳ thấp mà trước đây không thể phát hiện được. Nay người ta đã phát hiện ra nhiều loại Mycotoxin với tỉ lệ pPhần mềm (1/1.000.000) thậm chí ppb (1/1.000.000.000). Để dễ hiểu ta có thể hình dung pPhần mềm tương đương với một hạt bắp trong 14 giạ hạt bắp, ppb tương đương với tỉ lệ 1 giây trên 31 năm.
Có nhiều nguyê...