doanle_2005
New Member
Download miễn phí Bài dự thi - Cuộc thi tìm hiểu về luật lao động sửa đổi, bổ sung
CÂU 7: Phạm vi, đối tượng áp dụng loại hình BHXH bắt buộc? Hãy kể tên những chế độ BHXH mà người lao động được hưởng khi tham gia BHXH.
- Phạm vi, đối tượng áp dụng loại hình BHXH bắt buộc theo điều 141 Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung quy định:
1/ Loại hình BHXH bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp , cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ở những doanh nghiệp , cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động , người lao động phải đóng BHXH theo quy định tại điều 149 bộ luật này và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp BHXH ốm đau, tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.
2/ Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng thì các khoản BHXH được tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả theo quy định của Chính phủ để người lao động tham gia BHXH theo loại hình tự nguyện hay tự lo liệu về bảo hiểm. Khi hết thời hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hay giao kết hợp đồng lao động mới thì áp dụng chế độ BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 1 điều này.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-26-bai_du_thi_cuoc_thi_tim_hieu_ve_luat_lao_dong_sua_doi_bo_sun.2wF79QfvaG.swf /tai-lieu/bai-du-thi-cuoc-thi-tim-hieu-ve-luat-lao-dong-sua-doi-bo-sung-77001/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Điều 10 khoản 1; điều 15 khoản 1; điều 16 khoản 1,2; điều 17 khoản 1,2; điều 18 khoản 1,3; điều 24 khoản 3; điều 27 khoản 1,2,3; điều 29 khoản 3; điều 31, 33 khoản 1,2; điều 37 khoản 1,2,3; điều 38 khoản 1,2,3; điều 41 khoản 1,2; điều 42 khoản 1; điều 45 khoản 1; điều 47 khoản 1,2 điều 48 khoản 1,3; điều 52 khoản 1; điều 57; điều 61 khoản 1,2; điều 64; điều 66; điều 69; điều 82; điều 84 khoản 1; điều 85 khoản 1,2; điều 88 khoản 1,2; điều 96 khoản 2; điều 107 khoản 3; điều 111 khoản 3; điều 121; điều 129 khoản 2;điều 132 khoản 1,2,4; điều 133 khoản 1; điều 134 khoản 1,2; điều 134a; điều 135; điều 135a, điều 135b, điều 135c; điều 140 khoản 1; điều 141 khoản 1,2; điều 144; điều 145 khoản 1,4; điều 148; điều 149 khoản 1,2; điều 151 khoản 2; điều 153 khoản 1,2; điều 162 khoản 1; điều 163 khoản 1; điều 164 khoản 3; điều 165 khoản 1; điều 166 khoản 1,2,3, 4, 5; điều 167 khoản 2; điều 169 khoản 2; điều 181 khoản 1; điều 182; điều 183; điều 184 khoản 1,2,3; điều 186 khoản 3,4,5; điều 191.
Câu 2: Thế nào là hợp đồng lao động? Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động? Nêu nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động.
- Theo điều 26: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
- Theo điều 27: Có 3 loại hợp đồng lao động.
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
- Theo điều 29: Hợp đồng lao động phải có nội dung chủ yếu sau:
Công việc phải làm, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động , vệ sinh lao động và BHXH đối với người lao động .
Câu 3: Bộ luật lao động có bao nhiêu điều quy định về chấm dứt hợp đồng lao động? Hãy nêu nội dung của các điều luật đó. Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
- Bộ luật lao động có 5 điều quy định về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Đó là các điều 17; điều 31; điều 36; điều 37; điều 38.
- Nội dung của các điều luật quy định về việc chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
+ Theo điều 17 khoản 1,2 quy định:
Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hay công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại cho họ để có thể tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới, nếu không giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng lương.
Khi cần nhiều người thôi việc theo khoản 1 điều này, người lao động phải công bố danh sách căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc. Sau khi đã trao đổi nhất trí với ban chấp hành Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp theo thủ tục quy định taị khoản 2 điều 38 của Bộ luật này. Việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết.
+ Theo điều 31 quy định:
Trong trường hợp sát nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hay quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều này được trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 điều 17 của Bộ luật này.
+ Theo điều 36 quy định:
Hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
* Hết hạn hợp đồng.
* Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng.
* Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng.
* Người lao động bị kết án tù giam hay bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của toà án.
* Người lao động chết, mất tích theo tuyên bố của toà án.
+ Theo điều 37 quy định:
1/ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định, có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những truường hợp sau đây:
a. Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hay không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng.
b. Không được trả công đầy đủ hay trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.
c. Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động.
d. Bản thân hay gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện lao động.
đ. được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cư hay được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước.
e. Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.
g. Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 3 tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động , xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và 1/4 thời hạn hợp đồng lao động theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2/ Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước :
a. Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, g: ít nhất 3 ngày.
b. Đối với các trường hợp quy định tại điểm d, đ: ít nhất 30 ngày.
Nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng: ít nhất 3 ngày.
Nếu là hợp đồng theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
c. Đối với trường hợp quy định tại điểm e theo thời hạn quy định tại điều 112 Bộ luật lao động đã được sửa đổi bổ sung.
3/ Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất là 45 ngày, người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 6 tháng liền thì phải báo trước ít nhất 3 ngày.
+ Theo điều 38 quy định:
1/ Người sử dựng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
b. Người lao động bị sử lý kỷ luật xa thải theo quy định tại điều 85 của Bộ luật này
c. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị 6 tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động mùa vụ hay theo một công vi...