Download miễn phí Ebook Biện chứng là gì





Mục lục
Mục lục . 2
Giải nghĩa phép biện chứng . 3
Phép biện chứng của Hegel . 19
Biện chứng sau Hegel . 28



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a
không-b
(Nhưng chúng ta biết rằng từ qui tắc (3) lập luận ----------- thực chất cũng là một
a
suy luận hợp lệ. Do vậy từ (6) và (3) chúng ta có
a
không-a
(7) ----------- là một suy luận hợp lệ, bất kể các mệnh đề a và b nói về cái gì.
b
Nhưng (7) diễn tả chính xác điều chúng ta muốn chỉ ra – từ bất kỳ hai tiền đều mâu thuẫn
nhau, bất kỳ kết luận nào cũng có thể được rút ra.
Có thể nảy sinh ra một câu hỏi là liệu tình huống như thế vẫn đúng trong bất kỳ hệ thống
logic nào, hay liệu chúng ta có thể xây dựng một hệ thống logic tại đó các mệnh đề mâu
thuẫn nhau không đưa đến mọi mệnh đề. tui đã xem xét câu hỏi này, và câu trả lời là một hệ
thống như vậy có thể xây dựng được. Tuy nhiên, hệ thống sẽ trở thành một hệ thống cực kỳ
yếu. Nó chỉ còn lại rất ít các qui tắc suy luận thông thường, và chẳng có ngay cả qui tắc
modus ponens mà phát biểu rằng từ một mệnh đề có dạng “nếu p thì q” và với mệnh đề p,
chúng ta có thể suy ra q. Theo ý của tôi, một hệ thống như thế8 chẳng có hữu dụng gì cho
việc đưa ra các suy luận mặc dù có lẽ nó cũng mang lại đôi chút thú vị cho những người mà
đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng các hệ thống hình thức như vậy.
Đôi khi có ai đó nói rằng việc chúng ta có thể suy ra được bất kỳ thứ gì từ một cặp các
mệnh đề mâu thuẫn không hẳn khiến cho một lý thuyết mâu thuẫn trở thành vô dụng: thứ
nhất, lý thuyết này có thể tự bản thân nó thú vị ngay cả khi có mâu thuẫn; thứ hai, nó có thể
làm nảy sinh các đòi hỏi hiệu chỉnh để khiến nó trở nên nhất quán; và cuối cùng, chúng ta có
thể phát triển một phương pháp, thậm chí nếu đây là một phương pháp ad hoc (có tính đối
phó - ND) (chẳng hạn, trong lý thuyết Quantum, các phương pháp dùng để tránh các phân kỳ)
dùng để ngăn ngừa chúng ta khỏi việc tiếp nhận các kết luận sai vốn, xét về mặt logic, bắt
nguồn từ lý thuyết đó. Tất cả những điều này đều hoàn toàn đúng; nhưng một lý thuyết nước
8 Hệ thống được nói bóng gió đến là “phép giải tích của chủ nghĩa trực giác-nhị nguyên”, xem bài viết của tui
“On the Theory of Deduction I and II”, Proc. of the Royal Dutch Academy, 51, các số 2 và 3, 1948, mục 3.82 tại
p. 148 và 4.2 tại p. 322, và mục 5.32, 5.42 và chú thích 15. Dr. Joseph Kalman Cohen đã phát triển hệ thống này
ở mức độ chi tiết hơn. tui đưa ra một lý giải đơn giản về phép giải tích này. Tất cả các mệnh đề đều có thể được
thể hiện dưới dạng các mệnh đề tình thái (modal) về khả năng có thể. Từ “có thể p” và “có thể “nếu p thì q””,
chúng ta thực sự không thể có được “có thể q” (vì rằng nếu p mang giá trị sai, q có khả năng là một mệnh đề bất
khả). Tương tự, từ “có thể p” và “có thể không-p”, rõ ràng chúng ta không thể diễn dịch ra được mức độ khả thể
của tất cả các mệnh đề.
16
đôi (make-shift theory) như vậy làm nảy sinh những nguy hiểm đã được bàn luận đến trước
đây: nếu chúng ta có ý định nghiêm chỉnh sống chung với nó thì chẳng có gì thúc đẩy chúng
ta tìm kiếm một lý thuyết tốt hơn; và cũng nói theo một cách khác: nếu chúng ta tìm kiếm
một lý thuyết tốt hơn, thì chúng ta làm như thế là bởi vì chúng ta nghĩ rằng lý thuyết mà
chúng ta đã xem xét là một lý thuyết tồi, chứa đựng một số các mâu thuẫn nào đó. Sự chấp
nhận các mâu thuẫn ở đây cũng như mọi nơi khác tất phải dẫn tới việc kết liễu sự phê phán,
và do đó dẫn tới sự sụp đổ của khoa học.
Ai đó có thể thấy ở đây sự nguy hiểm của những cách nói thiếu chặt chẽ và ẩn dụ. Tính
thiếu chặt chẽ trong nhận định của các nhà biện chứng rằng các mâu thuẫn là không thể tránh
khỏi và rằng không cần thiết phải tránh chúng bởi vì chúng thực sự hữu ích dẫn đến lầm lạc
nguy hiểm. Nó dẫn đến lầm lạc bởi vì, như chúng ta đã biết, cái mà có thể được gọi là tính
hữu ích của các mâu thuẫn thuần túy chỉ là kết quả của quyết định của chúng ta trong việc
không sống chung với nó (một thái độ tuân theo qui luật về mâu thuẫn). Và nó nguy hiểm,
bởi vì để nói rằng các mâu thuẫn không cần thiết phải tránh, hay có lẽ ngay cả rằng chúng
không thể tránh khỏi, tất dẫn đến việc phá hủy khoa học, và phá hủy sự phê phán, nghĩa là
phá hủy lý tính. Có một điều cần nói rõ cho bất cứ ai mong muốn đi xa hơn trong việc
tìm kiếm chân lý và khai sáng trí tuệ là: anh ta nhất thiết phải, và thậm chí là có nhiệm vụ
phải, tự rèn luyện nghệ thuật diễn đạt mọi thứ sao cho rõ ràng và không mập mờ – ngay cả
khi điều này khiến ta phải từ bỏ những cái hay nhất định của phép ẩn dụ và những lời nói đa
nghĩa thông minh.
Do đó, tốt nhất chúng ta nên tránh một số kiểu diễn đạt nhất định. Ví dụ, thay vì việc sử
dụng các thuật ngữ mà chúng ta dùng để nói về chính đề, phản đề, và hợp đề, các nhà biện
chứng thường mô tả tam đoạn biện chứng bằng cách sử dụng thuật ngữ (“phủ định” ( của
chính đề)” thay cho “phản đề” và “phủ định của phủ định” thay cho “hợp đề”. Và họ thích sử
dụng thuật ngữ “mâu thuẫn” (contradiction) nơi các thuật ngữ như “tranh chấp” (conflict)
hay có lẽ cả “xu hướng đối lập” (opposing tendency) hay “lợi ích đối lập” (opposing
interest), v.v. không tỏ ra quá sai lạc. Cách sử dụng thuật ngữ của họ có lẽ sẽ không gây ra
nguy hại nếu như các thuật ngữ như “phủ định” và “phủ định của phủ định”, (và tương tự,
thuật ngữ “mâu thuẫn”) không có nghĩa rõ ràng và mạch lạc trong logic học, khác hẳn với
nghĩa sử dụng trong phép biện chứng. Trên thực tế, việc sử dụng sai các thuật ngữ này đã gây
ra nhầm lẫn đáng kể giữa logic học và phép biện chứng trong các bài luận của các nhà biện
chứng. Họ thường xuyên coi phép biện chứng như là một phần – phần tốt hơn – của logic
học, hay thi thoảng như là một bộ môn logic hiện đại, cách tân. Lý do thực sự của thái độ
17
như thế này sẽ được bàn đến ở phần sau. Ngay bây giờ tui chỉ muốn nói rằng phân tích của
chúng ta không đưa đến kết luận rằng phép biện chứng có một cái gì đó tương tự như logic
học. Vì lý do là logic học có thể được mô tả – có lẽ là chưa thật chính xác nhưng đủ để thỏa
mãn các mục đích hiện tại của chúng ta – như là một lý thuyết về sự diễn dịch. Chúng ta
không có bất kỳ lý do gì để tin rằng phép biện chứng có một cái gì đó liên quan quan đến sự
diễn dịch.
Tóm lại: phép biện chứng là gì – biện chứng theo nghĩa mà chúng ta có thể đưa được
một nghĩa rõ ràng vào tam đoạn biện chứng – có thể được mô tả như thế đó. Phép biện
chứng, hay chính xác hơn, lý thuyết về tam đoạn biện chứng, phát biểu rằng các quá trình
phát triển nhất định, hay các quá trình lịch sử nhất định, diễn ra theo một cách thức điển
hình nhất định. Do đó, nó là một lý thuyết thực nghiệm mô tả (empirical descriptive theory)
tương tự như, chẳng hạn, lý thuyết mà cho rằng hầu hết các sinh vật tăng kích cỡ (cơ thể)
trong m
 
Top