Download miễn phí Tiểu luận Đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn vào tiến trình hiện đại hóa văn hóa Việt Nam thế kỷ XX





Mục lục
 
I. Những đóng góp về nội dung tư tưởng của tiểu thuyết
1. Con người cá nhân xuất hiện như một vấn đề của văn học và xã hội.
2. Tiểu thuyết TLVD thể hiện tinh thần dân tộc thầm kín.
II. Những cách tân trong nghệ thuật của tiểu thuyết tự lực văn đoàn.
1.Những cách tân về kết cấu và cốt truyện.
2. Cách tân về kết cấu Tiểu thuyết.
3. Cách tân trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
4. Cách tân trong ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết TLVĐ.
Danh mục tài liệu tham khảo :
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đăng hậu đối. Tình yêu đi theo nhịp đập của trái tim chứ không theo sự xắp xếp của cha mẹ. Đó không phải là thứ tình yêu tài tử giai nhân hay những mối tình theo thông lệ xã hội. Mối tình của Dũng và Loan trong Đoạn Tuyệt, Mai và Lộc trong Nửa chừng xuân, Trương và Tuyết trong Đời mưa gió, Nhung và Nghĩa trong Lạnh Lùng..vv..Tất nhiên, để đến được với hạnh phúc họ gặp vô vàn những cản trở của gia đình trọng phú quý, cổ hủ và chính từ phía bản thân họ. Thế nhưng những rung động tinh tế trong tâm hồn mỗi nhân vật thì không thể nào giấu nổi.
Có thể nói một trong những cách tân quan trọng về nội dung tiểu thuyết TLVĐ là thay đổi cách nhìn về con người. Nhà văn đưa con người ra đấu tranh trực diện với xã hội cũ. Kết thúc tác phẩm có thể là những tương lai sáng lạn cho nhân vật hay còn để lại nhiều trăn trở trong lòng người đọc.
1.2. Con người cá nhân trong việc thể hiện thế giới nội tâm.
Phản ánh thế giới nội tâm là cách để tái hiện trọn ven con người theo đúng nghĩa. Truyện kể dân gian chỉ chú ý kể hành động của nhân vật. Thế giới nội tâm trong tác phẩm văn học Trung Đại có được chú ý nhưng chủ yếu qua tả cảnh, trao đổi thư từ và lối văn xướng họa.
Vào đầu thế kỉ xx là sự ra đời tiểu thuyết của Trọng Khiêm, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh..vv.. Thê giới nội tâm được miêu tả chân thật hơn. Song, nghệ thuật miêu tả thời kì này vẫn không thể vượt lên khỏi hoàn cảnh của tiểu thuyết chương hồi, không chiếu sáng được sự phân tích tâm lý vào nhân vật. Ngay cả Tố Tâm và Đạm Thuỷ cũng chỉ biết cách bày tỏ tình yêu qua thư từ, viện đến thơ đường luật.
Đến tiểu thuyết TLVĐ nội tâm nhân vật được phản ánh đầy đủ với nhiều cung bậc khác nhau. Chính Nhất Linh trong Viết và đọc tiểu thuyết đã khẳng định: “Những cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bên trong lẫn bề ngoài. Đặc tả một cách sinh động những trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả chuyển động mỏng manh tinh tế của tâm hồn.” Thạch Lam cũng tuyên bố: “Nhà tiểu thuyết có tài là nhà văn đã diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con người.” Giáo sư Phan Cự Đệ trong Tự Lực Văn Đoàn, con người và văn chương đã nhấn mạnh: “So với tiểu thuyết trước 1930, tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn đã đi sâu hơn nhiều vào thế giới nội tâm phong phú của con người.” Nét độc đáo trong miêu tả nội tâm nhân vật của các nhà văn này là đã nêu lên hàng đầu thế giới cảm giác ấy. “Đó là nét khu biệt nổi bật của tiểu thuyết TLVĐ.” (3)
Mở đầu và kết thúc truyện luôn bằng những đoạn tả về cảm giác. Từ đó nó có ảnh hưởng chi phối tới giọng điệu toàn tác phẩm. Đồng thời chúng ta bắt gặp rât nhiều những cụm từ chỉ cảm giác như: “có cảm tưởng như”, “cảm giác rằng”, “nhận thấy rằng”..vv..lặp lại như một điệp khúc. Chúng ta hãy thử làm một phép liệt kê sẽ thấy rõ điều này. Trong Đời mưa gió lặp lại các cụm từ này 25 lần, Lạnh Lùng 28 lần, Đẹp 22 lần, Con đường sáng 32 lần, Bướm trắng 34 lần..vv.. “Con người trong tiểu thuyết TLVĐ thường nhìn thế giới nội tâm và thế giới bên ngoài qua cảm giác. Họ nhìn và cảm nhận thế giới trên cơ sở cảm giác.” (3). Sở dĩ vậy vì khi con người được giải phóng khỏi những tín niệm cũ thì có nghĩa là giả phóng các giác quan. Cảm giác, đó là khởi điểm của tư duy để cảm nhận thế giới màu sắc, âm thanh xung quanh con người. Đến tiểu thuyết TLVĐ thế giới cảm giác trở thành một nét đặc trưng của cách tự sự mới với nhiều sự đa dạng, chồng chéo.
1.2.1 Thế giới cảm giác là một thế giới nội tâm độc lập.
Trong tiểu thuyết chương hồi truyền thống, nội tâm nhân vật chỉ là phương tiện để minh chứng cho hành động. Đến đây, thế giới nhiều cung bậc ấy hoàn toàn độc lập và có giá trị tự thân. Duy trong Con đường sáng đã có những dòng cảm xúc như thế: “Trong bầu trời thần tiên đột ngột hiện ra Duy cảm giác một cách mãnh liệt cái gì cũng trong sáng, thanh khiết đến cực độ, không khí không vương một mảnh bụi, ánh nắng trong hổ phách, từ ngọn lúa lay động lá cây phấp phới ở gần cho đến rặng tre ở chân trời, mọi vật đều nổi rõ…Duy ngây ngất đứng nhìn màu trời trong sáng trong lòng náo nức một sự ham muốn không bờ bến. Chàng cảm giác đột nhiên mình rơi vào một cảnh mộng, chung quanh là những mảnh trời huyền ảo mà chàng mong ước đã tuởng như không bao giờ đến được…”
1.2.2 Thế giới cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế.
Văn học truyền thống ưa thích những cảm giác mạnh như: đứt ruột, héo gan, khóc ngất, thét gào..vv..và biểu hiện ra bề ngoài dễ thấy. Ngược lại, các nhà văn TLVĐ luôn chú ý miêu tả những rung động tinh tế, mỏng manh nhất trong hồn người. Đó là những phần mờ tối, bí mật mà dường như chỉ nhân vật mới tự thấy được. Chương trong Đời mưa gió sống trong cảm giác cô đơn “ thấy lạnh thân thể, lạnh cả tâm hồn.” Loan trong Đôi bạn cảm giác “nỗi buồn lạnh lẽo thấm vào tâm hồn.” Nhung trong Lạnh Lùng nghe người yêu nói chuyện và có ý tưởng về một niềm hạnh phúc mới. Nhung cảm giác “ tâm hồn rạo rực và cảm động một cách mãnh liệt.” Khi gặp lại Mai trong lòng Lộc thấy “ nồng nàn, ngùn ngụt, tê tái”, còn Mai “nàng tự thấy hồi hộp, bẽn lẽn run sợ, nửa vì xúc cảm quá mạnh làm tiêu tán lòng quyết đoán khiến trái tim như ngừng đập…”
1.2.3 Thế giới cảm giác trong tiểu thuyết TLVĐ đầy biến động hư ảo với
Tuyết trong Đời mưa gió trộn lẫn bao cảm xúc trong lòng, khi thì thương tiếc, lo lắng, nhớ nhung khi thì hối hận. Có lúc cô sống với tâm trí nhẹ nhàng, khoan khoái lâng lâng. Đó là một phút quên lãng sự giả dối, những bó buộc khiến tâm hồn chân thật, phóng đãng, sục sôi. Nhưng có lúc Tuyết lại cảm giác chán nản, trống rỗng.
Loan trong Đoạn Tuyệt là cô gái đầy ý chí,bản lĩnh thế mà khi được tự do nàng đã sống trong bao nhiêu trạng thái cảm xúc: “Nàng hồi hộp lo sợ nhưng trong cái sợ có lẫn cả cái vui sắp được sống một cuộc đời tự lập không liên lụy đến ai và không ai quấy rầy mình được..” Đó còn là cảm xúc trái ngược nhau trước sự lựa chọn giữa hiện thực và tương lai: “Ngồi trong xe nhìn ra cảnh hàng phố và những người qua lại dưới trời mưa Nhung rạo rực, hối hận, nàng thấy nàng là một người hư hỏng và đời nàng là một đời bỏ đi, tan tác, rã rời như những cây ướt mưa bị gió dập hai bên đường. Nàng không ngờ đâu có ngày lại sa xuống thấp như thế này được. Nàng rưng rưng muốn khóc nhưng cùng với giọt lệ ứa ra rừ khóe mắt, Nhung thấy một nỗi sung sướng man mác nảy nở trong lòng với những điều ước vọng muộn màng về cuộc đời mới mẻ, đáng sống và tốt hơn cái đời nhơ nhuốc của nàng hiện giờ…”
1.2.4. Bên cạnh cảm giác vật chất con người trong tiểu thuyết TLVĐ còn có cảm giác tâm hồn - nhân vật có khả năng tự lắng lọc tâm hồn mình.
Đó là Trương trong Bướm trắng hướng tới một cuộc sống chơi bời hết mình nhưng vẫn tự vấn lương t
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Phân tích những thuật lợi - Khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của công ty du lịch An Giang Kiến trúc, xây dựng 0
T Xây dựng mô hình xác định mức phí đóng góp của cộng đồng dân cư trực tiếp hưởng lợi từ việc cải thiện môi trường sông Tô Lịch Khoa học Tự nhiên 0
G Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu của Nhà xuất bản Thống kê Luận văn Kinh tế 0
S Đóng góp của các yếu tố đầu vào (K, L, TFP) tới sự tăng trưởng của Việt năm trong giai đoạn 1993 - 2007 Luận văn Kinh tế 0
H đóng góp của Tự lực văn đoàn cho việc xây dựng một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. PTS. Văn học Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
T Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam Văn học 0
C Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua hai Văn học 0
T Hợp tác khu vực ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI và những đóng góp của Việt Nam Kinh tế quốc tế 4
Z Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học Văn học 2
N Những đóng góp của Thế Lữ vào giai đoạn văn học (1930-1945) Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top