Download miễn phí Ebook Khoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1: Tinh thần khoa học
1. Yêu chân lý và dũng cảm trí tuệ
2. Trung thực trí tuệ
3. Độc lập trí tuệ
4. Nghi vấn khoa học
5. Tin tưởng khoa học
6. Khiêm tốn và rộng lượng
7. Tưduy không vụlợi
Chương 2: Phong cách khoa học trong lao động
1. Tính trật tự
2. Tính kếhoạch
3. Tập trung chú ý
4. Tính liên tục
5. Tính khẩn trương
Chương 3: Phong cách khoa học trong học tập
1. Nghe giảng
2. Ghi chép
3. Tựhọc
4. Thực tập
5. Làm bài, viết báo cáo
6. Thuyết trình
Chương 4: Vài đức tính cần thiết cho công tác khoa học
1. Óc quan sát
2. Trí nhớnhanh, bền
3. Tính tò mò tìm hiểu
4. Trí tưởng tượng phong phú
5. Nghịlực kiên trì
6. Năng khiếu
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-06-04-ebook_khoa_hoc_hoa_cach_suy_nghi_lam_viec_hoc_tap.QO5UbLekyz.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-67618/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
không nhầm lẫn trong tínhtoán trong làm kế hoạch.
Người sinh viên tập trung chú ý vào bài học sẽ học bài chóng thuộc.
Sự tập Trung chú ý đếu cần cho mọi lao động nhưng đòi hỏi cố gắng nhiều
hơn đối với lao động khoa học.
Khi quan sát, thí nghiệm, có tập trung chú ý mới không bỏ sót chi tiết nào
của hiện tượng, đôi khi chi tiết này lại có ý nghĩa khoa học lớn vì nó gợi ý
cho một suy nghĩ mới.
Tập trung chú ý vào sự đu dưa của cái đèn ba giây tre ở trần nhà thờ, nhà
thiên văn học Galilê đã chợt nghĩ tới thời gian của một dao động. Từ đó
ông suy nghĩ làm nhiều thí nghiệm và phát minh ra định luật đồng thì của
dao động trong vật lý học.
Tập trung chú ý vào quan sát, thí nghiệm là chú ý kiểm tra sự vận hành
của các dụng cụ, chú ý vào các thao tác thực nghiệm cho chính xác, chú ý
ghi chép đầy đủ rõ ràng số liệu vào sổ nhật ký, theo dõi cẩn thận các đối
tượng thí nghiệm, nhận xét được những biến cố nhỏ nhất trong thí nghiệm.
Nhà khoa học phải tập trung chú ý về vấn đề nghiên cứu, không phải chỉ
trong lúc quan sát, thí nghiệm mà cả lúc sưu tầm kiến thức trong tài liệu.
Tập trung chú ý vào tài liệu là về mỗi vấn đề, phải xem xét rất cặn kẽ, thấu
đáo, nghiên cứu tỉ mỉ từng khía cạnh, chi tiết, tóm lại, thu thập đầy đủ kiến
thức về vấn đề đó. Tất nhiên phải tham khảo thật nhiều tài liệu, tư liệu
trong sách, tư liệu điều tra thực tế có liên quan.
Để chuẩn bị cho công trình luận về Tư Bản, Mác đã phải đọc rất nhiều tác
phẩm về các vấn đề rất đa dạng và thu thập trong nhiều năm một khối
lượng sự kiện rất lớn.
Còn khi viết quyển “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nước Nga”, Lênin
đã đọc 583 cuốn sách, chưa kể các tài liệu điều tra khác.
Tập trung chú ý vào kiến thức còn là, đối với các vấn đề khó hiểu trong
sách, phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Chỗ nào chưa hiểu, chưa rõ, phải đánh
dấu để tiếp tục tìm hiểu thêm bằng đọc thêm sách, nghe giảng thêm, trao
đổi, mạn đàm với người khác…
Ngày nay, khi xem lại cuốn sách ma Lênin đã đọc qua, quyển nào, trang
nào cũng đầy những chấm, gạch và ghi chú…chứng tỏ Lênin đã tập trung
chú ý cao độ khi đọc.
Khi đã có khối lượng kiến thức đáng kể trong đầu, người nghiên cứu phải
tập trung chú ý để phân tích, tổng hợp hàng mớ sự kiện, tìm mối quan hệ
giữa chúng, suy nghĩ giải thích các mâu thuẫn nảy sinh từ các mối quan hệ
này, hệ thống lại các mối quan hệ, nhằm xây dựng học thuyết khoa học.
Như vậy, sau giai đoạn tập trung chú ý thụ động trong quan sát, thí
nghiệm, thu thập kiến thức, có giai đoạn tập trung chú ý tích cực nhằm xây
dựng định hướng luật, học thuyết.
Nếu tập trung chùm tia sáng vào tờ giấy, giấy sẽ bốc lửa. Còn nếu tập
trung sức lực vào một vấn đề duy nhất, tia lửa sáng tạo sẽ nảy sinh.
Sự tập trung chú ý liên tục vào vấn đề nghiên cứu giải thích sự đãng trí
của nhà khoa học.
Nhà triết học cổ Hi Lạp Acsimét tập trung chú ý vào một bài giải hình học
tới mức không biết thủ đô đã bị quân lính La Mã xâm lăng. Khi ông đang
vẽ những hình trên bảng cát thì một tên lính xộc vào với thanh kiếm sắc
trong tay. Ông nói to: không được đụng vào các đường tròn cua ta. Vừa
dứt lời, ông ngã gục dưới nhát kiếm của tên lính.
Nhà vật lý học Niutơn có mời bạn tới ăn cơm trưa chủ nhật tại nhà. Đến
trưa, khách đến thấy bàn ăn không có ai - chủ vẫn làm việc trên gác - tự
động ăn nửa con gà rồi về. Lúc quá trưa, Niutơn chợt thấy bụng đói,
xuống buồng ăn, thấy còn nửa con gà, ông lẩm bẩm: Mình vô tâm thật, đã
ăn rồi mà không biết, và lại lên gác làm việc tiếp.
Các thiên tài khoa học đều là những người tập trung chú ý cao độ vào các
vấn đề nghiên cứu.
Chính sự tập trung này đã cho phép các thiên tài hoàn thành trong đời họ
tất cả cái gì mà một số lớn người bình thường cũng nhằm mục đích đó,
không thực hiện nổi.
Thiên tài chỉ một phần nhỏ do bẩm sinh, mà phần đáng kể do sự rèn luyện
thường xuyên khả năng tập trung, tập trung liên tục.
Một nhà vật lý học mô tả sự tập trung chú ý của nhà bác học Anxtanh như
sau:
Nhiều khi đang ngồi nói chuyện vui vẻ, bỗng nhiên Anxtanh đứng dậy,
hay vẫn ngồi yên không động, nét mặt vẫn như cũ. Nhưng mọi người đều
cảm giác hầu như Anxtanh đã biến mất. Còn Anxtanh đã biến mất. Còn
Anxtanh thì không còn nghe gì nữa, không còn thấy gì nữa, tất cả cái nhìn
hầu như quay hẳn vào bên trong. Tất cả bên ngoài dù im lặng đến đâu hay
dù đang náo nhiệt đến đâu cũng hầu như đều biến mất đối với Anxtanh.
Có không ít bạn trẻ không làm sao tập trung chú ý vào việc. Làm việc gì
cũng thấy bụng dạ bồn chồn, làm quấy quả cho xong, hay vừa làm vừa
suy nghĩ về đủ mọi chuyện. Kết quả là không có việc gì được làm chu đáo,
cẩn thận. Đây là một khuyết điểm đáng lo ngại vì nó sẽ làm ta trở thành
người lao động thiếu trách nhiệm.
Trong các người không khả năng tập trung chú ý, có rất nhiêu người có đủ
khả năng trí tuệ ở mức độ có thể thực hiện tập trung nhưng họ không chú
ý đến việc rèn luyện này. Họ đủ “vốn” cần thiết nhưng không quan tâm tới
huy động cái “vốn” đó.
Thật là sự “lãng phí” trí tuệ đáng tiếc.
Người trẻ tuổi có nhiều cách rèn luyện tính tập trung như học ngoại ngữ
theo đài, đánh cờ, giải các bài toán đố…
Đối với người lớn tuổi cần có một nghị lực lớn hơn.
Phải kiểm tra trí tuệ của mình và đặt một chương trình nhằm thực hiện ý
đồ này. Phải suy nghĩ tập trung vào chương trình, vào nội nung và biện
pháp thực hiện.
Về từng vấn đề cần giải quyết, ta phải cố gắng suy nghĩ tập trung trong
thời gian cần thiết để tìm giải pháp. Cứ làm như thế, ta dần dần có thói
quen tập trung.
Muốn tập trung có hiệu quả, phải biết gác sang bên cạnh, sự lo lắng, buồn
nản, ghen tị,… để suy nghĩ về vấn đề mình đang quan tâm. Ta sẽ phát
triển được khẳ năng tự kiểm tra các ý nghĩ, gạt bỏ những ý nghĩ mung
lung. Vô ích.
Làm chủ được suy nghĩ, ta sẽ làm chủ được tình cảm, tức sự ham muốn,
say mê. Chủ động được trí tuệ và tình cảm sẽ dẫn tới thành công trong mọi
việc.
Nên rèn luyện trẻ nhỏ tập trung chú ý vào y phục. Trước khi ra ngoài, phải
kiểm tra quần áo có sạch sẽ không, đầu tóc có chảu gọn gàng không, khuy
áo có sộc sệch không, guốc dép có đứt quai không?
Ngoài ra cũng tập cho trẻ nhỏ tập trung chú ý vào việc gìn giữ nơi ở, nơi
học luôn luôn trật tự, gọn gàng, sạch sẽ.
Từ chỗ quen tập trung chú ý vào sự vật cụ thể, các em sẽ quen với sự tập
trung chú ý vào mọi sự vật và hiện tượng sau này.
4. Tính liên tục
“Nước chảy mãi, đá cũng phải mòn”
Tính liên tục là khả năng kéo dài hoạt động của trung khu thần kinh,
không cho phép nó gián đoạn đột ngột, thay đổi nhanh chóng, không có
chuyển tiếp.
Đây là kéo dài sự tập trung chú ý vào một sự vật. Có thể lấy thí dụ ở nhà
toán học ngồi hàng giờ ở bàn làm việc, không dứt n...