Maunfeld

New Member

Download Bí mật kinh doanh và nhượng quyền thương mại theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam miễn phí





Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo điều kiện sau:
a. Việc mua bán bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thưong mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
b. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Phần I: Bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh là những thông tin kinh doanh bí mật bất kỳ mà tạo cho một DN những lợi thế trong cạnh tranh.
Bí mật trong kinh doanh có thể là các số liệu, dữ liệu, các chương trình , kế hoạch của công ty về sản xuất sản phẩm, về thị trường mục tiêu … các bí quyết kinh doanh, công thức sản phẩm, và quy trình công nghệ, thiết kế … chúng có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Theo điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ, những thông tin được coi là bí mật kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện:
Không là hiểu biết thông thường;
Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó lợi thế hơn so với người không nắm giữ hay không sử dụng nó;
Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được
VD: Một DNVVN phát triển một quy trình sản xuất sản phẩm, cho phép sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp hơn. Quy trình này tạo cho DN một lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ của mình. Do vậy, DN này đã đánh giá bí quyết kỹ thuật của mình như một bí mật kinh doanh và không muốn để đối thủ cạnh tranh biết được nó. Phải đảm bảo rằng chỉ một số lượng hạn chế người biết về bí mật này, và những người được biết này phải nhận thức rằng đó là bí mật. Khi giao dịch với các bên thứ ba hay chuyển giao quyền sử dụng bí quyết kỹ thuật của mình, DN phải yêu cầu các bên ký các hợp đồng bảo mật để đảm bảo rằng tất cả các bên biết thông tin đó là bí mật. Trong trường hợp này, việc chiếm đoạt thông tin bởi một đối thủ cạnh tranh hay của bên thứ ba bất kỳ đều bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh của DN.
Lợi và bất lợi của bí mật kinh doanh:
Bí mật cạnh tranh có lợi:
Giúp doanh nghiệp xác định vị trí sản xuất từng thời kỳ.
Định đoạt tương lai cho sản phẩm cân đối các nguồn lực, vốn, thời gian lao động hợp lý.
Giữ vững lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Bất lợi:
Những bất lợi về bí mật kinh doanh (theo điều 125-khoản 3 luật sở hữu trí tuệ 2005): Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm: người sử dụng bí mật kinh doanh không biết do người khác thu được bất hợp pháp.bộc lộ dữ liệu nhằm bảo vệ công chúng, không nhằm mục đích thương mại.bộc lộ sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập hay do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp.
Một khi bí mật đã bị tiết lộ thì dẫn đến sự không còn nắm thế chủ động trên thương trường do thông tin đã đến với đối thủ cạnh tranh và các đối thủ này ngay lập tức có những chương trình hành động để đối phó.
Người lao động có quyền lựa chọn và thay đổi nơi làm việc, họ mang theo thông tin đến nơi làm việc mới và đây thường là các đối thủ cạnh tranh của công ty cũ.
Bản thân các thông tin bí mật không phải là giải pháp kỹ thuật nên không thể bảo hộ được dưới danh nghĩa sáng chế (bí mật thương mại).
Những hành vi nào được coi là vi phạm quyền đối với bí mật kinh doanh: (điều 127 luật SHTT)
Thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp.
Vi phạm hợp đồng bảo mật hay lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh
Thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh khi bí mật kinh doanh đang được trình theo thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh hay chống lại các biện pháp bảo mật của các cơ quan có thẩm quyền.
Bộc lộ hay sử dụng bí mật kinh doanh khi đã biết bí mật đó thu được một cách bất hợp pháp.
Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm.
Bí mật kinh doanh có thể bị đánh cấp do:
Ngày nay chúng ta chúng ta thường sử dụng các nhà thầu, công nhân thời vụ, ngoài luồn rất khó quản lí.
Nhân viên không trung thành, thường thay đổi nghề nghiệp, công ty. Người lao động có quyền lựa chọn và thay đổi nơi làm việc, họ mang theo thông tin đến nơi làm việc mới và đây thường là các đối thủ cạnh tranh của công ty cũ.
Các đối tượng ăn cắp, tội phạm chuyên nghiệp.
Bị mất các thiết bị lưu trữ: USB, cd, đĩa mềm,…
Nhân viên tiết lộ qua điện thoại, chat,…
Bị hacker xâm nhập vào mạng internet
Mất laptop
Gián điệp kinh tế
Làm gì để bảo vệ bí mật kinh doanh:
Nhận dạng bí mật thương mại: Cân nhắc khi quyết định coi một thông tin là bí mật thương mại(đã có bao nhiêu người biết thông tin đó? Đã tiến hành bảo mật thông tin đó chưa? Giá trị của thông tin đó với công ty? Giá trị đối với đối thủ cạnh tranh? Đã đầu tư bao nhiêu tiền bạc và công sức vào thông tin đó? Độ khó để người khác có thông tin đó?)
Xây dựng chính sách bảo hộ: Chính sách bằng văn bản: Minh bạch, rõ ràng, cam kết bảo hộ như thế nào?
Giáo dục nhân viên: Tránh các trường hợp bị lộ do sơ xuất, chỉ dẫn sớm về các thông tin bảo hộ, có chính sách đối với các hoạt động sáng chế, giới hạn tiếp cân dữ liệu. thường xuyên giáo dục và nhắc nhở nhân viên, giám sát sự tuân thủ và truy cứu trách nhiệm.
Hạn chế tiếp cận: chỉ có những người cần biết mới được biết.giới hạn sự truy cập vào hệ thống máy tính.
Đánh dấu những tài liệu mật để nhân viên biết.
Chính sách cách li: có khóa riêng biệt, ủy quyền cho người đáng tin cậy, kiểm soát truy cập, lập danh sách người được tiếp cận, giám sát cơ sở lưu giữ, xé nhỏ thông tin, giám sát, kiểm tra, tường lửa, chống virut, kiểm tra email, giám sát người truy cập internet.
Hạn chế sự tiếp cận của công chúng: đi cùng với khách, kiểm soát việc ra vào của khách, xử lí rác,
Đối tác: chia sẽ để khai thác, cần lập hợp đồng bảo mật với đối tác như: nhân viên cố vấn, thiết kế wedsite, nhà thầu phụ, công ty, doanh nghiệp liên doanh
Luôn phát triển và duy trì bí mật thương mại
Đáp ứng 3 tiêu chẩn để được bảo vệ bí mật pháp lí
Phần II: Nhượng quyền thương mại
I/ Định nghĩa: (Điều 284 Luật thương mại)
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo điều kiện sau:
Việc mua bán bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thưong mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
II/ Sản phẩm nhượng quyền:
@ Hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền: Điều 7 Nghị định 53/2006 NĐ-CP ngày 31/03/2006: Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại
1. Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
2. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top