ducky_duck3108

New Member
Download Một số đề Văn lớp 8 ôn tập học kỳ 1 miễn phí



- Thiên nhiên và con người quyện chặt vào nhau. Nói thiên nhiên là để nói về các chiến sĩ và ngược lại.
- Hai câu đầu xác định rõ tâm thế sáng tạo của Quang Dũng. Ba chữ “nhớ chơi vơi” được dùng rất sáng tạo (Thông thường không ai nói nhớ chơi vơi, nhưng trong bài thơ tái hiện lại những cảnh núi rừng trùng điệp, gợi lại những kỉ niệm ấm áp một đi không trở lại, nỗi nhớ bấy giờ không biết bám vào đâu, khái niệm nhớ chơi vơi tự nhiên có cơ sở và sức sống).
- Hai câu tiếp khái quát được hai đặc điểm nổi bật của thiên nhiên Tây Bắc là khắc nghiệt và thơ mộng, đồng thời bắt đầu đi vào miêu tả hành trình của người lính Tây Tiến. Câu“Mường Lát hoa về trong đêm hơi” rất gợi.
- Cảnh núi non được nhìn bằng con mắt của kẻ vượt núi nên cái dốc được miêu tả kĩ. Chiều cao của dốc đã được “đo” bằng hơi thở của người lính. Sự phối hợp thanh điệu trong đoạn thơ hết sức sinh động, có giá trị tạo hình rất cao.
- Nói về sự hi sinh của người lính, âm điệu câu thơ trầm lắng và chùng xuống. Tác giả có ý thức tránh nói trực tiếp đến từ “chết”.
- Vẽ lên cảnh “oai linh” của núi rừng, tác giả gián tiếp làm nổi rõ cái “oai linh” của các chiến sĩ can trường, dũng cảm.


Tóm tắt nội dung:

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Bài thơ ghi lại những nỗi nhớ thiết tha của Quang Dũng về một thời gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, lẫm liệt của đoàn binh Tây Tiến. Trong bốn đoạn của bài thơ, đoạn thơ trên (đoạn ba) có ý nghĩa quan trọng. Đó là dáng đoàn binh Tây Tiến được tả bằng ngòi bút giàu chất tạo hình, bằng cảm hứng lãng mạn, bi tráng. Nếu nói rằng màu sắc thẩm mĩ đặc biệt của bài thơ Tây Tiến chính là ở cảm hứng lãng mạn và âm hưởng bi tráng thì đoạn thơ này có lẽ là dẫn chứng tiêu biểu nhất. Đây cũng là định hướng cho sự cảm nhận. Nói cách khác, khi phân tích đoạn thơ, cần làm nổi bật cảm hứng lãng mạn, âm hưởng bi tráng trong ngôn từ, trong hình ảnh, nhịp điệu.
Về mặt phương pháp, căn cứ vào sự phát triển của nội dung cảm xúc, nên phân tích đoạn thơ này theo từng cặp câu.
B. DÀN BÀI:
I. MỞ BÀI:
- Khẳng định vị trí nổi bật của Tây Tiến trong dòng thơ ca viết về anh bộ đội của nền thơ kháng chiến chống Pháp.
- Nhắc qua những nội dung của hai đoạn thơ trước để đi đến các nội dung cảm xúc ở đoạn 3 này: dựng cả dáng đoàn binh, biểu hiện đời sống tâm hồn, ngợi ca lí tưởng cao cả và sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến.
II. THÂN BÀI:
1. Cặp câu thứ nhất:
dáng đoàn binh Tây Tiến được dựng tả bằng nét bút vừa hiện thực, gân guốc vừa lãng mạn, hào hùng. Biện pháp nghệ thuật tương phản giữa ngoại hình gầy gò, tiều tụy với sức mạnh tinh thần đã gây ấn tượng mạnh về vẻ đẹp khác thường của đoàn binh Tây Tiến.
2. Cặp câu thứ hai:
Sự biểu hiện chân thực đời sống tâm hồn mộng mơ của chàng trai Tây Tiến chứ không phải cái “mộng rớt”, “buồn rớt” như một thời nhiều người phê phán.
3. Cặp câu thứ ba:
Sự kết hợp hài hòa giữa bi (câu trước) và tráng (câu sau) để thành khúc ca bi tráng về lí tưởng người lính Tây Tiến. Tinh thần lãng mạn hào hùng, ý nguyện xã thân thanh thản và cao cả của một thế hệ qua các chữ “chẳng tiếc đời xanh”.
4. Cặp câu thứ tư:
Ca ngợi sự hi sinh bi tráng của người đồng đội Tây Tiến. Hình ảnh “áo bào thay chiếu” tăng thêm không khí cổ điển trang trọng... Từ “về đất” ca ngợi sự hi sinh thanh thản, vô tư. Khúc “độc hành” của dòng sông Mã đang gầm lên như dội vào nỗi xót đau, như tô đậm vẻ lẫm liệt cao cả của người lính Tây Tiến. Đoạn thơ khép lại bằng một âm thanh bi tráng. Âm hưởng thơ như còn ngân dài, vang xa mãi.
III. KẾT BÀI:
Đoạn thơ dựng nên bức tượng đài về đoàn binh Tây Tiến với những vẻ đẹp phong phú. Nó là kết quả của một tình cảm mến yêu, cảm phục sâu sắc, của một ngòi bút thi sĩ tài hoa.
***
ĐỀ 3
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lao nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Anh hay chị hãy nêu cảm nhận của mình về đoạn thơ trên.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Khi nêu cảm nhận về đoạn thơ trên, cần làm nổi rõ: Vẻ đẹp thơ mộng, duyên dáng, tình tứ của thiên nhiên, của con người Tây Bắc và tâm trạng nhớ chơi vơi của nhà thơ Quang Dũng.
Học sinh nên giảng tóm lược nội dung của các câu thơ trước đoạn này.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
Phần thân bài, cần làm nổi rõ các ý trọng tâm sau:
- Bên cạnh vẻ đẹp của núi rừng biên giới là cảnh sông núi miền Tây mênh mang, mờ ảo, thơ mộng.
- Thiên nhiên, qua vài nét chấm phá của Quang Dũng, hiện lên có hồn và tình tứ như con người.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
- Thi nhân không dùng bút pháp tả mà chỉ dùng bút pháp gợi:
Có nhớ dáng người trên độc mộc
- Như hòa hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên “dòng nước lũ”. Trên bức tranh thơ, có hai bông hoa rừng sóng đôi: Cô lái đò Châu Mộc dáng thon thả, uyển chuyển, dẻo dai trên lá thuyền đôc mộc và những bông hoa thực đang “đong đưa” bên bờ suối.
ĐỀ 4
Bình luận chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đây là kiểu bài bình luận một phương diện trong một tác phẩm thơ. Để tránh suy diễn hay lạc đề, cần hiểu rõ khái niệm “lãng mạn” (“lãng mạn” tích cực và “lãng mạn” tiêu cực). Từ đó, xác định được “chất lãng mạn” của bài thơ thuộc về “lãng mạn” tích cực, là một nửa linh hồn của bài thơ Tây Tiến, mang đến cho Tây Tiến một vẻ đẹp riêng và bất tử, khó trộn lẫn với các bài thơ có cùng mô típ tại thời điểm ấy.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:

1. Giải thích sơ lược khái niệm “lãng mạn”.
Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng bày tỏ mạch cảm xúc tràn trề của cái tui trữ tình, nói cách khác là cảm hứng thể hiện một cái tui đầy tình cảm, cảm xúc và có trí tưởng tượng phong phú, bay bổng. Bài thơ mang cảm hứng lãng mạn thường tô đậm cái phi thường, cái có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ. Nó thường xuyên sử dụng thủ pháp đối lập, phóng đại.
2. Những nội dung chớnh cần bình luận:
2.1. Vẻ đẹp lãng mạn của Tây Tiến:
Trước hết hiện lên qua bức tranh đầy ấn tượng bởi đèo cao, vực thẳm, tiếng gầm của thác và những cảnh tượng hoang vu.
Vẻ đẹp của Tây Tiến còn thể hiện ở những đường nét mềm mại, đầy chất thơ.
2.2. Tác giả đã xây dựng thành công hình ảnh một đoàn quân dũng cảm, coi thường cái chết.
2.3. Không chỉ kiêu dũng, can trường, sẵn sàng chấp nhận mọi hi sinh, những người lính Tây Tiến còn là “những thi sĩ mà không làm thơ”.
3. Đánh giá:
* Chất lãng mạn là một phương diện quan trọng tạo nên vẻ đẹp của bài thơ Tây Tiến.
* Đôi cánh lí tưởng, men say của cảm hứng đã đem đến cho bài thơ một âm hưởng khỏe khoắn, tràn đầy niềm tin. Trên nền của cái “bi”, cái “hùng” vẫn hiện lên như là yếu tố chủ đạo. Giữa hiện thực đầy thử thách gian lao, chất lãng mạn đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người lính, khiến họ vẫn vững vàng đi về phía trước.
ĐỀ 5
So sánh và phân tích những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng người lính của cuộc kháng chiến chống Pháp trong hai bài thơ: Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu.
GỢI Ý CỤ THỂ
1. Hai bài thơ cùng ra đời năm 1948. Hai nhà thơ đều cùng trong quân ngũ (nhà thơ quân đội). Cả hai sáng tác đều nói về vẻ đẹp của người chiến sĩ giai đoạn đầu của cuộc chống Pháp, tuy vậy, cũng có những nét khác nhau.
2. Người lính trong Tây Tiến:
a. Xuất thân:
Từ đô thành. Chiến sĩ Tây Tiến (trong đó có tác giả) phần đông ra đi từ Hà Nội ngàn năm thanh lịch. Họ là những thanh niên có học. Và vì vậy, có lúc họ hành động và suy nghĩ theo những mẫu hình chinh phu, hiệp khách trong sách vở, lại có lúc “Đêm mơ Hà Nội”.
b. Bối cảnh hoạt động:
Người lính Tây Tiến hiện ra trong khung cảnh rừng núi miền Tây Bắc Tổ quốc vừa hùng vĩ, vừa hiểm trở, hoang dại khác thường. Đó là những “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Đó còn là nơi “thác gầm thét”, “cọp trêu người”, khiến cho có k...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top