Albert

New Member

Download Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế qua Luật Thương mại Việt Nam, Công ước CISG và Bộ nguyên tắc Unidroit miễn phí





Công ước CISG theo thuyết tính dự đoán trước của thiệt hại khi nêu cụ thể rằng thiệt hại phải là những tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán được hay buộc phải dự đoán trước được trong thời điểm ký kết hợp đồng như là hậu quả có thể xảy ra đối với vi phạm hợp đồng đó. Bộ nguyên tắc Unidroit cũng có những quy định cụ thể về tính dự đoán trước của thiệt hại ở Điều 7.4.4: “Bên có nghĩa vụ chỉ chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại mà mình đã dự đoán trước hay đã có thể dự đoán trước một cách hợp lý, vào thời điểm giao kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra từ việc không thực hiện”.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế qua Luật Thương mại Việt Nam, Công ước CISG và Bộ nguyên tắc Unidroit
Đối với hợp đồng thương mại quốc tế, khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng, một trong những chế tài được áp dụng phổ biến là bồi thường thiệt hại (1). Luật Thương mại Việt Nam 1997 và 2005 đều dành điều khoản (Điều 229 Luật 1997 và Điều 320 Luật 2005) để quy định vấn đề này. Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước CISG) cũng dành Mục II Chương 5 cho chế tài bồi thường thiệt hại. Bộ nguyên tắc của Unidroit (2) về hợp đồng thương mại quốc tế (sau đây gọi tắt là Bộ nguyên tắc Unidroit) dành Mục 4 Chương 7 để thống nhất các vấn đề về bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, những quy định trên lại có những điểm khác biệt trong thuật ngữ, trong cách giải thích và trong thực tế áp dụng. Nằm trong nỗ lực hài hòa hóa pháp luật cho hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bài viết sẽ phân tích những điểm còn khác biệt giữa những quy định trên.
1. Sự khác biệt và bổ trợ giải thích cho nhau giữa ba văn bản về chế tài bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được tất cả các hệ thống pháp luật trên thế giới áp dụng3. Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định về chế tài bồi thường thiệt hại tại Điều 302. Chế tài này sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi luật điều chỉnh hợp đồng là luật Việt Nam.
“Điều 302: Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm4”.
Điều 74 Công ước CISG đưa ra khung cơ bản cho việc đền bù thiệt hại: “Thiệt hại do vi phạm hợp đồng của một bên là tổng số các tổn thất kể cả lợi tức bị mất, mà bên kia phải chịu do hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những thiệt hại như vậy không thể vượt quá tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã đoán được hay buộc phải đoán được trong thời điểm ký kết hợp đồng như là hậu quả có thể xảy ra của vi phạm hợp đồng đó, trên cơ sở các thông tin và tình tiết mà bên vi phạm hợp đồng đã biết hay phải biết vào thời điểm đó”5. Bộ nguyên tắc Unidroit đưa ra những quy phạm chung cho hợp đồng thương mại quốc tế với mục tiêu thiết lập một bộ nguyên tắc cân bằng để áp dụng trên thế giới không phụ thuộc vào truyền thống pháp luật và điều kiện kinh tế xã hội của các nước. Bộ nguyên tắc này có Mục 4 Chương 7 quy định về bồi thường thiệt hại.
a. Về phạm vi thiệt hại được đền bù
Khi xác định thiệt hại, cả ba nguồn luật trên đều giới hạn phạm vi thiệt hại được đền bù. Luật Thương mại Việt Nam quy định giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm hai loại là tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng. Công ước CISG thì quy định thiệt hại bao gồm những tổn thất. Khoản lợi đáng lẽ được hưởng (lợi tức bị mất) cũng được tính là tổn thất. Đối với phạm vi thiệt hại được bồi thường trên, Bộ nguyên tắc Unidroit có những quy định chi tiết hơn và phạm vi bồi thường rộng hơn6.
Cụ thể, thứ nhất, Bộ nguyên tắc Unidroit ở Điều 7.4.2 quy định nguyên tắc bồi thường toàn bộ, bao gồm cả những thiệt hại vật chất (tổn thất và lợi ích bị mất đi) và cả những thiệt hại phi tiền tệ bắt nguồn đặc biệt từ nỗi đau thể chất hay tinh thần trong đó có thiệt hại do mất uy tín (loại thiệt hại mà bên bị thiệt hại đòi bồi thường trong một số tranh chấp điển hình7). Công ước Viên không có quy định cụ thể về loại thiệt hại này. Bên cạnh đó, Công ước tại Điều 5 còn quy định loại trừ việc áp dụng Công ước cho những thiệt hại do người chết hay bị thương. Luật Thương mại 2005 Điều 302 không nói rõ phạm vi thiệt hại có bao gồm thiệt hại phi vật chất hay không, nhưng khi xét Điều 307 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 thì có thể thấy phạm vi bồi thường thiệt hại có bao gồm những thiệt hại này.
“Điều 307 Bộ luật Dân sự 2005. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần…
3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp về tinh thần cho người bị thiệt hại8”.
Một loại chi phí cần được xem xét xem có thuộc phạm vi của thiệt hại được bồi thường hay không đó là chi phí luật sư - vấn đề gây nhiều tranh cãi trong nhiều năm gần đây, khi mà cả ba nguồn luật trên đều không có quy định chi tiết. Và thực tiễn khi nghiên cứu các phán quyết về những tranh chấp thương mại điển hình, có thể thấy rằng những yêu cầu về bồi thường chi phí luật sư thường bị bác (một phần nguyên nhân là bên bị thiệt hại không đưa ra được các chứng cứ chứng minh)9.
Thứ hai, Bộ nguyên tắc Unidroit còn có những điểm chi tiết hơn so với hai nguồn luật còn lại nữa là việc tính đến khoản lợi cho bên có quyền từ một khoản chi phí hay tổn thất tránh được với mục đích làm cho việc bồi thường thiệt hại không được làm lợi cho bên có quyền. Trong khi đó, Công ước CISG không có quy định cụ thể về vấn đề này. Luật Thương mại Việt Nam 2005 cũng không có quy định cụ thể. Tuy nhiên Điều 229 của Luật Thương mại Việt Nam 1997 lại có ghi nhận: “Số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng”10 với mục đích là để việc bồi thường thiệt hại không được làm lợi cho bên có quyền mặc dù không đưa ra được cách tính cụ thể như Bộ nguyên tắc Unidroit.
b. Về tính đoán trước của thiệt hại
Công ước CISG theo thuyết tính đoán trước của thiệt hại khi nêu cụ thể rằng thiệt hại phải là những tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã đoán được hay buộc phải đoán trước được trong thời điểm ký kết hợp đồng như là hậu quả có thể xảy ra đối với vi phạm hợp đồng đó. Bộ nguyên tắc Unidroit cũng có những quy định cụ thể về tính đoán trước của thiệt hại ở Điều 7.4.4: “Bên có nghĩa vụ chỉ chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại mà mình đã đoán trước hay đã có thể đoán trước một cách hợp lý, vào thời điểm giao kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra từ việc không thực hiện”.
Xét quy định của Luật Thương mại Việt Nam, chúng tui thấy rằng, Điều 302 có quy định về tính trực tiếp, thực tế của thiệt hại mà không nói rõ về tính đoán trước. Một số học giả cho rằng, thiệt hại theo qu...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top