nhitieuthu_114
New Member
Download Báo cáo Đánh giá hệ thống pháp luật Môi trường Việt Nam miễn phí
Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí hiện hành chưa quy định cụ thể về tổng lượng thải và về thời điểm thải. Thực tế cho thấy, cùng một lĩnh vực hoạt động, nhưng các cơ sở sản xuất lớn thường thải vào môi trường không khí một lượng khí thải lớn hơn các cơ sở sản xuất nhỏ. Điều đó có nghĩa, các cơ sở sản xuất có tổng lượng khí thải không giống nhau. Lượng khí thải được thải vào môi trường không khí nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của cơ sở đó. Vì thế, việc xử lý các khí thải đó cũng đòi hỏi các quy trình xử lý khác nhau. Nếu trong tiêu chuẩn thải khí không quy định tổng lượng thải mà áp dụng đồng đều nồng độ tối đa cho phép các chất độc hại như hiện nay là rất bất hợp lý. Tình trạng đó sẽ gây ra sự bất bình đẳng giữa các cơ sở lớn và các cơ sở nhỏ, đồng thời cũng có thể dẫn đến tình trạng xử lý khí thải mang tính chất đối phó, giả tạo. Bên cạnh đó, việc không quy định cụ thể thời điểm xả khí thải có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do nguồn tiếp nhận khí thải bị quá tải.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
ng các nguồn nước biển, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên. Và công tác quản lý nhà nước về nước ở nước ta chưa mang tính toàn diện, thiếu cơ sở pháp lý để quản lý, khai thác và bảo vệ các nguồn nước biển, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.2.3. Môi trường không khí
Bên cạnh những ưu điểm, pháp luật về bảo vệ môi trường không khí cũng bộc lộ một số điểm bất cập cần được nghiên cứu chỉnh sửa. Đó là các tiêu chuẩn môi trường không khí được áp dụng trên thực tế chưa thật hợp lý. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí hiện hành bao gồm hai loại tiêu chuẩn chính (tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí và tiêu chuẩn thải khí). Trong hai loại tiêu chuẩn này thì đối tượng quan tâm chủ yếu đến tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí, thường là Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không khí. Các cơ quan này phải thường xuyên theo dõi các diễn biến của môi trường để kịp thời ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Thông thường, khi môi trường không khí bị ô nhiễm, các cơ quan này phải phân tích để xác định nguồn phát sinh ô nhiễm hay phải sửa đổi tiêu chuẩn môi trường không khí theo hướng đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn tình trạng đó. Bởi lẽ, trên thực tế vẫn có tình trạng môi trường không khí bị ô nhiễm do nguồn tiếp nhận bị quá tải, không còn khả năng tự làm sạch nữa chứ không phải do cơ sở nào thải khí quá giới hạn cho phép. Trong trường hợp đó, nếu bắt các cơ sở phải chịu trách nhiệm pháp lý khi các tiêu chuẩn chất lượng môi trường không được đảm bảo là không thoả đáng, vì họ đã tuân thủ đúng giới hạn xả thải mà Nhà nước cho phép trong tiêu chuẩn thải. Nếu buộc các cơ sở có khí thải phải tuân thủ cả hai loại tiêu chuẩn thì sẽ rất khó xác định trách nhiệm của cơ sở hay trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước khi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí xảy ra.
Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí hiện hành chưa quy định cụ thể về tổng lượng thải và về thời điểm thải. Thực tế cho thấy, cùng một lĩnh vực hoạt động, nhưng các cơ sở sản xuất lớn thường thải vào môi trường không khí một lượng khí thải lớn hơn các cơ sở sản xuất nhỏ. Điều đó có nghĩa, các cơ sở sản xuất có tổng lượng khí thải không giống nhau. Lượng khí thải được thải vào môi trường không khí nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của cơ sở đó. Vì thế, việc xử lý các khí thải đó cũng đòi hỏi các quy trình xử lý khác nhau. Nếu trong tiêu chuẩn thải khí không quy định tổng lượng thải mà áp dụng đồng đều nồng độ tối đa cho phép các chất độc hại như hiện nay là rất bất hợp lý. Tình trạng đó sẽ gây ra sự bất bình đẳng giữa các cơ sở lớn và các cơ sở nhỏ, đồng thời cũng có thể dẫn đến tình trạng xử lý khí thải mang tính chất đối phó, giả tạo. Bên cạnh đó, việc không quy định cụ thể thời điểm xả khí thải có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do nguồn tiếp nhận khí thải bị quá tải.
Pháp luật hiện hành vẫn còn thiếu những quy định đặc thù cho môi trường không khí đô thị, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường không khí khi họ tiến hành các hoạt động phát triển. Chưa quy định rõ cơ chế thanh toán tài chính cho các tổ chức, cá nhân trong trường hợp họ tham gia khắc phục sự cố môi trường không khí theo sự huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực trạng đó làm cho nhiều tổ chức, cá nhân được huy động không tích cực khắc phục sự cố vì lo lợi ích kinh tế của riêng họ bị tổn hại. Các quy định hiện hành mới chỉ dừng lại ở việc định hướng hành vi xử sự cho các tổ chức, cá nhân để bảo vệ môi trường không khí mà chưa quy định chế tài cụ thể trong trường hợp họ không thực hiện hay thực hiện không đúng theo sự định hướng bắt buộc đó nên hiệu quả điều chỉnh không cao.
2.4. Quản lý chất thải
a. Hệ thống pháp luật về quản lý chất thải của Việt Nam chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ, tổng thể
- Quy định pháp luật về quản lý chất thải mới điều chỉnh ở khía cạnh xử lý chất thải, chưa quan tâm đến vấn đề tái chế, tái sử dụng chất thải và phân loại các loại chất thải để tiêu huỷ, chất thải có thể tái chế, phế liệu có thể được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm khác..
- Quy định về quản lý chất thải nguy hại còn thiếu các tiêu chí để xác định tận thu, tái sử dụng kim loại nặng.
- Chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, cũng như quản lý chất thải vào nguồn nước đã thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường (theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 4/3/2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường), chức năng quản lý về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Trên cơ sở đó việc hướng dẫn quy định xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại hai văn bản:
- Quy định cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước thiếu thống nhất, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước quy định thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng từ 3000 m3/ngày đêm thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dưới 3000 m3/ngày đêm thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong khi đó, quy định thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi (ban hành kèm theo Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quy định Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, công trình thủy lợi quan trọng quốc gia với lưu lượng nước thải lớn hơn hay băng 1000 m3/ngày đêm; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi thuộc tỉnh quản lý, hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, quan trọng quốc gia với lưu lượng nước thải nhỏ hơn hay bằng 1000 m3/ngày đêm.
Hệ thống công trình thủy lợi được sử dụng để chứa nước và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, việc xả nước thải vào công trình thuỷ lợi cũng được coi là xả nước thải vào nguồn nước. Việc quy định hai văn bản khác với với những cơ quan có thẩm quyền khác nhau như đã nêu trên sẽ gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Đặc biệt là thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định trong hai văn bản này rất khác nhau. Đối với việc xả nước thải vào công trình thuỷ lợi liên tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nào có thẩm quyền cấp gi...