admin_yahoo360plus
New Member
Download miễn phí Đề tài Các nguyên nhân của sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973
Từ năm 1955 đến 1973, Nhà nước đã thông qua 7 kế hoạch, đa số là kế hoạch 5 năm, nhưng thời gian thực hiện trung bình là hai năm rưỡi vì các dự kiến kế hoạch đều thấp hơn mức tăng trưởng thực tế. Các kế hoạch kinh tế đều có ba nội dung cơ bản: phương hướng kinh tế xã hội phương hướng chính sách của chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu trên, những chỉ dẫn hoạt động cho các cơ sở kinh doanh, các ngành công nghiệp. Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế (MITI) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) có vị trí quan trọng trong việc phát huy vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế. Thông qua các hệ thống này, các chính sách về tài chính, tiền tệ, đối ngoại của Nhà nước được thực thi có hiệu quả.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-26-de_tai_cac_nguyen_nhan_cua_su_phat_trien_than_ky_cua_nen_kin.GJXz3kKtLG.swf /tai-lieu/de-tai-cac-nguyen-nhan-cua-su-phat-trien-than-ky-cua-nen-kinh-te-nhat-ban-giai-doan-1952-1973-77805/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Chúng ta đều biết rằng Nhật Bản hầu như không có mỏ dầu nhưng đã đứng đầu các nước tư bản về nhập và chế biến dầu tho, riêng năm 1971 đã nhập tới 186 triệu tấn dầu tho; công nghiệp sản xuất thép năm 1950 là 4,8 triệu tấn. Năm 1960, công nghiệp ô tô Nhật Bản còn đứng hàng thứ sau trong thế giới tư bản, đến năm 1967 vươn lên ngang hàng thứ hai sau Mỹ. Năm 1968, Nhật Bản sản xuất được 2 triệu ô tô. Công nghệp đóng tàu đến những năm 70 chiếm trên 50% tổng số tàu biển và có sau trong mười nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới tư bản.
Ngành nông nghiệp tuy tỉ trọng trong tổng sản phẩm quốc dân giảm, nhưng sản lượng và năng suất lao động lại tăng nhanh. Lao động nông nghiệp giảm từ 14,5 triệu năm 1960 xuống còn 8,9 triệu năm 1969. Tổng giá trị sản lượng nông, lâm, ngư nghiệp năm 1969 là 9 tỷ USD. Hơn nữa cuộc cải cách ruộng rất được tiến hành dưới sự chiếm đống của quân đội Mỹ đã làm biến đổi một cách căn bản chế độ sở hữu nửa phong kiến trong nền công nghiệp Nhật Bản trước chiến tranh. Cuộc cải cách này đã giải phóng người nông dân Nhật Bản khỏi chế độ địa chủ, biến họ trở thành người tự do thực hiện sản xuất nông nghiệp trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của mình. Và từ đó đời sống của người nông dân được nâng lên.
Giao thông vận tải, nhất là phương tiện vận chuyển ăng nhanh. Đến đầu thập kỷ 70, Nhật Bản đứng đầu các nước tư bản về vận tải đường biển.
Còn một vấn đề mà chúng ta không thể nói đến, đó là ngoại thương. Ngoại thương được coi là nhịp thở của nền kinh tế Nhật Bản. Từ năm 1950 đến năm 1971 kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần từ 17 tỷ USD lên 43,6 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu tưng 30, nhập khẩu tăng 21 lần.
III. Các nguyên nhân của sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973
Thứ nhất, phát huy vai trò nhân tố con người
Trước hết, phải nói rằng chế độ giáo dục ở Nhật Bản khá phát triển và hoàn thiện. Kế thừa nền giáo dục của thời kỳ trước, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã phổ cập giáo dục hệ 9 năm. Trên cơ sở trình độ văn hoá chung khá cao đó, người Nhật Bản rất chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng những kỹ thuật, công nghệ mới. Công nhân được đào tạo không chỉ trong các trường dạy nghề mà có thể đào tạo ngay tại các xí nghiệp.
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của Nhật Bản khá đông đảo, có chất lượng cao đã góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước. Giới quản lý và kinh doanh của Nhật Bản được đánh giá là những người sắc xảo, nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường, đổi mới phương pháp kinh doanh, đem lại thẳng lợi cho các Công ty Nhật Bản trên thị trường quốc tế.
Từ lâu, người Nhật được giáo dục theo những luân lý của đoạn khổng. Trong thời kỳ hiện đại, những đức tính cần kiệm, kiên trì, lòng trung thành, tính phục tùng… vẫn được đề cao. Những tinh hoa văn hoá của quá khứ được tôn trọng và kế thừa nền tảng để người Nhật nắm bắt những tri thức mới của thời đại. Do đó, giới quản lý đã đặc biệt thành công trong việc củng cố kỷ luật lao động, lợi dụng và khai thác sự tận tụy và trung thành của người lao động. Các Công ty của Nhật Bản thường được bao trùm bởi một bầu không khí thấm đậm tình " gia tộc" "gia đình" không ít nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng sự thành công trong phát triển kinh tế của Nhật Bản là kết quả của sự thành công trong phát triển kinh tế của Nhật Bản là kết quả của sự kết hợp khéo léo giữa "công nghệ phươngTây" và "tính cách Nhật Bản".
Thứ hai, duy trì mức tích luỹ cao thường xuyên, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao.
Tích luỹ vốn
Nhật Bản thời kỳ này được coi là một nước có tỷ lệ tích luỹ vốn cao nhất trong các nước tư bản phát triển. Tỷ lệ tích luỹ vốn thường xuyên của thời kỳ 1952 - 1973 vào khoảng từ 30 đến 30% thu nhập quốc dân, gấp hơn hai lần so với Mỹ, Anh. Trong đó, tỷ lệ đầu tư vào tư bản cố định trong tổng sản phẩm xã hội của Nhật Bản cao hơn tất cả. Năm 1966, tổng số vốn đầu tư vào tư bản cố định của Nhật Bản là 30,6 tỷ USD. Đây là một trong những nhân tố bảo đảm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao.
Những giải pháp duy trì mức tích luỹ cao của Nhật Bản là:
+ Tận dụng triệt để nguồn lao động trong nước, áp dụng chế độ tiền lương thấp.
Tiền lương công nhân Nhật Bản những năm 50,60 rất thấp so với các nước tư bản phát triển. Trong các xí nghiệp lớn của ngành công nghiệp chế biến ở Nhật Bản, tiền lương công nhân chỉ bằng 1/3 tiền lương của công nhân anh và 1/7 tiền lương công nhân Mỹ. Tư bản độc quyền Nhật Bản một mặt lợi dụng mức sống thấp của nhân dân và tình trạng thất nghiệp sau chiến tranh, mặt khác tuyên truyền cho "lối sống" cổ truyền. Bằng phương pháp quản lý tinh vi, chế độ thuê mướn suốt đời kết hợp với các hình thức thuê mướn khác, các ông chủ đã buộc công nhân phải tận tâm, trung bình với xí nghiệp, vì quyền lợi của xí nghiệp. Chế độ tiền lương thấp là nhân tố quan trọng nhất để mức tích luỹ vốn cao và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.
+ Để tạo vốn cho phát triển kinh tế, Nhật Bản đã chú ý khai thác v à sử dụng tốt nguồn tiết kiệm cá nhân. Từ 1961 - 1967, tỷ lệ gửi tiết kiệm Anh ( 7,7%). Năm 1968 - 1969, tổng số tiền tiết kiệm tới là 157,5 tỷ USD. Tính trung bình mỗi người dân Nhật có số tiền tiết kiệm là1.550 USD.
Ngoài ra, mức tích luỹ cao ở Nhật Bản còn là kết quả của việc giảm chi phí quân sự xuống mức dưới 1% tổng sản phẩm quốc dân (ở Mỹ là 9 - 10%). Do nhu cầu của phát triển kinh tế thời kỳ này Chính phủ Nhật Bản đã hạn chế các khoản chi tiêu cho các phúc lợi xã hội, y tế, nhà ở… Bộ máy hành chính cũng được chú ý giảm tới mức tối thiểu, số người phục vụ trong các cơ quan Nhà nước và quan đội chỉ khoảng 1,3 triệu. Trong khi đó ở Pháp, dân số chỉ bằng một nửa Nhật Bản nhưng con số này là 3 triệu người.
Có thể khẳng định rằng người Nhật Bản đã rất thành công trong việc huy động nguồn vốn nội bộ cho phát triển kinh tế thời kỳ sau chiến tranh.
Tuy vậy, nguồn vốn từ bên ngoài cũng đóng vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế Nhật, nhất là nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA chủ yếu được dành cho việc cải tạo, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp nặng. Trong thời kỳ từ 1944 đến 1955 số vốn của bên ngoài vào Nhật Bản là 230 triệu USD, và đã tăng lên rất nhanh trong thời kỳ 1956 - 1973 với 24 tỷ USD, trong đó vay trực tiếp và tiếp nhận đầu tư cổ phiếu nước ngoài chiếm 89%. Trong các nguồn tín d