Download Đề tài Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Sau gần 22 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu. Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc chuyển sang hệ thống kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước. Thông qua quá trình hội nhập, các DN và nền kinh tế nước ta đã từng bước làm quen và tham gia thực sự vào cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các DN Việt Nam, các DN phải nỗ lực vươn lên để tồn tại và phát triển. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Năm 1998, tăng trưởng GDP giảm xuống 4% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, sau đó lại tăng lên đến 4,8% năm 1999. Trong những năm 2000 - 2003, tăng trưởng GDP tăng từ 6% đến 7% trong khi tình hình kinh tế thế giới đang suy thoái. Năm 2004, mức tăng GDP là 7,7% và năm 2005 là 8,4%, trong đó khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11% và khu vực dịch vụ tăng 8%. Nền kinh tế Việt Nam đang diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách rõ rệt, khu vực nông nghiệp đã giảm từ 21,7% năm 2004 xuống 19% năm 2005 trong khi khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng từ 40,1% năm 2004 lên 41% và khu vực dịch vụ tăng từ 38,2% lên 39%. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003 - 2007 đạt 8,04%. Tốc độ tăng trưởng của chúng ta trong năm 2007 trong khu vực chỉ đứng sau Trung Quốc (theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB).
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
- Đầu tư = tiết kiệm => s = đầu tư/sản lượng
- Đầu tư = vốn sản xuất => k = đầu tư/mức tăng trưởng
Từ đó 2 ông xây dựng được mô hình:
g = s/k
Trong đó : g tốc độ tăng trưởng kinh tế
s tỉ lệ tiết kiệm trong GDP
k hệ số ICOR
Hệ số ICOR còn được gọi là hệ số gia tăng vốn đầu ra (là tỷ số gia tăng giữa vốn và đầu ra), thể hiện rằng: vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, tiết kiệm của nhân dân và các công ty là nguồn gốc của đầu tư. Hệ số này hiện nay là thước đo quan trọng của các nước đang phát triển về việc sử dụng hiệu quả vốn. Nó thể hiện vai trò quan trọng của vốn cũng như của đầu tư tới sự tăng trưởng và phát triển.
Hạn chế của trường phái: Mô hình Harrod - Domar chỉ ra sự tăng trưởng kinh tế là do kết quả của tương tác giữa tiết kiệm và đầu tư và đầu tư là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế thì tăng trưởng kinh tế có thể xảy ra không phải vì lý do tăng đầu tư, hay ngược lại, nếu đầu tư có hiệu quả vẫn có thể dẫn đến không có sự tăng trưởng. Và kể cả trong trường hợp đầu tư có hiệu quả thì cũng chỉ có thể tạo nên sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn, chứ không thể đạt được trong dài hạn.
1.5. Căn cứ vào các lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái hiện đại:
Những yếu tố tác động đến tổng cung của nền kinh tế theo trường phái hiện đại: Nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ. Các yếu tố này được kế thừa từ trường phái tân cổ điển, và cũng thống nhất với hàm sản xuất Cobb_Douglas về những yếu tố tác động đến tăng trưởng.
g = t + aK + bL + cR
Samuelson gọi những yếu tố này là nguồn gốc của sự tăng trưởng. Và 1 nét đặc trưng quan trọng của nền kinh tế hiện đại là “ kỹ thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn”. Do đó, vốn được coi là cơ sở để phát huy tác dụng của các yếu tố khác.
Mặt khác, 1 mặt tiến bộ trong trường phái kinh tế hiện đại là ngày càng coi trọng vai trò của Chính phủ trong đời sống kinh tế. Theo Samuelson, trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, Chính phủ có 4 chức năng cơ bản: thiết lập khuôn khổ pháp luật, xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế, thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập. Qua các chức năng này, đặc biệt là các chức năng về kinh tế, Chính phủ đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong thúc đẩy các hoạt động đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, và qua đó ta thấy được vai trò của đầu tư trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.
2. Đầu tư kích thích tổng cầu nền kinh tế:
2.1. Vai trò của tổng cầu trong tăng trưởng kinh tế:
Các lý thuyết của trường phái kinh tế trước trường phái Keynes thường chủ yếu quan tâm đến vấn đề tổng cung, coi tăng tổng cung cũng chính là tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên bắt đầu vào những năm 30 của thế kỷ XX, các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng. Trước hoàn cảnh đó trường phái Keynes ra đời đánh dấu 1 sự phát triển mới của các lý thuyết kinh tế. Lý thuyết này đã nhấn mạnh đến tổng cầu, coi tổng cầu cũng như tổng cung là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
Keynes cho rằng tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc xác định sản lượng. Theo ông, thu nhập của các cá nhân được sử dụng cho tiêu dùng và tích lũy. Khi mức thu nhập tăng thì tiêu dùng có xu hướng giảm và tiết kiệm có xu hướng tăng. Việc giảm xu hướng tiêu dùng sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm, và đây chính là 1 trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế. Ông lý giải điều này như sau: Cầu tiêu dùng giảm dẫn đến hàng hóa ế thừa, không bán được. Trước tình hình đó, các nhà kinh tế bi quan về nền kinh tế sẽ giảm qui mô sản xuất, đồng thời thất nghiệp xảy ra, tệ nạn xã hội gia tăng. Tất cả những nguyên nhân đó sẽ làm tổng nền kinh tế trở nên trì trệ và tất yếu sẽ dẫn đến khủng hoảng.
Mặt khác cũng từ những lý luận trên ta thấy rằng khi cầu tiêu dùng tăng lên,các doanh nghiệp sẽ tích cực sản xuất, từ đó nâng cao tổng cung. Như vậy, tổng cầu kích thích tổng cung của nền kinh tế và tạo ra 1 mức sản lượng cân bằng mới cao hơn mức sản lượng cũ. Và như vậy nền kinh tế đã tăng trưởng.
2.2. Vai trò của đầu tư với tổng cầu:
2.2.1. Vai trò của đầu tư với tổng cầu thông qua mô hình số nhân của Keynes:
Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. Cụ thể như sau: mỗi sự gia tăng của vốn đầu làm tăng nhân công và tư liệu sản xuất, từ đó dẫn đến sự gia tăng của nhu cầu tiêu dùng và kéo theo đó là thu nhập. Thu nhập gia tăng lại làm tăng sự đầu tư mới. Quá trình này lặp đi lặp lại, kết quả là thu nhập sẽ gia tăng theo cấp số nhân nhờ sự gia tăng của đầu tư. Đó là nội dung của mô hình số nhân.
k = dR/dI = dR/dS = 1/(1- dC/dR )
Trong đó k hệ số nhân đầu tư
dR sự gia tăng thu nhập
dI sự gia tăng đầu tư
dS sự gia tăng tiết kiệm
dC sự gia tăng tiêu dùng
2.2.2. Vai trò của đầu tư thông qua các chính sách kinh tế:
Qua phân tích tổng quan về việc làm, Keynes đã đi đến kết luận, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế, những chính sách này nhằm nâng cao cầu tiêu dùng, đồng thời kích thích đầu tư. Theo ông nhà nước nên sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp. Ông đánh giá cao vai trò của các chính sách tài khóa và tiền tệ. Ông tán thành đầu tư của chính phủ vào công trình công cộng, đồng thời cũng phải đẩy mạnh và khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân.
Như vậy các chính sách của nhà nước có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích đầu tư, tăng cầu tiêu dùng và từ đó sản xuất phát triển - là nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
3. Đầu tư là cú huých bên ngoài thoát khỏi vòng luẩn quẩn:
Mô hình vòng luẩn quẩn của Samuelson:
Theo ông các nước có trình độ kinh tế phát triển thấp thường rơi vào vòng luẩn quẩn. Vòng luẩn quẩn này đưa các nước đang phát triển từ mức phát triển thấp đến thấp hơn, và gần như không thoát ra nổi tình trạng đó.
Tiết kiệm và đầu tư thấp
Thu nhập bình quân thấp Tốc độ tích lũy vốn thấp
Năng xuất thấp
Vậy phải có những giải pháp gì để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó? Samuelson cho rằng, giải pháp duy nhất để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó là cú huých từ bên ngoài, cũng có nghĩa là đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài chính là cú huých mạnh nhất, có hiệu quả nhất. Muốn vậy, các nước đang phát triển phải tạo ra các điều kiện thuận lợi nhằm kích thích đầu tư nước ngoài, cụ thể bằng các chính sách của nhà nước, bằng môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư. Đ...
Download Đề tài Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế miễn phí
Sau gần 22 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu. Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc chuyển sang hệ thống kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước. Thông qua quá trình hội nhập, các DN và nền kinh tế nước ta đã từng bước làm quen và tham gia thực sự vào cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các DN Việt Nam, các DN phải nỗ lực vươn lên để tồn tại và phát triển. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Năm 1998, tăng trưởng GDP giảm xuống 4% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, sau đó lại tăng lên đến 4,8% năm 1999. Trong những năm 2000 - 2003, tăng trưởng GDP tăng từ 6% đến 7% trong khi tình hình kinh tế thế giới đang suy thoái. Năm 2004, mức tăng GDP là 7,7% và năm 2005 là 8,4%, trong đó khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11% và khu vực dịch vụ tăng 8%. Nền kinh tế Việt Nam đang diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách rõ rệt, khu vực nông nghiệp đã giảm từ 21,7% năm 2004 xuống 19% năm 2005 trong khi khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng từ 40,1% năm 2004 lên 41% và khu vực dịch vụ tăng từ 38,2% lên 39%. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003 - 2007 đạt 8,04%. Tốc độ tăng trưởng của chúng ta trong năm 2007 trong khu vực chỉ đứng sau Trung Quốc (theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB).
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Tóm tắt nội dung:
huyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm. Đồng thời đầu tư chính là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất. 2 ông đã thiết lập mối quan hệ như sau:- Đầu tư = tiết kiệm => s = đầu tư/sản lượng
- Đầu tư = vốn sản xuất => k = đầu tư/mức tăng trưởng
Từ đó 2 ông xây dựng được mô hình:
g = s/k
Trong đó : g tốc độ tăng trưởng kinh tế
s tỉ lệ tiết kiệm trong GDP
k hệ số ICOR
Hệ số ICOR còn được gọi là hệ số gia tăng vốn đầu ra (là tỷ số gia tăng giữa vốn và đầu ra), thể hiện rằng: vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, tiết kiệm của nhân dân và các công ty là nguồn gốc của đầu tư. Hệ số này hiện nay là thước đo quan trọng của các nước đang phát triển về việc sử dụng hiệu quả vốn. Nó thể hiện vai trò quan trọng của vốn cũng như của đầu tư tới sự tăng trưởng và phát triển.
Hạn chế của trường phái: Mô hình Harrod - Domar chỉ ra sự tăng trưởng kinh tế là do kết quả của tương tác giữa tiết kiệm và đầu tư và đầu tư là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế thì tăng trưởng kinh tế có thể xảy ra không phải vì lý do tăng đầu tư, hay ngược lại, nếu đầu tư có hiệu quả vẫn có thể dẫn đến không có sự tăng trưởng. Và kể cả trong trường hợp đầu tư có hiệu quả thì cũng chỉ có thể tạo nên sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn, chứ không thể đạt được trong dài hạn.
1.5. Căn cứ vào các lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái hiện đại:
Những yếu tố tác động đến tổng cung của nền kinh tế theo trường phái hiện đại: Nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ. Các yếu tố này được kế thừa từ trường phái tân cổ điển, và cũng thống nhất với hàm sản xuất Cobb_Douglas về những yếu tố tác động đến tăng trưởng.
g = t + aK + bL + cR
Samuelson gọi những yếu tố này là nguồn gốc của sự tăng trưởng. Và 1 nét đặc trưng quan trọng của nền kinh tế hiện đại là “ kỹ thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn”. Do đó, vốn được coi là cơ sở để phát huy tác dụng của các yếu tố khác.
Mặt khác, 1 mặt tiến bộ trong trường phái kinh tế hiện đại là ngày càng coi trọng vai trò của Chính phủ trong đời sống kinh tế. Theo Samuelson, trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, Chính phủ có 4 chức năng cơ bản: thiết lập khuôn khổ pháp luật, xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế, thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập. Qua các chức năng này, đặc biệt là các chức năng về kinh tế, Chính phủ đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong thúc đẩy các hoạt động đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, và qua đó ta thấy được vai trò của đầu tư trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.
2. Đầu tư kích thích tổng cầu nền kinh tế:
2.1. Vai trò của tổng cầu trong tăng trưởng kinh tế:
Các lý thuyết của trường phái kinh tế trước trường phái Keynes thường chủ yếu quan tâm đến vấn đề tổng cung, coi tăng tổng cung cũng chính là tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên bắt đầu vào những năm 30 của thế kỷ XX, các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng. Trước hoàn cảnh đó trường phái Keynes ra đời đánh dấu 1 sự phát triển mới của các lý thuyết kinh tế. Lý thuyết này đã nhấn mạnh đến tổng cầu, coi tổng cầu cũng như tổng cung là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
Keynes cho rằng tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc xác định sản lượng. Theo ông, thu nhập của các cá nhân được sử dụng cho tiêu dùng và tích lũy. Khi mức thu nhập tăng thì tiêu dùng có xu hướng giảm và tiết kiệm có xu hướng tăng. Việc giảm xu hướng tiêu dùng sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm, và đây chính là 1 trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế. Ông lý giải điều này như sau: Cầu tiêu dùng giảm dẫn đến hàng hóa ế thừa, không bán được. Trước tình hình đó, các nhà kinh tế bi quan về nền kinh tế sẽ giảm qui mô sản xuất, đồng thời thất nghiệp xảy ra, tệ nạn xã hội gia tăng. Tất cả những nguyên nhân đó sẽ làm tổng nền kinh tế trở nên trì trệ và tất yếu sẽ dẫn đến khủng hoảng.
Mặt khác cũng từ những lý luận trên ta thấy rằng khi cầu tiêu dùng tăng lên,các doanh nghiệp sẽ tích cực sản xuất, từ đó nâng cao tổng cung. Như vậy, tổng cầu kích thích tổng cung của nền kinh tế và tạo ra 1 mức sản lượng cân bằng mới cao hơn mức sản lượng cũ. Và như vậy nền kinh tế đã tăng trưởng.
2.2. Vai trò của đầu tư với tổng cầu:
2.2.1. Vai trò của đầu tư với tổng cầu thông qua mô hình số nhân của Keynes:
Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. Cụ thể như sau: mỗi sự gia tăng của vốn đầu làm tăng nhân công và tư liệu sản xuất, từ đó dẫn đến sự gia tăng của nhu cầu tiêu dùng và kéo theo đó là thu nhập. Thu nhập gia tăng lại làm tăng sự đầu tư mới. Quá trình này lặp đi lặp lại, kết quả là thu nhập sẽ gia tăng theo cấp số nhân nhờ sự gia tăng của đầu tư. Đó là nội dung của mô hình số nhân.
k = dR/dI = dR/dS = 1/(1- dC/dR )
Trong đó k hệ số nhân đầu tư
dR sự gia tăng thu nhập
dI sự gia tăng đầu tư
dS sự gia tăng tiết kiệm
dC sự gia tăng tiêu dùng
2.2.2. Vai trò của đầu tư thông qua các chính sách kinh tế:
Qua phân tích tổng quan về việc làm, Keynes đã đi đến kết luận, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế, những chính sách này nhằm nâng cao cầu tiêu dùng, đồng thời kích thích đầu tư. Theo ông nhà nước nên sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp. Ông đánh giá cao vai trò của các chính sách tài khóa và tiền tệ. Ông tán thành đầu tư của chính phủ vào công trình công cộng, đồng thời cũng phải đẩy mạnh và khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân.
Như vậy các chính sách của nhà nước có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích đầu tư, tăng cầu tiêu dùng và từ đó sản xuất phát triển - là nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
3. Đầu tư là cú huých bên ngoài thoát khỏi vòng luẩn quẩn:
Mô hình vòng luẩn quẩn của Samuelson:
Theo ông các nước có trình độ kinh tế phát triển thấp thường rơi vào vòng luẩn quẩn. Vòng luẩn quẩn này đưa các nước đang phát triển từ mức phát triển thấp đến thấp hơn, và gần như không thoát ra nổi tình trạng đó.
Tiết kiệm và đầu tư thấp
Thu nhập bình quân thấp Tốc độ tích lũy vốn thấp
Năng xuất thấp
Vậy phải có những giải pháp gì để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó? Samuelson cho rằng, giải pháp duy nhất để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó là cú huých từ bên ngoài, cũng có nghĩa là đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài chính là cú huých mạnh nhất, có hiệu quả nhất. Muốn vậy, các nước đang phát triển phải tạo ra các điều kiện thuận lợi nhằm kích thích đầu tư nước ngoài, cụ thể bằng các chính sách của nhà nước, bằng môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư. Đ...