Download miễn phí Franchise - Bí quyết thành công
Phí hàng tháng (monthly fee): Phí này là phí mà bên mua
franchise phải trả cho việc duy trì sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu
của bên bán franchise và những dịch vụ hỗ trợ mang tính chất tiếp
diễn liên tục như đào tạo huấn luyện nhân viên, tiếp thị, quảng bá,
nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới Phí này có thể là một
khoản phí cố định theo thỏa thuận của hai bên hay tính theo phần
trăm trên doanh số của bên mua franchise và thường dao động
trung bình từ 3 - 6% tùy vào loại sản phẩm, mô hình và lãnh vực
kinh doanh. Tại Mỹ, chỉ có khoảng 8% các cửa hàng nhượng
quyền là không phải trả phí hàng tháng này (còn gọi là royalty fee).
Ngoài phí hàng tháng ra, nhiều chủ thương hiệu còn có thể tính
thêm một khoản phí quảng cáo (advertising fee) tương đương 1-3% doanh số.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-04-franchise_bi_quyet_thanh_cong.Am4k2zd98A.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-62248/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
tiếng Pháp là “franc” có nghĩa là“free” (tự do). Franchise là một cách nhân rộng thương
hiệu, nhân rộng mô hình kinh doanh có xuất xứ từ Châu Âu cách
đây cả trăm năm nhưng lại phát triển phát triển nhất tại Mỹ. Theo định
nghĩa từ tự điển Anh Việt của Viện Ngôn ngữ học thì franchise có
nghĩa là nhượng quyền kinh doanh hay cho phép ai đó chính thức
được bán hàng hóa hay dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ
thể nào đó. Còn theo định nghĩa của tự điển Webster thì franchise
là một đặc quyền được trao cho một người hay một nhóm người để
phân phối hay bán sản phẩm của chủ thương hiệu. Nói khác hơn
thì franchise là một cách tiếp thị và phân phối một sản
phẩm hay dịch vụ dựa trên mối quan hệ giữa hai đối tác; một bên
gọi là franchisor (bên nhượng quyền hay chủ thương hiệu) và một
bên gọi là franchisee (bên được nhượng quyền hay mua franchise).
Hai bên đối tác này sẽ ký một hợp đồng, gọi là hợp đồng franchise.
Do đó cũng có định nghĩa cho rằng franchise là một loại hợp
đồng, thỏa thuận giữa hai bên, có thể bằng văn viết hay văn nói. Ví
dụ, Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade
Commission) định nghĩa franchise như sau: “Franchise là một hợp
đồng hay một thỏa thuận giữa ít nhất hai người, trong đó: Người
mua franchise được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch
vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của người chủ
thương hiệu. Hoạt động kinh doanh của người mua franchise phải
triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống tiếp thị này gắn liền với
nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu, tiêu chí, quảng cáo
và những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu. Người
mua franchise phải trả một khoản phí, trực tiếp hay gián tiếp, gọi là
phí franchise.”
Dù có khá nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ franchise
nhưng nói chung hình thức kinh doanh franchise vẫn thường nằm
một trong hai loại điển hình sau đây: Nhượng quyền phân phối sản
phẩm (product distribution franchise) hay nhượng quyền sử dụng
công thức kinh doanh (business format franchise).
Đối với hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, bên mua
franchise thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía
chủ thương hiệu ngoại trừ việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu
(trade mark), thương hiệu (trade name), biểu tượng (logo), khẩu
hiệu (slogan) và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của bên chủ
thương hiệu trong một phạm vi khu vực và thời gian nhất định.
Điều này có nghĩa là bên mua franchise sẽ quản lý điều hành cửa
hàng nhượng quyền của mình khá độc lập, ít bị ràng buộc nhiều
bởi những quy định từ phía chủ thương hiệu. Bên mua franchise
trong trường hợp này thậm chí có thể chế biến cung cách phục vụ
và kinh doanh theo ý mình. Hình thức nhượng quyền này tương tự
với kinh doanh cấp phép (licensing) mà trong đó chủ thương hiệu
quan tâm nhiều đến việc phân phối sản phẩm của mình và không
quan tâm mấy đến hoạt động hàng ngày hay tiêu chuẩn hình thức
của cửa hàng nhượng quyền. Do đó, mối quan hệ giữa chủ thương
hiệu và người mua franchise là mối quan hệ nhà cung cấp và nhà
phân phối và phổ biến nhất tại phương Tây là các trạm xăng dầu,
các đại lý bán ô tô và các công ty sản xuất nước giải khát Coca-
Cola hay Pepsi.
Thương hiệu cà phê Gloria Jean’s của Mỹ đi vào thị trường Úc
bằng con đường nhượng quyền phân phối sản phẩm này. Doanh
nhân Peter Irvine sau khi mua nhượng quyền sử dụng thương hiệu
độc quyền vào năm 1996 đã quyết định cải tiến và bổ sung mô
hình kinh doanh nguyên thủy của Gloria Jean’s là thay vì chỉ thuần
túy bán cà phê bột được cung cấp bởi chủ thương hiệu, các quán cà
phê mang thương hiệu Gloria Jean’s tại Úc lại chú trọng phục vụ
khách uống cà phê tại chỗ. Mô hình này sau đó đã được tiếp tục
nhân rộng khắp nước Úc thông qua hình thức bán franchise và
thành công đến nỗi các cửa hiệu cà phê Gloria Jean’s tại Mỹ cũng
đã phải chuyển đổi mô hình gốc của mình theo phiên bản của Úc.
Đối với hình thức nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh
mà có thể gọi tắt là nhượng quyền kinh doanh thì hợp đồng
nhượng quyền bao gồm thêm việc chuyển giao kỹ thuật kinh doanh
và công thức điều hành quản lý. Các chuẩn mực của mô hình kinh
doanh phải tuyệt đối được giữ đúng. Mối liên hệ và hợp tác giữa
bên bán và bên mua franchise phải rất chặt chẽ và liên tục, và đây
cũng là hình thức nhượng quyền phổ biến và hiệu quả nhất hiện
nay. Bên mua franchise thường phải trả một khoản phí cho bên bán
franchise, có thể là một khoản phí trọn gói một lần, có thể là một
khoản phí hàng tháng dựa trên doanh số, và cũng có thể tổng hợp
luôn cả hai khoản phí kể trên. Tất cả cũng tùy vào uy tín thương
hiệu, sự thương lượng và chủ trương của chủ thương hiệu. Ví dụ,
nếu muốn được nhượng quyền kinh doanh một cửa hàng thức ăn
nhanh McDonald’s nổi tiếng thế giới của Mỹ vào thời điểm 2005,
bên mua franchise phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu
là 45.000USD và phí franchise hàng tháng là 1,9% trên doanh số.
Quyển sách The Franchise Handbook (tạm dịch Sổ Tay
Franchise) liệt kê ra hàng trăm các công ty có nhượng quyền kinh
doanh kèm chi phí franchise cụ thể và vô số các công ty có cung
cấp dịch vụ tư vấn này tại Mỹ. Như đối với ngành kinh doanh nhà
hàng ăn uống, phí nhượng quyền dao động trung bình từ 15.000-
35.000USD. Tại Singapore, muốn mở một quán cà phê nhượng
quyền mang hiệu cà phê Burke’s (chỉ có 3 quán tại Singapore,
thành lập từ 1994) bên mua franchise phải trả một khoản phí
franchise ban đầu là 30.000 đôla Sing tương đương với hơn
18.000USD.
Nhiều tài liệu tại Việt Nam có dịch từ franchise là nhượng
quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương mại. Tất cả đều đúng
nhưng với thực chất cách hợp tác kinh doanh này thì có lẽ
từ “cấp” hợp lý hơn từ “nhượng” vì quyền kinh doanh thương hiệu
và sản phẩm hay dịch vụ chỉ được bên chủ thương hiệu cho phép
bên mua nhượng quyền sử dụng trong một thời gian nhất định mà
thôi (trung bình từ 5-10 năm). Do đó, cụm từ “cấp quyền kinh
doanh” có vẻ phù hợp hơn cụm từ “nhượng quyền kinh doanh”.
Tuy nhiên, cụm từ “nhượng quyền kinh doanh” đã trở nên khá
quen thuộc nên nó sẽ tiếp tục tạm thời được sử dụng trong quyển
sách này. Tương tự như trong tiếng Anh, thuật ngữ “buy a
franchise” (mua franchise) tuy rất thông dụng nhưng cũng không
chính xác vì đúng ra phải là “lease a franchise” (thuê franchise).
Khác biệt cơ bản giữa người bán và người mua franchise
…
3. Tại sao nên bán franchise?
Nhân rộng mô hình kinh doanh. Có lẽ hầu như doanh nghiệp
nào cũng muốn nhân rộng mô hình kinh doanh của mình một khi
đã được chứng minh là thành công. Khó khăn lớn nhất thường liên
quan đến ngân sách hay khả năng tài chính vì doanh nghiệp nào dù
thành công đến đâu cũng có một giới hạn, đặc biệt là khi doanh
nghiệp muốn đưa thương hiệu mình vươn ra khỏi ranh giới một
thành phố hay quốc gia. Ngoài vấn đề n...