tekening_van

New Member

Download Bài tập nhóm lao động miễn phí





Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 BLLĐ: “Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định ý khoa để xác định thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động; nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động”.
Dựa trên căn cứ pháp lý trên, chúng ta có thể khẳng định rằng công ty X có nghĩa vụ phải bố trí công việc mới phù hợp với mức độ suy giảm khả năng lao động 56% của anh A.
Theo đề bài, xét thấy không có công việc nào phù hợp với sức khoẻ của anh A nên công ty đã từ chối bố trí việc làm cho anh A và đề nghị chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn với anh A do anh không đủ sức khoẻ để làm tiếp công việc theo hợp đồng đó. Có thể thấy ở tình huống này công ty đã tìm công việc cho anh A song không có công việc nào phù hợp. Do đó, công ty chấm dứt HĐLĐ với anh A là đúng. Khi chấm dứt hợp đồng thì công ty phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo hiểm lao động, được hưởng trợ cấp lao động theo Điểm 2 mục II thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Bài tập số 2:
Anh A và 3 đồng nghiệp cùng trong công ty X (có trụ sở chính tại Gia Lâm Hà Nội) được công ty cử đi công tác tại Bắc Giang từ ngày 1/4/2009 đến ngày 6/4/2009. Đoàn công tác sẽ đi bằng ô tô của công ty lên Bắc Giang vào chiều ngày 31/3/2009.
Do gia đình có việc bận nên anh A đã không đi ô tô với đoàn công tác vào chiều ngày 31/3/2009. Sáng sớm hôm sau, anh tự đi bằng xe máy lên Bắc Giang. Dọc đường đi, do trời tối và thiếu ngủ, anh A đã tự đâm vào thanh chắn đường quốc lộ số 1 (Hà Nội - Lạng Sơn). Hậu quả là anh A bị tai nạn gãy 2 chân và chấn thương sọ não.
Để tạo thuận lợi cho anh A trong việc làm thủ tục hưởng các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, công ty X đã xác nhận cho anh A là bị tai nạn trên đường đi công tác.
Sau 3 tháng điều trị ổn định tại bệnh viện, anh A được xuất viện với tỷ lệ giám định thương tật mất 56% sức lao động. Anh A làm đơn đề nghị công ty bố trí việc làm cho anh phù hợp với mức độ suy giảm sức lao động của anh.
Xét thấy không có việc nào trong công ty phù hợp với sức khoẻ của anh A, công ty đã từ chối bố trí việc làm cho anh A và đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn với anh A do anh A không đủ sức khoẻ để làm tiếp công việc theo hợp đồng đó.
Hỏi:
1. Việc anh A bị tai nạn có thể coi là tai nạn lao động hay không?
2. Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, công ty có trách nhiệm phải giải quyết những quyền lợi gì cho anh A sau khi đã xác nhận anh A bị tai nạn trên đường đi công tác?
3. Công ty có nghĩa vụ phải bố trí công việc phù hợp với mức độ suy giảm khả năng lao động cho anh A hay không?
4. Giả sử anh A được công ty bố trí làm công việc bảo vệ, nhưng do thương tật nên anh A không hoàn thành công việc thì công ty có thể chấm dứt họp đồng lao động với anh A được không? Muốn chấm dứt hợp đồng lao động với anh A trong trường hợp này, công ty cần lưu ý những vấn đề gì?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Việc anh A bị tai nạn có thể coi là tai nạn lao động hay không?
Để xét xem anh A bị tai nạn có thể được xem là tai nạn lao động không, trước hết ta phải hiểu thế nào là tai nạn lao động. Điều 105 Bộ luật Lao động quy định: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hay gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động…”.
Thời gian làm việc ở đây được hiểu là kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ Luật Lao động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.
Các trường hợp được coi là tai nạn lao động theo quy định của pháp luật gồm:
Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
Ngoài nơi làm việc hay ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
Bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc (trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lí);
Theo quy định tại Điều 39, Luật BHXH năm 2006, người lao động tức anh A bị tai nạn coi là tai nạn lao động khi có đủ hai điều kiện sau:
- Một là, bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp đã kể trên.
- Hai là, suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn nêu trên.
Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, ngày 22/12/2006, hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, quy định về trường hợp bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Theo đó, khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hay trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hay nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.
Căn cứ theo quy định của pháp luật, xét theo trường hợp của anh A ta thấy: Anh A được công ty của đi công tác cùng 3 đồng nghiệp tại Bắc Giang từ ngày 1/4/2009 đến ngày 6/4/2009. Đoàn công tác sẽ đi bằng ô tô của công ty lên Bắc Giang vào chiều ngày 31/3/2009. Do gia đình có việc bận nên anh A không đi cùng với đoàn công tác vào chiều ngày 31/3/2009 mà đi vào sáng sớm ngày 1/4/2009. Anh tự đi bằng xe máy lên Bắc Giang. Dọc đường do trời tối và thiếu ngủ, anh A đã tự đâm vào thanh chắn đường quốc lộ số 1 (Hà Nội – Lạng Sơn). Hậu quả là anh A bị gãy 2 chân và chấn thương sọ não.
Xét về mặt không gian: Anh A đi làm việc ở ngoài nơi làm việc và ngoài giờ làm việc nhưng do yêu cầu của giám đốc công ty, cử anh A và 3 người khác đi công tác ở Bắc Giang. Mặc dù ngoài nơi làm việc thường ngày nhưng ở đây A đi theo yêu cầu của giám đốc công ty.
Về quãng đường: Anh A đi đúng quãng đường cần thiết, hợp lí để đi Bắc Giang công tác, đó là quốc lộ số 1 Hà Nội – Lạng Sơn.
Về thương tật do tai nạn: Anh A được xác định là gãy hai chân và chấn thương sọ não, sau ba tháng điều trị, tỷ lệ giám định thương tật là mất 56% sức lao động. Như vậy thương tật của A cũng đủ điều kiện xét là tai nạn lao động.
Xét về mặt thời gian: Anh A đi công tác, thời gian công tác được quy định là từ ngày 1/4/2009 đến ngày 6/4/2009. Đáng ra anh A sẽ cùng đi với đoàn công tác vào chiều 31/3/2009, nhưng anh không đi cùng do gia đình có việc bận và anh đã tự đi bằng xe máy vào sáng sớm hôm sau. Trường hợp này anh vẫn chưa vi phạm thời gian lao động, tức là anh A không đi làm muộn hơn so với thời gian bắt đầu làm việc ở nơi anh phải làm việc. Như vậy về mặt thời gian anh A không có vi phạm gì.
Nhưng ở đây xảy ra hai trường hợp:
+ Nếu anh A không đi cùng đoàn công tác và có sự đồng ý của giám đốc công ty: Trường hợp này, anh A không đi vào chiều ngày 31/3/2009 mà đi vào sáng sớm ngày 1/4/2009; anh có xin phép và được sự cho phép của giám đốc công ty X. Như vậy, ta thấy A vẫn đi làm ngoài chỗ làm việc, trên tuyến đường phù hợp để đi từ nhà ở tới chỗ làm việc, với thời gian không chậm hơn thời gian bắt đầu làm việc của chuyến công tác, theo yêu cầu của công ty và việc đi vào sáng ngày hôm sau của anh được sự cho phép của giám đốc, tỷ lệ thương tật giám định là 56%. Như thế nên A bị tai ạn hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu, và trường hợp này, A bị tai nạn được coi là tai nạn lao động.
+ Nếu anh A không đi cùng đoàn công tác và không có sự đồng ý của giám đốc công ty: Việc A không đi công tác bằng ô tô cùng với đoàn công tác vào chiều ngày 31/3/2009 không được sự đồng ý của giám đốc công ty mà tự ý đi bằng xe máy lên Bắc Giang vào sáng sớm hôm sau. Từ đây có thể nhận ra, A tự ý lựa chọn việc đi bằng xe máy lên nơi công tác, không có sự đồng ý của ai vì lí do là công việc riêng của gia đình. Gỉa sử như A đi cùng đoàn công tác theo yêu cầu của công ty thì A đã không bị tai nạn. Do đó, khi chưa có sự đồng ý của cấp trên mà A đã tự ý đi sau đoàn công tác, trường hợp này việc A xảy ra tai nạn không đư
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top