Download Báo cáo Chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông môn địa lý miễn phí
MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG VỀKHOA SƯPHẠM . 4
II. PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG VỀBỘMÔN ĐỊA .5
III. PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ . 7
A. Mục đích tự đánh giá, phạm vi và nhóm thực hiện việc tự đánh giá. 7
B. Tóm tắt quá trình triển khai tự đánh giá. 8
C. Đánh giá theo các tiêu chuẩn . 9
Tiêu chuẩn 1 .9
Tiêu chuẩn 2 15
Tiêu chuẩn 3 26
Tiêu chuẩn 4 34
Tiêu chuẩn 5 40
Tiêu chuẩn 6 46
Tiêu chuẩn 7 50
D. Kết luận và kiến nghị 53
PHỤLỤC .54
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
ên dành thời gian học tập.Đối với giảng viên chuyên ngành Địa lý, do công việc của các giảng viên quá nhiều,
đặc biệt là số giờ dạy do tỉ lệ sinh viên trên 01 giảng viên quá cao, nên việc nâng cao chất
lượng đào tạo rất khó khăn. Mặc dù có 9 giảng viên, nhưng trong đó có đến 2 giảng viên trẻ
đang học sau đại học, 4 giảng viên đang ở diện tập sự, cho nên trên thực tế chỉ có 3 giảng viên
đang đứng lớp. Trong khi đó, Bộ môn đang đào tạo cho 195 sinh viên chính quy.
[H03.01.02].
Đó là chưa kể số giờ mà giảng viên của Bộ môn đang phải dạy cho sinh viên các
ngành khác trong Trường như: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Việt Nam học.
Trong khi các giảng viên trẻ đều có giảng viên có kinh nghiệm giúp đỡ, kèm cặp về
chuyên môn thì các giảng viên có kinh nghiệm lại không có trợ giảng hay trợ lí nghiên cứu.
Giảng viên càng có học vị và chức danh cao càng phải thực hiện nhiều nghĩa vụ như phải dạy
nhiều tiết hơn, như vậy thường phải chấm bài nhiều hơn, nhưng điều kiện hỗ trợ thì hầu như
không có gì khác so với giảng viên bình thường.
Những năm gần đây, Bộ môn đang có gắng tạo điều kiện để giảng viên có điều kiện
học tiếp. Số lượng giảng viên trên đại học tuy còn ít nhưng nếu được đào tạo hết cũng cơ bản
đáp ứng yêu cầu của Bộ GD và ĐT cũng như nhu cầu của Trường.
2. Điểm mạnh
Bộ môn có nhiều giảng viên trẻ có tinh thần học tập và trách nhiệm cao, năng động,
sáng tạo, cơ cấu chuyên môn khá đa dạng. Giảng viên được đào tạo từ nhiều môi trường giáo
dục khác nhau, có kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
3. Tồn tại
Nhiều cán bộ trẻ đang đi học và chưa được đi học. Phần lớn cán bộ phải tham gia
giảng dạy rất nhiều giờ, ít có thời gian nghiên cứu khoa học.
26
4. Kế hoạch hành động
Bộ môn sẽ đồng thời tiến hành những biện pháp sau:
- Nhận thêm 01 đến 02 giảng viên, nhất là những giảng viên trẻ, có triển vọng phát
triển lâu dài, đưa 04 giảng viên đi học SĐH và 2 GV đi NCS. Trong năm 2010 đưa 01 giảng
viên học cao học và 1 đi NCS, đến năm 2011 đưa 03 giảng viên đi học cao học, năm 2012 đưa
01 giảng viên đi NCS. Ưu tiên thu hút những giảng viên đã có bằng cấp cao và có thành tích
thực sự và đúng chuyên môn công tác tại Bộ môn.
Mời giảng viên ở các trường khác đảm trách một số môn Bộ môn còn đang thiếu hay
không có.
5. Tự đánh giá
Chưa đạt tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí 3.2: Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo đối với giáo viên trung học
phổ thông và các kỹ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học.
1. Mô tả
Bộ môn Địa lý là một đơn vị, xét về nhiều mặt, đạt trình độ chuẩn đào tạo đối với các
nhà giáo tham gia đào tạo giáo viên THPT, đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học
[H03.02.01]. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng chưa cao (Bộ môn chưa có giảng viên có trình độ
Tiến sĩ), do đó cần có biện pháp cụ thể với nỗ lực lớn mới cải thiện được tình hình.
Hầu hết các giảng viên tham gia đào tạo giáo viên THPT là các Thạc sĩ và cử nhân
tuổi đời còn khá trẻ. Tuy nhiên, tất cả giảng viên đều được đào tạo đúng chuyên ngành từ các
trường Đại học Sư phạm trên cả nước nên có đầy đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện công
tác giảng dạy.
Về nghiên cứu khoa học, nhiều giảng viên của Bộ môn có khả năng vừa giảng dạy vừa
tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài khoa học cấp Trường; viết sách chuyên
khảo; biên soạn, thẩm định giáo trình đại học – cao đẳng, tuy nhiên chưa có thời gian và điều
kiện nghiên cứu khoa học nhiều.
2. Điểm mạnh
Giảng viên có chuyên môn vững, tuổi đời còn trẻ nhưng có tinh thần cao trong học
tập, quan tâm đến chất lượng đào tạo, năng động, sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu
khoa học.
3. Tồn tại
Giảng viên trụ cột của Bộ môn phải giảng dạy quá nhiều giờ (dạy giờ của họ và dạy
thay cho các đồng nghiệp trẻ đang đi học).
Còn thiếu giảng viên có học vị Tiến sĩ
Hoạt động nghiên cứu khoa học còn hạn chế.
4. Kế hoạch hành động
Chủ động và tích cực chuẩn bị lực lượng giảng viên kế cận. Tạo điều kiện cho các
giảng viên trẻ (dưới 30 tuổi) vừa tham gia đào tạo, vừa tiếp tục học tập ở bậc cao hơn ở trong
và ngoài nước. Tạo điều kiện (hành chính, tài chính) để việc đào tạo và tự đào tạo của các
giảng viên trẻ ngày càng thuận lợi hơn. Phấn đấu đến năm 2015 có được trên 90% giảng viên
có trình độ Thạc sĩ trở lên.
27
Đề xuất với Trường có những chính sách thích hợp để tạo môi trường thuận lợi cho
các giảng viên nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu và vận dụng những phương pháp dạy học
hiện đại của các nước tiên tiến nhằm nâng cao năng lực sư phạm của các giảng viên.
5. Tự đánh giá
Đạt tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí 3.3: Đạt tiêu chuẩn về phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo và
sức khoẻ.
1. Mô tả
Giảng viên Bộ môn Địa lý rất coi trọng việc tu dưỡng, giữ gìn tư cách của người thầy;
đồng thời ý thức đầy đủ ảnh hưởng của mình đối với sinh viên về nhiều phương diện, nhất là
về lối sống, nhân cách. Đầu mỗi năm học đều đăng ký 100% giáo viên Bộ môn có phẩm chất
đạo đức tốt [H03.03.01]
Giảng viên Bộ môn Địa lý luôn có ý thức công dân cao, thường xuyên quan tâm đến
tình hình phát triển và những vấn đề nóng bỏng của đất nước, tha thiết với sự hội nhập kinh
tế, văn hóa xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa; sẵn sàng chia sẻ với đồng bào gặp khó khăn,
thiên tai, hoạn nạn.Tham gia đầy đủ các buối học tập chính trị,học tập các chuyên đề về nâng
cao chất lượng dạy học, chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Tôn Đức Thắng. [H03.03.02; H03.03.03],
không ai vi phạm đạo đức nghề nghiệp, mẫu mực trong cuộc sống, hòa đồng trong giao
tiếp,công bằng đối với sinh viên.
Giảng viên Bộ môn có ý thức rèn luyện sức khỏe, tham gia khám sức khỏe định kỳ và
hầu hết đều có sức khỏe tốt [H03.03.04]
Hàng năm, Bộ môn đều có họp bình bầu, xét thi đua vào cuối năm học cho các thành
viên. Qua đó, nhận xét đánh giá các mặt công tác, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, tác phong,
lối sống, đạo đức của nhà giáo và cũng được nhà trường đánh giá cao về năng lực chuyên
môn cũng như phẩm chất đạo đức. Một số giảng viên trong bộ môn đạt danh hiệu chiến sĩ thi
đua trong nhiều năm [H03.03.05]
2. Điểm mạnh
Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước. Chưa để xảy ra các hình thức kỷ luật. Các thành viên Bộ môn đoàn kết
gắn bó trong mọi hoạt động.
3. Tồn tại
Do điều kiện công tác nên còn vài giảng viên tham gia chưa đầy đủ các buổi học tập
chính trị.
4. Kế hoạch hành động
100% giảng viên tham gia tìm hiểu đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
100% giản...