Rennie

New Member

Download miễn phí Đề tài Các phương pháp hạch toán dự phòng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường





MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ HẠCH TOÁN CÁC LOẠI

DƯ PHÒNG TRONG DOANH NGHIỆP 2

I. Khái niệm, vai trò, thời điểm, nguyên tắc lập và phân loại các loại dự phòng giảm giá 2

1.Khái niệm 2

2. Vai trò của dự phòng 2

3 Thời điểm và nguyên tắc xác lập dự phòng 3

4. Phân loại dự phòng giảm giá 4

II. Hạch toán các loại dự phòng giảm giá 4

1. Hạch toán dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn

và dài hạn 4

2. Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi 8

3. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 10

PHẦN II : MỘT SỐ Ý KIẾN, NHẬN XÉT NHẰM HOÀN THIỆN PHƯƠNH PHÁP TÍNH VÀ HẠCH TOÁN CÁC LOẠI DỰ PHÒNG TRONG DOANH NGHIỆP 14

KẾT LUẬN 20

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


sự giảm giá của một số loại tài sản hay xảy ra ở Việt Nam, dự phòng giảm giá tài sản của các doanh nghiệp Việt Nạm được phân chia thành các loại như sau:
- Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, trực tiếp là dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
- Dự phòng giảm giá các loại hàng tồn kho (vật tư, hàng hoá, sản phẩm dở dang, sản phẩm hoàn thành đang tồn đọng theo nhu cầu thực tế hay chờ thanh lý, xử lý…)
Dự phòng nợ phải thu khó đòi : thực hiện với các khách hàng nghi ngờ về khả năng có thể trả nợ
Hạch toán các loại dự phòng giảm giá
Hạch toán dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn
Mục đích lập dự phòng:
Để đề phòng về tài chính cho trường hợp chứng khoán đang đầu tư có thể bị giảm giá khi thu hồi, chuyển nhượng, bán.
Để xác định giá trị thực tế của các chứng khoán đang đầu tư khi lập báo cáo “cân đối kế toán”.
Đối tượng và điều kiện lập dự phòng
Toàn bộ chứng khoán do doanh nghiệp đầu tư theo đúng qui định của luật pháp, được mua bán tự do trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê cuối năm có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán ( giá gốc ghi sổ ) được phép trích lập dự phòng. Những chứng khoán không được phép mua bán trên thị trường thì không được trích lập dự phòng.
Phương pháp xác định mức dự phòng cần lập cho niên độ tới
Số dự phòng phải lập cho niên độ liền sau niên độ báo cáo được tính toán trên hai căn cứ : thực tế diễn biến giá chứng khoán xảy ra trong niên độ báo cáo và dự báo giá thị trường chứng khoán doanh nghiệp đang cầm giữ sẽ xảy ra trong năm liền sau. Trên cơ sở đã biết doanh nghiệp xác định số dự phòng cần lập cho năm tiếp theo bằng các bước thực hiện công việc sau:
Bước 1: Kiểm kê số chứng khoán hiện có theo loại
Bước 2: Lập bảng kê chứng khoán về số lượng và giá trị mua vào, đối chiếu với giá thị trường vào ngày kiểm kê ( ngày cuối niên độ báo cáo – niên độ xảy ra việc lập dự phòng )
Bước 3: Tính mức dự phòng phải lập cho niên độ sau theo loại chứng khoán nào có mức báo giá thị trường tại ngày kiểm kê thấp hơn giá ghi sổ thời điểm mua vào của chứng khoán.
Mức dự phòng giảm giá cần lập cho niên độ tới của chứng khoán i
=
Số lượng chứng khoán i hiện có cuối niên độ cần lập dự phòng
x
Mức giảm giá của chứng khoán i
Mức giảm giá của chứng khoán i
=
Giá chứng khoán i thực tế trên thị trường cuối niên độ kế toán
-
Giá gốc ghi sổ kế toán của chứng khoán i
Có thể lập bảng kê dự phòng theo mẫu thiết kế sau :
Số hiệu tài khoản
Loại chứng khoán
Số lượng
Giá mua vào ( Đơn vị)
Giá tại ngày kiểm kê
Mức dự phòng cần lập
121 211
xxx
xxx
xxx
xxx
xxx
xxx
xxx
xxx
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 2 tài khoản : TK 129 và TK 229
* Tài khoản 129 : Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
- Nội dung : TK này được dùng để phản ảnh tình hình lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn.
- Kết cấu chung
+ Bên Nợ : - Xử lý khoản giảm giá thực tế đầu tư ngắn hạn
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư NH vào thu tài chính
+ Bên Có : Lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn vào cuối niên độ
+ Số dư Có : Giá trị dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn hiện có.
* Tài khoản 229 : Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
- Nội dung :TK này được dùng để phản ảnh tình lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn.
- Kết cấu chung:
+ Bên Nợ : - Giá trị thiệt hại thực tế về giảm giá đầu tư dài hạn
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá vào thu tài chính
+ Bên Có : Lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
+ Số dư Có : Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn hiện còn
Phương pháp hạch toán
* Lập dự phòng : Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá chứng khoán với các loại chứng khoán hiện có, kế toán tính và xác định mức dự phòng giảm giá chứng khoán cho niên độ kế toán sau. Theo quy định mức dự phòng cần lập thực tế sẽ phản ảnh vào chi phí tài chính của niên độ báo cáo. Kế toán ghi:
Nợ TK 811 : Chi phí hoạt động tài chính
Có TK 129 : Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Có TK 229 : Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
* Khi xảy ra nghiệp vụ giảm giá, gây thua lỗ, thiệt hại cho vốn đầu tư tài chính, nếu thuộc quỹ dự phòng bù đắp, kế toán ghi mức thiệt hại xử lý vào dự phòng.
Nợ TK 129 : Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Nợ TK 229 : Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Có TK 121, 128 : Đầu tư ngắn hạn
Có TK 221, 228 : Đầu tư dài hạn
( Chi phản ảnh mức thiệt hại do giảm giá)
* Hoàn nhập dự phòng : Trường hợp số dự phòng tính phải lập cho năm sau nhỏ hơn so với số đã lập năm trước còn lại ngày cuối năm, thì số chênh lệch dự phòng đã lập thừa được ghi thu nhập tài chính của niên độ báo cáo . Kế toán ghi:
Nợ TK 129 : Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Nợ TK 229 : Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Có TK 771 : Thu nhập hoạt động tài chính
Đồng thời kế toán tính và xác định mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán cho niên độ sau.
+ Nếu giá chứng khoán nhượng bán lớn hơn giá gốc chứng khoán, ghi:
Nợ TK 111, 112 : Giá nhượng bán chứng khoán
Có TK 121, 221 : Giá gốc chứng khoán
Có TK 771 : Chênh lệch giữa giá gốc và giá nhượng bán chứng khoán
+ Nếu giá chứng khoán nhượng bán nhỏ hơn giá gốc chứng khoán, ghi:
Nợ TK 111, 112 : Giá nhượng bán chứng khoán
Nợ TK 811 : Chênh lệch giữa giá gốc và giá nhượng bán chứng khoán
Có TK 121, 221 : Giá gốc chứng khoán
Sơ đồ 01 : Sơ đồ hạch toán dự phòng
giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
TK 121,128,221,228 TK 129,229 TK 811
Xử lý thiệt hại do giảm giá Trích lập dự phòng giảm
thực tế của các loại chứng giá các loại chứng khoán
khoán ngắn và dài hạn ngắn và dài hạn hiện có
TK 711 vào cuối niên độ kế toán
Hoàn nhập toàn bộ số dự trước khi lập báo cáo tài
phòng giảm giá của các loại chính
chứng khoán ngắn & dài hạn
đã lập vào cuối niên độ kế
toán trước
Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Mục đích lập dự phòng
Để đề phòng vật tư giảm giá so với giá gốc trên sổ, đặc biệt khi chuyển nhượng, cho vay, xử lý, thanh lý.
Để xác định giá trị thực tế của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán
Đối tượng và điều kiện trích lập dự phòng
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho các loại nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất, các loại vật tư, hàng hoá, thành phẩm tồn kho để bán mà giá trên thị trường thấp hơn giá thực tế đang ghi sổ kế toán. Những vật tư, hàng hoá này là mặt hàng kinh doanh thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có chứng cứ hợp lý chứng minh giá vốn vật tư, hàng hoá tồn kho.
Phương pháp xác định dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Số dự phòng cần lập dựa trên số lượng của mỗi loại hàng tồn kho theo kiểm kê và thực tế diễn biến trong niên độ tiếp theo.
Mức dự phòng cần lập năm tới cho hàng tồn kho i
=
Số lượng hàng tồn kho mỗi loại cuối niên độ
x
Mức chênh lệch giảm giá của mỗi loại hàn...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C [Free] Các vấn đề về phương pháp luận trong phân tích và thiết kế hệ thống tông tin quản lý Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Xây dựng một phân hệ hỗ trợ một số quy trình phân loại và sắp xếp các phương án cần lựa chọn Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Đề án Phương tiện quảng cáo và hiệu quả của việc lựa chọn đúng các phương tiện quảng cáo Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Đánh giá các phương pháp đo độ lác trong khám lác cơ năng ở trẻ em Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Các phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất trong điều kiện Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Phương hướng hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Tiểu luận Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Tiểu luận Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp bằng các phương thức lựa chọn (ADR) ở Nhật Bản Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Cách thức xác định các tình tiết trong vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Đề cương các điều ước đa phương về thừa kế Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top