kekeke_hehehe

New Member
Download Đề tài Franchise và một số giải pháp phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh

Download Đề tài Franchise và một số giải pháp phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞDẦU
Chương 1: CƠ SỞLÝ LUẬN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Franchise trên thếgiới . 1
1.2. Khái niệ m và phân loại Franchise
1.2.1. Khái niệm Franchise 4
1.2.2.Phân loại Franchise
A. Đại lý franchise độc quyền (Master franchise) 9
B. Franchise phát triển khu vực . .9
C. Bán cho từng cá nhân riêng lẻ 10
1.3. Quy định pháp luật vềFranchise
1.3.1. Quy định pháp luật vếFranchise trên thếgiới . .11
1.3.2. Quy định pháp luật vềFranchise tại Việt Nam .17
KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG 1 . . .18
Chương 2:
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU _ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH
2.1. Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đếnmức độhài lòng của khách
hàng đối với các thương hiệu đang nhượng quyền thương mại tại thành phố HồChí
Minh thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi
2.1.1 Giới thiệu . .19
2.1.2. Sơ lược vềsựhài lòng của khách hàng . 19
2.1.3. Các nhân tốrút ra từcác Item trong khảo sát sựhài lòng của
khách hàng .20
2.1.4. Ước lượng mô hình hồi quy . .25
2.2. Thực trạng nhượng quyền thương mại tại thành phốHốChí Minh
2.2.1. Sựthâm nhập Franchise vào Việt Nam . . 28
2.2 2. Thực trạng của hệthống nhượng quyền
tại thành phốHồChí Minh . .30
2.3. Phỏng vấn thay mặt của một số công ty tiêu biểu đang áp d ụng hình thức
nhượng quyền thương mại tại thành phốHồChí Minh
2.3.1. Bài phỏng vấn số1:TS LÝ QUÝ TRUNG_ Tổng giám đốc thương hiệ u
PHỞ24 & Giám đốc điều hành Nam An Group . .36
2.3.2. Bài phỏng vấn số2:CAO MINH KIM KHÁNH-
Trưởng phòng nhượng quyền của iSPACE . 38
KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG 2 41
Chương 3:
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3.1. Bài học kinh nghiệ m rút ra từquá trình nghiên cứu việc
áp dụng hình thức Franchise của các doanh nghiệp tại thành
phốHồChí Minh .42
3.2. Giải pháp trong quá trình nghiên cứu và phân tích sốliệu
3.2.1. Đềxuất của nhóm dựa trên các nhân tốrút ra từ
mô hình hồi quy . 44
3.2.2. Giải pháp chung
A.Đối với các nhà nhượng quyền . .47
B.Đối với các nhà nhận quyền . .48
C.Giải pháp chung . .49
KẾT LUẬN ĐỀTÀI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

àng tăng.
Rất hài lòng với thương hiệu
Rất hài lòng với thương hiệu
36 PL
2.2. Thực trạng nhượng quyền thương mại tại thành phố Hố Chí Minh
2.2.1. Sự thâm nhập Franchise vào Việt Nam
Khái niệm về nhượng quyền thương mại có lịch sử từ rất lâu đời và không ngừng
khẳng định vai trò của mình tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, đây
là một lĩnh vực còn rất mới mẻ. Tuy nhiên, cùng lúc với sự hội nhập ngày càng sâu rộng
với nền kinh tế thế giới và đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, hình thức
Franchise đã dần gây được sự chú ý của nhiều người, nhiều giới bởi ngày càng có nhiều
thương hiệu lớn của nước ngoài “đổ bộ’ vào Việt Nam thông qua hình thức kinh doanh
này, cũng như có một số ít thương hiệu trong nước đã nhượng quyền thành công ở nước
ngoài.
Theo tài liệu nghiên cứu thì hình thức nhượng quyền đã có mặt tại Việt Nam từ trước
năm 1975 thông qua hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm của các trạm xăng dầu
của Mỹ như Mobil, Exxon (Esso), Shell và các đại lý bảo dưỡng ô tô, xe máy. Sau đó là
sự xuất hiện của các chuỗi cửa hàng rửa tráng phim ảnh Kodak, Fuji, Konica… Tuy
nhiên, đến trước thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hầu như có rất ít thương hiệu lớn của nước
ngoài có mặt ở Việt Nam theo hình thức nhượng quyền thương mại do những đặc điểm
của nền kinh tế bao cấp lúc bấy giờ. Chỉ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường
thì các thương hiệu nước ngoài mới bắt đầu chen chân đến Việt Nam một cách chính thức
với quy mô ngày một lớn hơn. Năm 1998, Việt Nam xuất hiện một vài tên tuổi lớn như
KFC, Lotteria… Đến nay, hoạt động Franchise tại Việt Nam ngày càng diễn ra mạnh mẽ
với nhiều lĩch vực khác nhau. Trong đó phải kể đến các cơ sở bảo dưỡng ô tô, xe gắn
máy do Honda, Suzuki, Yamaha( được ủy quyền) và những cơ sở đào tạo tin học, công
nghệ thông tin được cấp bằng quốc tế như Oracle, Aptech... Theo thống kê của Hội đồng
nhượng quyền thương mại thế giới năm 2004, Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng
quyền hoạt động, trong đó phần lớn các thương hiệu nước ngoài. Đến năm 2006, có
khoảng 530 hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực khác nhau
Lần đầu tiên hình thức nhượng quyền thương mại được chú ý là thông qua các chuỗi
cửa hàng thức ăn nhanh nước ngoài như KFC (Mỹ), Lotteria (Nhật)… Mặc dù đã có mặt
ở Việt Nam khá lâu nhưng đến gần đây lĩnh vực thức ăn nhanh mới được xem là thành
công. Do khẩu vị của người Việt Nam chưa quen với thức ăn nhanh - một dạng thức ăn
37 PL
thời công nghiệp điển hình ở nước phát triển, vì thế những thương hiệu này đã phải trải
qua một thời gian đầy khó khăn thử thách đẻ tìm hiểu được nhu cầu về ăn uống ở nước ta,
đồng thời tập quán tiêu dùng của người Việt Nam cũng khác xa so với những nơi khác,
nhưng đây có thể được xem là khoảng thời gian xây dựng hình ảnh thương hiệu và trải
nghiệm mô hình kinh doanh thành công trong lòng của khách hàng. Hiện nay, các cửa
hàng thức ăn nhanh thường luôn đông khách, chủ yếu là giới trẻ và gia đình trẻ, những
đối tượng tìm kiếm sự tiện nghi, năng động và thoải mái.
Một điều lưu ý hiện nay đó là dường như chưa đối tác nào tại Việt Nam trở thành nhà
nhận nhượng quyền của thương hiệu này, mà chủ yếu là do các công ty mẹ tự bỏ vốn đầu
tư. Nếu có nhượng quyền thì nhà nhận nhượng quyền cũng phải là từ Việt Nam, điển
hình như KFC và Pizza Hut nhượng quyền cho các công ty Singapore, Malayxia mở cửa
hàng tại Việt Nam. Một trong những nguyên nhân chính là sự cam kết giữa nhà nhượng
quyền và nhà nhận quyền, làm thế nào để có thể thành công mà vẫn giữa một hệ thống
đồng nhất, sự tôn trọng giữa 2 bên. Điều này còn quá mới đối với các doanh nghiệp Việt
Nam trong một thời gian. Do vậy, để đảm bảo thành công của hệ thống các nhà nhượng
quyền này không còn cách nào khác hơn là chọn những nhà nhận nhận quyền “biết cách
làm” hơn để phát triển hệ thống của mình.
Nếu như lĩnh vực thức ăn nhanh dường như là sân chơi độc quyền của các thương
hiệu nước ngoài thì các doanh nghiệp Việt Nam phát triển hệ thống nhượng quyền thông
qua các lĩnh vực khác như thực phẩm chế biến, thực phẩm truyền thống, quán cà phê…
Đây có thể được xem là những sản phẩm đặc thù và có cơ hôi phát triển tốt thông qua
hình thức nhượng quyền thương mại tại quốc gia đang phát triển này. Chuỗi cửa hàng
nhượng quyền của bánh kinh đô, Phở 24, cà phê Trung Nguyên… là thay mặt cho các
thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực này. Phở 24 và cà phê Trung Nguyên đã tiến hành
nhượng quyền ở một số nước trong khu vực.
Nhắc đến Franchse tại Việt Nam, không ai không nghĩ tới hệ thống nhượng quyền cà
phê Trung Nguyên, đây là hệ thống cà phê tiên phong trong hình thức đối chứng và
nhượng quyền. Cà phê Trung Nguyên được thành lập vào ngày 19 tháng 6 năm 1996 tại
Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắc Lắc. Và đến năm 1998, nó có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sau đó, năm 2000, hệ thống nhựong quyền của Trung Nguyên phát triển khắp cả thành
38 PL
phố. Tháng 8 năm 2001, Trung Nguyên chính thức có mặt tại Hà Nội _ đánh dấu sự phát
triển và lớn mạnh trên cả lãnh thổ Việt Nam. Tiếp theo đó, là sự vươn mình ra thế giới
với hệ thống nhượng quyền tại Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Thái Lan …
Từ đó, Trung Nguyên trở thành hệ thống nhượng quyền đầu tiên áp dụng thành công
mô hình nhượng quyền tại Việt Nam, với hơn 500 cửa hàng nhượng quyền có mặt ở cả
nước và các nước trên thế giới. Đây có thể nói là niềm tự hào của ngành cà phê nói riêng
và nền kinh tế Việt nam nói chung. Hệ thống nhượng quyền cà phê Trung Nguyên lớn
mạnh và gặt hái được những thành công ở đỉnh cao là năm 2001-2002 với tốc độ phát
triển rất nhanh. Tuy nhiên, trong những năm liên tiếp sau đó, mặc dù vẫn đạt được doanh
thu cao nhưng hệ thống đã dần mất đi hình ảnh của mình trong lòng người tiêu dùng và bị
thu hẹp. Nguyên nhân sâu xa của “trục trặc” này là do sự mất kiểm soát trong hệ thống
nhượng quyền, chất lượng phục vụ sản phẩm. Đó cũng được coi là một yếu điểm của các
doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện mô hình kinh doanh này.
Còn Phở 24 được coi là thương hiệu thực hiện việc nhượng quyền bài bản nhất.
Thương hiệu Phở 24 được nhiều người biết đến và đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng
kể. Tuy nhiên, Phở 24 có duy trì được hệ thống này phát triển bên vững hay không còn là
vấn đề thời gian. Đến nay Phở 24 đã có vài chục cửa hàng trong nước và nhượng quyền
sang một số nước như Phillipines, Singapore, Nhật Bản…
2.2.2. Thực trạng của hệ thống nhượng quyền tại thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, tại Việt Nam, xu hướng các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà nhận
quyền của các thương hiệu nước ngoài ngày càng nhiều. Những thương hiệu này có lợi
thế về kinh nghiệm chuyển giao công nghệ, hệ thống vững mạnh … và con đường nhanh
nhất để phát...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top