sweet_day_97

New Member
Download Đề tài Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu tại thôn Cẩm Trang, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang


A – ĐẶT VẤN ĐỀ

Cẩm Trang là một thôn lớn của xã Mai Trung – huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang. Người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính và rất không có ngành phụ. Tuy có một số hộ đan lát nhưng chủ yếu là tự cung tự cấp. Hiện nay, với sự phát triển kinh tế xã hội đã gây ra một số khó khăn trong thôn, khó khăn lớn nhất đó là mức sống của người dân còn thấp, trong khi thời gian nông nhàn nhiều, gây ra hiện tượng thất nghiệp vô hình. Chính vì vậy, việc mở thêm các ngành nghề mới là con đường cơ bản để cải thiện đời sống người dân.
Đó là lý do chúng tui lựa chọn xây dựng “Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu tại thôn Cẩm Trang – xã Mai Trung – huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang”
- Giảm tệ nạn xã hội, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
- Góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn ngoại thành.
10.4. Tính bền vững của dự án
Dự án được đưa ra rất phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội của thôn Cẩm Trang. Học phí mà học viên phải trả rất thấp mà những gì nhận được lại cao. Thời gian mở lớp đào tạo ngắn và trùng với thời gian nông nhàn của sản xuất nông nghiệp, không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân trong thôn. Việc điều tra và tính kinh phí chi tiết và hợp lý. Kinh phí vừa phải có thể thực hiện được. Sau khi hoàn thành khóa học, kinh phí có thể thu hồi được từ các sản phẩm của học viên và tạo ra công ăn việc làm cho bà con trong thôn một cách thường xuyên. Ngoài ra, những người được đào tạo cũng có thể truyền đạt lại kĩ năng, kinh nghiệm cho những người thân của mình chưa qua đào tạo để tăng thu nhập, cải thiện đời sống toàn thôn.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
A – ĐẶT VẤN ĐỀ 2
B – NỘI DUNG DỰ ÁN 3
I. Phân tích bối cảnh địa bàn thôn Cẩm Trang – xã Mai Trung – Hiệp Hòa – Bắc Giang 3
1.1. Đặc điểm tự nhiên 3
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 3
1.2.1. Dân số và lao động 3
1.2.2. Cơ sở hạ tầng 3
1.2.3. Thực trạng sản xuất 4
II. Phân tích và xác định các vấn đề khó khăn của địa phương 4
2.1. Khó khăn chính 4
2.2. Khó khăn trung gian 4
2.3. Khó khăn cụ thể 4
III. Phân tích và xác định các mục tiêu của dự án 6
3.1. Mục tiêu chung 6
3.2. Mục tiêu trung gian 6
3. 3 Mục tiêu cụ thể 6
IV. Xác định các đầu ra mong đợi của dự án 7
V. Phân tích và xác định các hoạt động của dự án 8
5.1. Họat động đi khảo sát địa bàn 8
5.2. Hoạt động thuê lớp học 8
5.3. Hoạt động xác định học viên 9
5.4. Hoạt động thuê giáo viên cho lớp học 10
5.5. Hoạt động mua các công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu cho lớp học 10
5.5.1. Mua công cụ học tập 10
5.5.2. Mua nguyên liệu đan lát 11
5.6. Hoạt động khai giảng lớp học 13
5.7. Hoạt động tổ chức thăm quan học hỏi kinh nghiệm 13
5.8. Hoạt động giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án 13
Trong quá trình đã mở lớp giảng dạy và học tập, thường xuyên giám sát việc thực hiện để có thể kịp thời giải quyết các vấn đề có thể xảy ra. 13
5.9. Hoạt động bế giảng lớp học 14
5.10. Hoạt động huy động vốn hỗ trợ 14
5.10.1. Cân đối thu chi: 14
VI. Phân tích và xác định các đầu vào cần thiết để triển khai hoạt động 16
6.1. Đầu vào cho họat động đi khảo sát địa bàn 16
6.2. Đầu vào cho hoạt động thuê lớp học 16
6.3. Đầu vào cho hoạt động xác định học viên 16
6.4. Đầu vào cho hoạt động thuê giáo viên cho lớp học 16
6.5. Đầu vào cho hoạt động mua các công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu cho lớp học 16
6.6. Đầu vào cho hoạt động khai giảng lớp học 16
6.7. Đầu vào cho hoạt động tổ chức thăm quan học hỏi kinh nghiệm 17
6.8. Đầu vào cho hoạt động giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án 17
6.9. Đầu vào cho hoạt động bế giảng lớp học 17
6.10. Đầu vào cho hoạt động huy động vốn hỗ trợ 17
VII. Xây dựng các kế hoạch dự kiến triển khai hoạt động dự án 18
Bảng 4: Bảng kế hoạch tổng hợp dự kiến triển khai hoạt động dự án 18
VIII. Các tổ chức thực hiện dự án và hỗ trợ vốn cho dự án 20
8.1. Chủ dự án: 20
8.2. Các tổ chức hỗ trợ vốn cho dự án: 20
8.3. Tổ chức triển khai thực hiện dự án: 21
IX. Phân tích rủi ro và dự kiến giải pháp giải quyết rủi ro 21
9.1. Phân tích rủi ro 21
9.1.1. Rủi ro bên trong 21
9.1.2. Rủi ro bên ngoài 21
9.2. Dự kiến các giải pháp cho từng rủi ro 21
9.2.1. Giải pháp cho rủi ro bên trong 21
9.2.2. Giải pháp cho rủi ro bên ngoài 22
X. Biện minh tổng thể cho dự án 22
10.1. Tính cần thiết của dự án 22
10.2. Tính phù hợp của dự án 22
10.3. Tính hiệu quả của dự án 23
10.3.1. Hiệu quả về mặt kinh tế 23
10.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội 24
10.4. Tính bền vững của dự án 25


B – NỘI DUNG DỰ ÁN

I. Phân tích bối cảnh địa bàn thôn Cẩm Trang – xã Mai Trung – Hiệp Hòa – Bắc Giang
1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.110 ha (tức 201 km2), trong đó đất nông nghiệp là 13.479 ha chiếm 67%.
Xã Mai Trung là một xã có diện tích khá lớn thuộc huyện Hiệp Hòa, giáp huyện Sóc Sơn – Hà Nội. Mai Trung bao gồm 7 thôn, trong đó Cẩm Trang là 1 thôn lớn có diện tích đất tự nhiên là 465 mẫu, trong đó đất sử dụng làm nông nghiệp chiếm 70,7%. Cẩm Trang nằm về phía Tây Nam của huyện và cách khá xa trung tâm thành phố Bắc Giang. Khí hậu thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân số và lao động
Số hộ trên địa bàn thôn Cẩm Trang là 647 hộ với 2820 khẩu. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 46,3% dân số thôn, tuy nhiên chủ yếu là lao động nông nghiệp. Lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 93% (số liệu năm 2010).
1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Hiện nay, tuy có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng trên địa bàn thôn Cẩm Trang diện tích đồng ruộng vẫn chiếm 1 tỷ lệ lớn, đường xá nhỏ bé, giao thông không mấy thuận lợi và chủ yếu vẫn là đường đất, chưa được bê tông hóa. Hệ thống song ngòi, mương máng nhiều và chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là chính.

1.2.3. Thực trạng sản xuất
Hàng đan lát trên địa bàn của thôn Cẩm Trang đã có từ thời xa xưa. Nhưng chủ yếu người dân thôn Cẩm Trang vẫn sống dựa vào nông nghiệp là chính. Vào thời gian nông nhàn của sản xuất nông nghiệp, bà con mới đan lát một số sản phẩm nhưng mang tính tự cung tự cấp. Việc đan lát chủ yếu tập trung vào hàng quang, thúng, rổ, rá, nong, nia... phục vụ trên địa bàn và các vùng lân cận. Ngoài ra, việc đan lát của địa phương không được tập trung và không có người quản lí, giám sát. Việc mua sắm nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm thường mang tính tự phát, sức tiêu thụ không lớn và dần bị thu hẹp do xã hội và hàng công nghiệp lấn áp, khó duy trì đảm bảo lâu dài. Đặc biệt là những năm gần đây, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng đã và đang diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tuy không có sự chuyển dịch mạnh nhưng việc đan lát các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp cũng không còn chỗ đứng như trước, thậm chí có một số hộ đã bỏ hẳn.
II. Phân tích và xác định các vấn đề khó khăn của địa phương
2.1. Khó khăn chính
Khó khăn chính thấy rõ của thôn Cẩm Trang đó là mức sống của người dân còn thấp
2.2. Khó khăn trung gian
Sở dĩ mức sống của người dân còn thấp là do:
- Thứ nhất là thu nhập đầu người thấp
- Thứ hai là do trình độ dân trí thấp
- Thứ ba là do điều kiện kinh tế xã hội không thuận lợi
2.3. Khó khăn cụ thể
Từng khó khăn trung gian sẽ bao hàm những khó khăn cụ thể của nó.
- Thứ nhất là thu nhập đầu người thấp:
+ Xuất hiện thất nghiệp vô hình (vì thời gian nông nhàn nhiều do sản xuất nông nghiệp là chủ yếu)
+ Số người ngoài độ tuổi lao động cao hơn số người trong độ tuổi lao động (vì không thực hiện kế hoạch hóa gia đình)
- Trình độ dân trí chưa cao:
+ Phổ cập giáo dục chưa hiệu quả. Tỷ lệ người học hết cấp 3 ít, thậm chí có người chỉ học hết cấp 1, cấp 2.
+ Sự tiếp cận các thông tin của người dân chưa được kịp thời.
- Điều kiện kinh tế xã hội không thuận lợi :
+ Thiếu vốn đầu tư phát triển
+ Cơ sở hạ tầng còn thấp kém: giao thông không thuận tiện…
→ Hướng giải quyết các khó khăn phải đi từ khó khăn cụ thể đến khó khăn trung gian. Khi giải quyết được các khó khăn cụ thể và trung gian mới có thể giải quyết được khó khăn chính.

III. Phân tích và xác định các mục tiêu của dự án
3.1. Mục tiêu chung
Nâng cao đời sống cho bà con trong thôn Cẩm Trang.
3.2. Mục tiêu trung gian
- Tăng thu nhập bình quân đầu người
- Mở mang kiến thức cho người dân
- Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
3. 3 Mục tiêu cụ thể
Trong từng mục tiêu trung gian, ta xác định được các mục tiêu cụ thể sau:
- Tăng thu nhập bình quân đầu người:
+ Tạo công ăn việc làm cho người trong thôn ( ngoài sản xuất nông nghiệp, vào những lúc nông nhàn)
- Mở mang kiến thức cho người dân:
+ Mở lớp đào tạo chuyên môn đan lát
+ Tổ chức đi tham quan học hỏi kinh nghiệm
- Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
+ Huy động vốn hỗ trợ phát triển
+ Tìm nhà đầu tư vốn
→ Muốn đạt được mục tiêu chung, mục tiêu bao trùm là cải thiện mức sống cho nhân dân thì phải thực hiện từng mục tiêu chung gian trước. Để đạt được mục tiêu trung gian phải làm thành công các mục tiêu cụ thể. Đó là mở được lớp đào tạo nghề cho nhân dân, tạo việc làm thường xuyên, tìm được mối tiêu thụ để tăng thu nhập.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích chi phí lợi ích mở rộng dự án điện gió bạc liêu Khoa học Tự nhiên 0
A Phân tích tác động môi trường và đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của dự án cải tạo mở rộng khai thác kinh doanh than - Mỏ than Cọc Sáu Luận văn Kinh tế 0
B Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo Luận văn Kinh tế 0
O Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Tân Tạo mở rộng Khoa học Tự nhiên 0
T Dự án Hồ Gươm Plaza mở bán với nhiều chính sách ưu đãi lớn Địa lý & Du lịch 0
N [Free] Giải pháp thúc đẩy mở rộng các dự án nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B Đơn vị tôi là Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. Đơn vị tôi có mở một tài khoản tạm giữ tiền Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
D Công ty cổ phần có 1 dự án đầu tư mở rộng kéo dài trên 36 tháng có giá trị theo thực tế là 5 tỉ đồng Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
K Mega Ruby Khang Điền – Dự án tâm huyết từ chủ đầu tư – Chuẩn bị mở bán vào giữa tháng 9 Tài chính, Chứng khoán 0
J Mở rộng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thủ Đô Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top