Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục

Lời giới thiệu 3

Chương một
Triết học cổ điển và hiện đại

I. Không gian và thời gian 5
II. Con người vũ trụ 8
A- Vũ trụ với con người là một hệ hữu hạn và hở 8
B- Con người vật chất và tinh thần 9
C- Quan hệ giữa con người với vũ trụ 10
III. Thiên bàn của tử vi 13
A- Bát quái 13
B - Thiên bàn của tử vi 15

Chương hai
Âm dương ngũ hành, thập nhị địa chi

I. Sự ra đời của âm dương ngũ hành thập nhị địa chi 17
II. Cấu trúc vũ trụ 19
III. Âm dương ngũ hành thập nhị địa chi trên cơ thể người 21
IV. Âm dương ngũ hành thập nhị địa chi trong Tử vi 30
A- Thời gian với ngày giờ tháng năm 30
B- Âm dương ngũ hành thập thiên can, thập nhị địa chi trong Tử vi 34
C- Tử vi và thần thức 37
chương ba
Dịch lý và cơ thể người

I - Phủ tạng 38
A- Tạng 38
B- Phủ 39
C- Phủ kỳ hằng 41
D- Quan hệ giữa các phủ, tạng khiếu 41
II. Hệ Kinh Lạc 43
A- Mười hai chính kinh 47
1. Kinh thủ thái âm phế 48
2. Kinh thủ dương minh đại trường 49
3. Kinh túc dương minh vị 50
4. Kinh túc thái âm tỳ 51
5. Kinh thủ thiếu âm tâm 52
6. Kinh thủ thái dương tiểu trường 53
7. Kinh túc thái dương bàng quang 54
8. Kinh túc thiếu âm thận 55
9. Kinh thủ quyết âm tâm bào 56
10. Kinh thủ thiếu dương tam tiêu 57
11. Kinh túc thiếu dương đởm 58
12. Kinh túc quyết âm can 59
B- Bát mạch kỳ kinh 60
1. Mạch đốc 61
2. Mạch nhâm 62
3. Mạch xung 63
4. Mạch đới 64
5. Mạch dương kiểu 65
6. Mạch âm kiểu 66
7. Mạch dương duy 67
8. Mạch âm duy 68
C- Mười hai kinh nhánh 69
1. Kinh nhánh của hai kinh bàng quang và kinh thận ở chân 70
2. Kinh nhánh của kinh đởm, kinh can 71
3. Kinh nhánh của kinh vị và kinh tỳ ở chân 72
4. Kinh nhánh kinh tiểu trường và kinh tâm ở tay 73
5. Kinh nhánh của kinh tam tiêu, kinh tâm bào ở tay 74
6. Kinh nhánh của kinh đại trường và kinh phế ở tay 75
D- 15 lạc mạch 76
1. Lạc của thủ thái âm phế 77
2. Lạc của thủ dương minh đại trường 77
3. Lạc của túc dương minh vị 78
4. Lạc của túc thái âm tỳ 78
5. Lạc của thủ thiếu âm tâm 79
6. Lạc của thủ thái âm tiểu trường 79
7. Lạc của túc thái dương bàng quang 80
8. Lạc của túc thiếu âm thận 80
9. Lạc của thủ quyết âm tâm bào 81
10. Lạc của thủ thiếu dương tam tiêu 81
11. Lạc của túc thiếu dương đởm 82
12. Lạc của túc quyết âm can 82
13. Lạc của mạch đốc 83
14. Lạc của mạch nhâm 83
15. Đại lạc của tỳ 84
E- Mười hai cân kinh 85
1. Kinh cân thái dương bàng quang ở chân 86
2. Kinh cân thiếu dương đởm 87
3. Kinh cân dương minh vị ở chân 88
4. Kinh cân thái âm tỳ ở chân 89
5. Kinh cân thiếu âm thận ở chân 90
6. Kinh cân quyết âm can ở chân 91
7. Kinh cân thái dương tiểu trường ở tay 92
8. Kinh cân thiếu dương tam tiêu ở tay 93
9. Kinh cân dương minh đại trường ở tay 94
10. Kinh cân thái âm phế ở tay 95
11. Kinh cân quyết âm tâm bào ở tay 96
12. Kinh cân thiếu âm tâm ở tay 97
G- Mười hai khu da 98
H - Những quan niệm khác nhau về hệ kinh lạc của thân thể 98

Chương bốn
Nhịp sinh học và hệ dự báo theo thời sinh

I. Lược sử chiêm tinh học 100
A- Tổng số lá số 101
B- Số lượng sao 104
1. Số sao trong chính thư 105
2. Số sao trong tạp thư 107
3. Chòm lưu niên 108
C- Tử vi Việt Nam 109
1. Các sao 109
2. Đại tiểu hạn 110
D- Những thuật ngữ cần biết 111
II. Lập số và an sao 113
A- Các khái niệm 113
B- Xác định cung an mệnh viên và cung an thân 117
C- An sao 124
1. Chính tinh 124
2. Sao an theo giờ sinh 128
3. Sao an theo tháng sinh 129
4. Sao an theo địa chi năm sinh 130
5. Sao an theo thiên can năm sinh 132
6. Cách an các sao tổng hợp, phức tạp 136
7. An đại hạn - Tiểu hạn - Nguyệt hạn 140
8. Chín sao lưu niên 140
D- ý nghĩa của các sao trên địa bàn 141

Chương năm
Nhịp sinh học với dịch học trong chiều dài cuộc sống nhân thể

I. Các thiên thể và các sao trong Tử vi 150
A- Đặc điểm của các thiên thể 150
B- Đặc điểm của các sao trong Tử vi 152
II. Mối quan hệ của các sao trong Tử vi với kinh mạch trên nhân thể 158
A- Trời và người 158
B- Mối quan hệ của mười bốn chính tinh với hệ kinh lạc 160
1. Kinh thiếu âm tâm, kinh thái dương tiểu trường với sao Thiên tướng, sao Thái dương 162
2. Kinh thái dương tiểu trường và sao Thái dương 163
3. Kinh quyết âm can, kinh thiếu dương đởm với sao Thái dương và sao Thiên đồng 163
4. Kinh thái âm tỳ, kinh dương minh vị với sao Thiên lương, Liêm trinh 164
5. Kinh thiếu âm thận, kinh Thái dương bàng quang với sao Tham lang và sao Cự môn 165
6. Kinh thái âm phế, kinh dương minh đại trường với sao Phá quân và sao Vũ khúc 167
7. Kinh quyết âm tâm bào, kinh thiếu dương tam tiêu với sao Thất sát, sao Thiên cơ 168
8. Mạch nhâm, mạch đốc với sao Thiên phủ sao Tử vi 169
C- Mối quan hệ của nhóm hung tinh và hệ kinh lạc 170
1. Mạch xung với sao Kình dương 171
2. Mạch đới và sao La Đà 171
3. Mạch dương kiểu, mạch âm kiểu với sao Hoả tinh, Linh tinh 172
4. Mạch dương duy, mạch âm duy với sao Thiên không và sao Địa kiếp 172
D- Mối quan hệ của các nhóm sao còn lại với hệ kinh lạc 173
1. Vòng Tràng sinh và mười hai kinh nhánh 173
2. Vòng Thái tuế và mười hai khu da 175
3. Vòng Lộc tồn và mười lăm lạc mạch 175
4. Hai mươi tám sao còn lại và các kinh cân 175
III. áp dụng Tử vi vào Y học và giáo dục 180
A- áp dụng Tử vi vào việc xác định bệnh bẩm sinh 180
B- áp dụng Tử vi vào việc phát hiện năng lực cá nhân 181
C- áp dụng Tử vi vào việc chọn nghề và nguồn thu nhập tài chính 182
D- áp dụng Tử vi vào việc phát hiện tính cách và tướng mạo của người kết hôn 184
E- áp dụng Tử vi vào việc chọn người cho việc 187

Chương sáu
Tinh tú trên địa bàn với tâm sinh lý và xã hội học

I. Phép dự báo 189
A- Hàm số Tử vi 189
B- Phép đoán số 191
C- Một số điều cần chú ý 192
II. Nhận thức 12 cung của mệnh bàn (Thiên bàn của Tử vi) 193
A. ý nghĩa các sao ở cung Mệnh 198
B. ý nghĩa các sao ở cung Huynh Đệ 209
C. ý nghĩa các sao ở cung Phu Thê 212
D. ý nghĩa các sao ở cung Tử tức 215
E. ý nghĩa các sao ở cung Tài bạch 218
G. ý nghĩa các sao ở cung Tật ách 221
H. ý nghĩa các sao ở cung Thiên di 224
I. ý nghĩa các sao ở cung Nô 227
K. ý nghĩa các sao ở cung Quan 230
M. ý nghĩa các sao ở cung Điền 233
N. ý nghĩa các sao ở cung Phúc đức 236
P. ý nghĩa các sao ở cung Phụ mẫu 239
III. Bàn về cung thứ 13 - cung Thân 241
IV. Bàn về cách của sao trên Địa bàn (Mệnh cách) 245
V. Bàn về vận hạn 250
A- Bàn về Đại hạn 250
B- Bàn về Tiểu hạn 251
C- Bàn về các sao nhận hạn 253
VI. Bàn về các sao và hệ kinh mạch trên nhân thể
1. Sao Tử vi (mạch đốc 13) 268
2. Sao Thiên cơ (kinh tam tiêu 10) 269
3. Sao Thái dương (kinh tiểu trường 6) 270
4. Sao Vũ khúc (kinh đại trường 2) 271
5. Sao Thiên đồng (kinh đởm 11) 272
6. Sao Liêm Trinh (kinh vị 9) 273
7. Sao Thiên phủ (mạch nhâm 14) 274
8. Sao Thái âm (kinh can 12) 274
9. Sao Tham lang (kinh thận 8) 275
10. Sao Cự môn (kinh bàng quang 7) 276
11. Sao Thiên tướng (kinh tâm 5) 277
12. Sao Thiên lương (kinh tỳ 4) 278
13. Sao Thất sát (kinh tâm bào 9) 279
14. Sao Phá quân (kinh phế 1) 280
15. Sao Văn xương (kinh cân đại trường 50) 281
16. Sao Văn khúc (kinh cân đại trường 51) 282
17. Tả phụ, hữu bật (kinh cân tiểu trường 52) 283
18. Sao Thiên khôi, Thiên Việt (kinh cân tâm 54) 284
19. Sao Lộc tồn (lạc mạch…) 284
20. Sao Thiên mã (kinh cân vị 56) 285
21. Sao Hoá lộc (hậu môn 22) 285
22. Sao hoá khoa (miệng 22) 285
23. Hoá quyền (mũi 23) 286
24. Sao Hoá kỵ (cửa tiểu tiện 24) 286
25. Sao Kình dương (mạch xung…) 287
26. Sao đà la (mạch đới 16) 288
27. Hoả tinh (mạch dương kiểu 20) 288
28. Sao Linh tinh (mạch âm kiểu 19) 289
29. Thiên không, địa kiếp (mạch dương duy 17 ...) 289
30. Thiên thương, thiên sứ chủ về hư hao 290
31. Sao Thiên hình (kinh cân tâm bào 57) 290
32. Sao Thiên diêu (kinh cân thận 58) 291
33. Thiên khốc, thiên hư 291
34. Tuần trung không vong 291
35. Bác sĩ diêu (lạc mạch…) 292
36. Lực sĩ (lạc mạch tâm 39) 292
37. Thanh long (lạc mạch tiểu trường 40) 292
38. Tướng quân (lạc mạch thận 42) 292
39. Tấu thư (lạc mạch tâm bào 43) 292
40. Phi liêm (lạc mạch tâm bào 44) 293
41. Hỉ thần (lạc mạch đởm 45) 293
42. Bệnh phù (lạc mạch can 46) 293
43. Phục binh (lạc mạch phế 48) 293
44. Quan phủ (lạc mạch đại trường 49) 293
45. Đại tiểu hao (lạc mạch đốc 47…) 294
46. Điếu khách (khu da…) 294
47. Quan phù (khu da…) 294
48. Bạch hổ (khu da…) 294
49. Tang môn (khu da…) 295
50. Long trì, phượng các 295
51. Tam thai, bát toạ (kinh cân tỳ 59 - 60) 295
52. Hồng loan, Thiên hỷ (hỷ lạc mạch đởm 45) 295
53. Thiên đức, nguyệt đức 296
54. Sao đẩu quân (kinh đởm 61) 296
55. Sao Thái tuế (khu da…) 296
56. Thiếu dương, thiếu âm (khu da…) 296
57. Tử phù, tuế phá (khu da…) 296
58. Long đức (khu da liên quan đến thận 69) 297
59. Phúc đức (khu da…) 297
60. Trực phù (khu da…) 297
61. Tràng sinh (kinh nhánh bàng quang 25) 297
62. Mộc dục (kinh nhánh thận 26) 297
63. Quan đới (kinh nhánh tâm bào 27) 297
64. Lâm quan (kinh nhánh tam tiêu 28) 297
65. Đế vượng (kinh nhánh đởm 29) 297
66. Suy (kinh nhánh can 30) 297
67. Bệnh (kinh nhánh phế 31) 297
68. Tử (kinh nhánh đại trường) 298
69. Mộ (kinh nhánh vị 33) 298
70. Tuyệt (kinh nhánh tỳ 34) 298
71. Thai (kinh nhánh tâm 35) 298
72. Dưỡng (Kinh nhánh tiểu trường 36) 298
VII. Dự báo về tuổi thọ của con người 299
A- Những ghi nhận chưa chính thống 299
B- Những tư liệu y học hiện đại và giả định 300
C- Quan niệm về hoá 303
D. Bộ sao Tứ hoá và Điểm hoá 305

chương Bảy
Phú đoán

I. Các sao thủ, chiếu thân mệnh 314
II. Phú đoán của Hy Dy lão tổ 350
Tài liệu tham khảo 395




Lời giới thiệu

L
ịch sử nhân loại từ khi hình thành cho tới nay có thể tạm chia làm hai thời lượng lớn.
Khoảng thời lượng lớn thứ nhất kết thúc ở thời đại Vua Phục Hy cách ngày nay 3500 năm. Trong thời lượng thứ nhất người với người thật sự bình đẳng. Các thành viên của cộng đồng chỉ khác nhau về giới tính, tuổi tác. Quyền và lợi của người đứng đầu cộng đồng có lẽ giống như quyền và lợi của các già làng trưởng bản vùng dẻo cao của những bộ tộc ít người. (Nghiêu, Thuấn là những ông vua sống trong khoảng thời lượng lớn thứ nhất).
Khoảng thời lượng lớn thứ hai bắt đầu từ thời đại Khổng Tử, cách ngày nay 2500 năm. Trong khoảng thời lượng thứ hai xã hội đã có cấu trúc chặt chẽ, đã phân thành tầng lớp, đẳng cấp, giai cấp.
Một nghìn năm từ thời đại Phục Hy đến thời đại Khổng Tử là thời kỳ chuyển tiếp.
Cuối thời lượng lớn thứ nhất, sự hiểu biết của con người về con người đã đạt tới đỉnh cao tuyệt đối mà ngày nay chúng ta còn chịu ảnh hưởng, nhưng chưa đủ khả năng tiếp nhận, đánh giá. Đỉnh cao tuyệt đối này là tập hợp những chứng nghiệm cao siêu, sâu sắc, tinh tế trong lĩnh vực sinh y dược, được ghi nhận bởi học thuyết kinh lạc huyệt, tạng phủ, học thuyết âm dương ngũ hành đại càn khôn tiểu càn khôn…
Kinh phật, kinh dịch và yoga đều chứa đựng những phiên bản của học thuyết kinh lạc…, học thuyết âm dương ngũ hành …
Bốc Phệ, Bát tự hà lạc, tử bình…là sự phát triển mở rộng ứng dụng của học thuyết kinh lạc…
Khổng Tử nghiền ngẫm kinh dịch của cổ nhân để ông sáng tạo ra một kinh dịch khác đầy đặc những bất bình đẳng xã hội, đầy đặc những nhiễu nhương, ngang trái và bí tắc.
Tổ sư tử vi học - Trân Đoàn - Sống khoảng cuối Đường đầu Tống (cách ngày nay khoảng 900 năm) là nhà y dược học (Tác phẩm chính gồm 114 thiên y dược học ) lại tinh thông nho, lý, dịch học, biết thuật tu tiêm, thuật phong thuỷ.
Trên cơ sở nghiên cứu sự vận hành của các sao trên thiên bàn Tử vi và nghiên cứu hệ thống các kinh, lạc, môn trên cơ thể con người tác giả chứng minh các sao trong Tử vi không phải là sao trời (như quan niệm phổ biến hiện hành) mà là các kinh, lạc, môn trên cơ thể con người, chỉ ra sao nào là kinh nào, lạc nào, môn nào.
Đây là xuất phát điểm để tác giả đặt vấn đề viết cuốn sách này. Và xin chân thành Thank GS. Sử học Trần Quốc Vượng, GS. Nguyễn Tài Thu - Viện trưởng Viện Châm cứu Việt Nam và GS. Phạm Viết Trinh ( Hội trưởng Hội Thiên văn học Việt Nam) đã động viên, thúc đẩy để hoàn thiện một suy lý, một tìm tòi, tạo cho tác giả một niềm tin, sự mạnh dạn để phổ biến nghiên cứu của mình tới bạn đọc, để tác giả có thể cùng bạn đọc đi đến một cách nhìn khác về vấn đề Tử vi với con người. Với sự tương ứng 1:1 của 77 sao của Tử vi, với 77 kinh, lạc, môn của y học cổ truyền, tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ sách Tử vi của Trần Đoàn cũng trình bày cấu trúc và ảnh hưởng qua lại của 77 kinh, lạc, môn như y học cổ truyền, nhưng chú trọng mở rộng những chứng nghiệm từ lĩnh vực sinh y sang lĩnh vực tâm sinh lý cá nhân, đặc điểm bệnh lý, lịch sử bệnh học, lịch sử xã hội của mỗi nhân số và một vài nhận xét có tính triết học. Sau khi làm sáng tỏ nguồn gốc sinh y học nhân thể của Tử vi, tác giả trình bày vận dụng Tử vi và y học vào việc dự báo, đoán định bệnh bẩm sinh, năng khiếu nghề nghiệp, đặc điểm tâm sinh lý và tuổi thọ của mỗi người. Dựa vào các tinh tú trên thiên bàn Tử vi để truy tìm tội phạm, hướng nghiệp, chọn người cho việc. Vận dụng một cách đúng đắn, chính xác lực lượng hậu thiên của con người để khai sáng tương lai.
Tác giả xin chân thành Thank ông Hoàng Bình, tác giả cuốn sách Hoàng Lịch, Thế kỷ âm dương đối lịch của Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc, người đã đóng góp một số kiến thức cơ bản của người xưa để sách thêm phần giá trị.
Sách là kết quả của nhiều năm học hỏi, suy ngẫm và thể hiện. Tuy vậy cả việc học hỏi và việc thể hiện khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Mong nhận được sự góp ý của bạn đọc.
Hình 16: Mạch đốc
2. Mạch nhâm (có 24 huyệt)
Bắt đầu từ hội âm (XIV-1) qua giữa bụng, ngực, đi lên mặt đến dưới mắt (thừa khấp: III-1).
Liên lạc với bào cung (tử cung), mắt.
Liên hệ với các kinh âm ở tay, chân, tiếp hợp với kinh thủ thái âm phế ở liệt khuyết (I-7) (hình 17).
Biểu hiện bệnh lý: Nam thoát vị; nữ khí hư, bụng có u, không sinh đẻ.
Điều trị: bệnh vùng ngực, bụng, rốn, bệnh tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục, chứng lạnh.
Hình 17: Mạch nhâm
3. Mạch xung (huyệt chung với các kinh)
Bắt đầu từ hội âm (XIV-1) qua nếp bẹn, hợp với kinh túc thiếu âm thận đi lên bụng, ngực, hợp với mạch nhâm lên mặt, vòng quanh môi vào vòm miệng, đến dưới mắt.
Từ nếp bẹn dọc theo mặt trong chi dưới, đến mắt cá trong rồi gan bàn chân, một nhánh tách ra từ mắt cá trong đi đến mu ngón cái. Hợp với mạch đốc ở lưng.
Liên lạc với bào cung (tử cung), mắt, tuỷ sống, tạng thận.
Liên hệ với hai mạch nhâm, đốc, kinh túc dương minh vị, túc thiếu dương đờm và tiếp hợp với kinh túc thái âm tì ở công tôn (IV-4) (hình 18).
Biểu hiện bệnh lý: Kinh nguyệt không đều, khí hư, không sinh đẻ, đái dầm, thoát vị, khí từ bụng xông lên làm đau vùng tim, đái không lợi.
Điều trị các bệnh bụng ngực đau cấp xuyễn, các chứng của thiếu âm thận.
4. Mạch đới (huyệt chung với các kinh)
Bắt đầu từ đốt thắt lưng thứ hai (XI-26: đới mạch) vòng quanh bụng và lưng.
Liên hệ đôn đốc các kinh đi thẳng dọc qua lưng và tiếp hợp với kinh túc thiếu dương đởm ở túc lâm khấp (XI-41) (hình 19).
Biểu hiện bệnh lý: Bụng đầy chướng, lưng lạnh, kinh nguyệt không đều, khí hư, chân có thể bị teo liệt.
Điều trị: đau, đầy vùng thượng vị, viêm màng phổi, nôn mửa, khó tiêu, sôi bụng, ỉa chảy có nhầy, ợ hơi, đau mạng sườn, đau ở dưới rốn, chảy máu ruột, sốt rét, sót rau, ngất sau đẻ.
5. Mạch dương kiểu (huyệt chung với các đường kinh chính)
Bắt đầu từ mắt cá ngoài qua mặt ngoài chi dưới, phân bố ở cạnh sườn, vòng qua vai lên mép rồi dầu, mắt, hợp với mạch âm kiểu đến sau tai và não.
Liên lạc với tai, mắt, não.
Liên hệ với ba kinh dương ở chân, kinh thủ thái dương tiểu trường, kinh thủ thái dương minh đại trường, mạch đốc, quản lý kinh dương toàn thân, và tiếp hợp với kinh túc thái dương bàng quang ở thân mạch (VII-62) (hình 20).
Biểu hiện bệnh lí: Bệnh mắt, mất ngủ, động kinh, lưng đau.
Điều trị: đau cứng vùng eo lưng, sưng chân, thở khò khè, đau đầu, ra mồ hôi đầu, đau mắt đỏ, đau khớp xương, liệt bàn tay và chân, ngất, điếc, động kinh, phù nề…
6. Mạch âm kiểu (huyệt chung với các đường kinh)
Bắt đầu từ mắt cá trong qua mặt trong chi dưới, bộ phận sinh dục ngoài, phần trong ngực, đến họng lên đầu, mắt hợp với mạch dương kiểu đến sau tai và não.
Liên lạc với tai, mắt, não.
Liên hệ với kinh túc thiếu âm thận túc thái dương bàng quang, quản lý kinh âm toàn thân và tiếp hợp với kinh túc thiếu âm thận ở chiếu hải (VIII-6) (hình 21).
Biểu hiện bệnh lí: Ngủ nhiều, động kinh, bụng dưới đau; thoát vị ở nam, băng lậu ở nữ; bệnh mắt.
Điều trị: tắc họng, hóc, đau bàng quang, sôi bụng, phân đen, trớ, nôn mửa, ỉa chảy, táo bón, hôn mê, khó đẻ, sưng cứng bụng, ợ hơi, histeria, vàng da.
7. Mạch dương duy (huyệt chung với các đường kinh chính)
Khí của mạch bắt đầu ở các kinh dương mặt ngoài của gối, chân, qua phía ngoài từ bụng ngực đến vai lên sau tai, ra sau gáy hợp với mạch đốc. Liên lạc với tai.
Liên hệ với các kinh dương ở tay và mạch đốc, quản lý các phần bên ngoài của cơ thể và thông với kinh phủ thiếu dương tam tiêu ở ngoại quan (X-5) (hình 22).
Biểu hiện bệnh lí: Sức yếu, sốt rét, váng đầu, mắt hoa, suyễn, thắt lưng đau sưng.
Điều trị: sốt, sốt toát mồ hôi, đau sưng khớp tay chân, đau đầu cổ, đau cung lông mày, cảm giác nóng ở bàn tay, bàn chân, tê đau ở cơ xương, lưng trên và hông, các chi cử động bất thường, mồ hôi trộm, lạnh ở đầu gối, đau và sưng gót chân, mắt sưng đỏ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top