sooiinlee

New Member

Download miễn phí Luận văn Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 6
1.1. Chứng minh trong tố tụng hình sự 6
1.2. Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự 19
1.3. Phạm vi - giới hạn chứng minh trong vụ án hình sự. Vấn đề xác định đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự cụ thể 47
Chương 2: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC 56
2.1. Những quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam về đối tượng chứng minh 56
2.2. Những quy định của luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới về đối tượng chứng minh 65
2.3. So sánh những quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam với những quy định của luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới về đối tượng chứng minh 75
Chương 3: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÓ 85
3.1. Thực tiễn hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự Việt Nam liên quan đến đối tượng chứng minh 85
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở Việt Nam liên quan đến đối tượng chứng minh 100
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

căn cứ vào những quy định này để xác định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự đã xảy ra. Chúng ta không chỉ phải căn cứ vào quy định của luật TTHS mà còn phải căn cứ vào quy định của luật hình sự bởi lẽ: Bộ luật tố tụng hình sự quy định những vấn đề phải chứng minh dưới dạng khái quát chung, còn luật hình sự quy định cụ thể những nội dung của vấn đề cần chứng minh. Chẳng hạn như: luật TTHS quy định phải chứng minh những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ TNHS của bị can, bị cáo. Nhưng những tình tiết nào là tình tiết tăng nặng TNHS, tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ TNHS lại do luật hình sự quy định mà chúng ta phải dựa vào những quy định này để xác định, chứng minh tình tiết tăng nặng TNHS, tình tiết giảm nhẹ TNHS nào đối với bị can, bị cáo trong vụ án cụ thể. Những quy định của luật TTHS và luật hình sự chính là những căn cứ để chúng ta dựa vào đó và đối chiếu, so sánh với vụ án cụ thể đã xảy ra để xác định được đối tượng cần chứng minh trong vụ án đó, bảo đảm được đầy đủ, không bị sót thiếu vấn đề gì. Nhưng trên thực tế khi một vụ án xảy ra chúng ta không thể biết ngay được nội dung và các tình tiết của vụ án đó mà đòi hỏi chúng ta phải chứng minh làm rõ những nội dung, tình tiết của vụ án có ý nghĩa pháp lý mà luật quy định cần chứng minh. Song nếu chúng ta cứ dựa vào những quy định của luật về đối tượng chứng minh và lần lượt chứng minh những vấn đề luật quy định xem trong vụ án cụ thể có những tình tiết gì, không có tình tiết gì so với quy định của luật là việc làm không hợp lý vì nó dẫn đến lãng phí về thời gian và chi phí cho việc điều tra, chứng minh. Bởi vậy, căn cứ vào những quy định của luật về đối tượng chứng minh, dựa vào tính chất, mức độ, hoàn cảnh của từng vụ án cũng như dựa vào những cức cứ đã được thu thập, những tình tiết đã được chứng minh trong quá trình chứng minh vụ án… những người THTT trong tư duy phải phân tích, đánh giá để xác định trong vụ án đó phải chứng minh những vấn đề gì? những vấn đề gì rõ ràng không xảy ra trong vụ án và không phải chứng minh. Đồng thời phải biết xác định những tình tiết quan trọng thuộc về bản chất của vụ án cần được chứng minh trước vì nếu có những tình tiết này thì mới phải chứng minh các tình tiết khác và ngược lại không có tình tiết này thì việc giải quyết vụ án có thể dừng ở giai đoạn sớm hơn nên không phải chứng minh các tình tiết khác.
Thông thường, khi nhận được tin báo tội phạm, các cơ quan THTT tiến hành kiểm tra, xác minh và xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm. Dấu hiệu của tội phạm phản ánh ở: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là hành vi có lỗi, hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong BLTTHS và phải ở mức độ đáng kể phải xử lý về hình sự. Nên khi xác định có hành vi nguy hiểm cho xã hội, tức là có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan THTT mới ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khi đó mới phải tiến hành điều tra để chứng minh những vấn đề tiếp theo trong vụ án, ngược lại nếu không có dấu hiệu của tội phạm hay có những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan THTT ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và lúc này không đòi hỏi phải chứng minh tiếp những vấn đề khác, đồng thời quá trình tố tụng chấm dứt ở đó. Cũng cần lưu ý rằng trong một số trường hợp tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng luật TTHS quy định chỉ khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người bị hại.
Trong trường hợp có dấu hiệu của tội phạm và đã khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan THTT tiến hành chứng minh các vấn đề tiếp theo của vụ án. Trong đó, nên tập trung vào chứng minh những vấn đề thuộc về bản chất của vụ án. Tức là chứng minh các yếu tố cấu thành tội phạm. Trong quá trình chứng minh chỉ cần xác định được không có một trong các yếu tố cấu thành tội phạm thì vụ án được đình chỉ điều tra và đương nhiên vấn đề chứng minh cũng không đặt ra nữa.
Nếu trong vụ án có đủ yếu tố cấu thành tội phạm và cơ quan THTT phải tiếp tục tiến hành chứng minh các vấn đề khác có liên quan đến vụ án thì cần lưu ý là phải biết dựa trên cơ sở những nội dung, tình tiết của vụ án đã được chứng minh và các chứng cứ đã thu thập được để xác định những vấn đề tiếp theo cần chứng minh và loại trừ những vấn đề rõ ràng không có trong vụ án và không phải chứng minh. Chẳng hạn như: Tội phạm mới được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì rõ ràng lúc này hậu quả của tội phạm chưa xảy ra nên đương nhiên không phải chứng minh hậu quả của tội phạm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả… Nếu tội phạm chỉ do một người thực hiện thì chỉ phải chứng minh nhân thân, những tình tiết tăng nặng TNHS, tình tiết giảm nhẹ TNHS... liên quan đến người đó. Còn trong trường hợp có đồng phạm thì phải chứng minh tính chất của đồng phạm, vai trò của từng người trong thực hiện tội phạm, nhân thân, các tình tiết tăng nặng TNHS, tình tiết giảm nhẹ TNHS... đối với từng người; Nếu người thực hiện tội phạm chưa thành niên thì phải chứng minh: tuổi, trình độ, phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của họ, điều kiện sinh sống và giáo dục… còn đối với người phạm tội đã thành niên thì không phải chứng minh những vấn đề đó hay khi đã chứng minh có các căn cứ miễn TNHS cho người phạm tội thì đương nhiên không phải chứng minh những tình tiết liên quan đến xác định TNHS và hình phạt…
Có những vấn đề chỉ phải chứng minh khi các cơ quan tố tụng hình sự áp dụng các biện pháp được luật TTHS quy định. Chẳng hạn khi áp dụng biện pháp ngăn chặn thì phải chứng minh có căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn đó đối với bị can, bị cáo.
Mặt khác, tuỳ từng trường hợp vào tính chất, hoàn cảnh của từng vụ án cũng như dựa vào thành quả của khoa học luật hình sự, luật TTHS mà xác định đối tượng chứng minh trong vụ án đó. Chẳng hạn như những tội phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác nếu có hậu quả xảy ra thì bắt buộc phải chứng minh: Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hay khả năng lao động. hay trong trường hợp phạm tội do lỗi vô ý thì theo khoa học luật hình sự sẽ không có động cơ, mục đích phạm tội, nên đương nhiên không phải chứng minh động cơ, mục đích phạm tội.
Trên đây, chúng tui đưa ra một số vấn đề liên quan đến việc xác định đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự cụ thể mà theo chúng tui việc áp dụng nó sẽ mang lại hiệu quả nhất định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên trong thực tiễn việc xác định đối tượng chứng minh trong vụ án và chứng minh nó có thể đan xen, chứ không phải lúc nào cũng tuần tự máy móc chứng minh xong vấn đề này rồi mới xác định và chứng minh vấn đề khác, bởi vậy cần có sự linh hoạt của những người THTT. Chún...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu về kiểm chứng bất biến của đối tượng sử dụng lập trình hướng khía cạnh Công nghệ thông tin 0
B Vận dụng công nghệ hướng đối tượng phát triển hệ thống quản lý, cấp chứng minh nhân dân điện tử Công nghệ thông tin 0
F Phân tích thiết kế hệ thống tái tạo chân dung đối tượng theo đặc tả của các nhân chứng Công nghệ thông tin 0
K Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên4 Luận văn Luật 0
L Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự Luận văn Luật 2
C Nghiên cứu so sánh về đối tượng chứng minh theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Liên bang Nga Luận văn Luật 0
T Đối tượng chứng minh trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên Tài liệu chưa phân loại 2
D Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng cao áp để xác định một số kim loại nặng trong các đối tượng môi trường Khoa học Tự nhiên 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Phân tích thiết kế hướng đối tượng quản lý khách sạn Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top