baby_hettien

New Member

Download Chiến lược phát triển hệ thống cấp cứu y tế miễn phí





8. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỆTHỐNG CẤP CỨU Y TẾ
8.1 Các vấn đềtồn tại và dựbáo đến 2020. 2
8.2 Mục tiêu: . 7
8.3 Chiến lược: . 8
8.4 Lộtrình thực hiện chiến lược. 23
8.5 Đềxuất một sốdựán cần được quốc tếtài trợvềcấp cứu y tế. 27



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:


quốc lộ; Tiêu chuẩn về trang thiết bị, kiến thức và kỹ năng của nhân viên
y tế trong chăm sóc chấn thương thiết yếu.
b. Chỉ đạo các Sở Y tế xây dựng mạng lưới các trạm cấp cứu, các bệnh
viện nhằm kịp thời cứu chữa nạn nhân bị tai nạn giao thông trên các
quốc lộ trọng điểm. Thống kê, báo cáo tình hình tai nạn thương tích tại
các cơ sở y tế theo qui định, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng ghi
chép thống kê báo cáo các trường hợp mắc và tử vong do tai nạn giao
thông.
c. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập bản đồ mạng lưới
cấp cứu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh: quy định địa bàn của từng
cơ sở y tế dọc trên tuyến quốc lộ chịu trách nhiệm cấp cứu tai nạn giao
thông;
d. Rà soát lại quy hoạch và thực trạng trung tâm vận chuyển cấp cứu 115
để bổ sung các trạm, chốt và trang thiết bị cho trung tâm vận chuyển cấp
cứu 115 và các cơ sở y tế trên các quốc lộ trọng điểm và nơi có nguy cơ
tai nạn giao thông cao.
e. Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức và huấn luyện kỹ năng sơ
cứu, cấp cứu tai nạn giao thông cho đội ngũ cộng tác viên tại các trạm,
chốt cấp cứu và các đối tượng liên quan đến cứu hộ, cứu nạn và giải
quyết tai nạn giao thông;
(4) Quy chế cấp cứu mới được ban hành theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT
ngày 21/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Nhiều nội dung đã được đưa vào
chiến lược này)
(5) Đề án tăng cường đảm bảo trật tự ATGT quốc gia đến năm 2010 của Bộ
Giao thông năm 2007
a. Mục 2.1.2 "Mục tiêu" nêu rõ: số người chết trên 10.000 phương tiện cơ
giới đường bộ giảm từ 6,5 xuống còn 4,5 vào năm 2010.
b. Mục 2.10.2 “dịch vụ y tế cấp cứu” có nội dung như sau:
- Nâng cao năng lực của các Trung tâm cấp cứu
- Quy hoạch và xây dựng các trạm y tế cấp cứu dọc quốc lộ quan
trọng
- Xây dựng hệ thống thông tin cấp cứuTNGT trên các tuyến quốc lộ
Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)
Email: [email protected] III-8-11
- Đầu tư cung cấp các trang thiết bị y tế cơ bản bắt buộc phải có đối
với các Khoa cấp cứu của các bệnh viện trung ương và bệnh viện
tuyến tỉnh, thành phố, trạm y tế trên các tuyến quốc lộ
- Đào tạo nghiệp vụ cấp cứu cho nhân viên y tế, tuyên truyền phổ biến
cho người dân sống dọc theo các tuyến quốc lộ, lái xe về những kiến
thức cấp cứu cơ bản trong sơ cứu TNGT
- Củng cố các Trung tâm cấp cứu 115 tại các tỉnh, thành phố. Quy
hoạch và xây dựng hệ thống trạm sơ cứu TNGT trên mạng đường
sắt để cấp cứu cho nạn nhân bị tai nạn đường sắt.
2) Phát triển hệ thống cấp cứu trước khi đưa đến bệnh viện
(1) Tăng cường hệ thống thông tin cấp cứu y tế
a. Thời gian trong cấp cứu nói chung và trong cấp cứu tai nạn giao thông
nói riêng có vai trò quyết định đến chất lượng cấp cứu. Giới hạn “thời
gian vàng” trong cấp cứu TNGT là trong 1 giờ đầu, nếu để quá giới hạn
này sẽ gây ra các biến chứng phức tạp, đôi khi quyết định đến cả tính
mạng bệnh nhân và khả năng phục hồi chức năng sau điều trị.
b. Phương tiện thông tin: Ngày nay hệ thống thông tin cố định và di động
dã được trải rộng hầu khắp đất nước. Tuy nhiên do cơ chế chính sách,
do cấu tạo của mạng thông tin dẫn đến tình trạng nhân dân không thể
gọi được đến các cơ sở y tế khi phát hiện có nạn nhân tai nạn giao
thông. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhân dân thông tin đến các cơ
sở y tế, xin đề xuất các giải pháp sau:
- Thống nhất trên cả nước mã thông tin cấp cứu là 115. Ngành Bưu
chính - Viễn Thông tổ chức sao cho người dân có thể gọi số 115
miễn phí tại bất cứ nơi nào trên lãnh thổ. Hệ thống tự động của bưu
điện sẽ kết nối ngay với cấp cứu y tế của bệnh viện huyện gần nhất
(có thể khác địa giới hành chính).
- Tổ chức các điểm gọi điện thoại công cộng trên dọc các tuyến đường
giao thông, có dấu hiệu để mọi người tham gia giao thông đều biết.
Các hộp điện thoại này chỉ có một nút bấm duy nhất, gọi được cho
cảnh sát giao thông và 115 để đồng thời cả cảnh sát giao thông và y
tế đều nắm được thông tin để đến hiện trường xử lý (nếu là cảnh sát)
và cấp cứu nạn nhân (nếu là y tế). Có biện pháp thông tin, tuyên
truyền và giao cho chính quyền địa phương vận động nhân dân tham
gia bảo vệ và sử dụng đúng hệ thống thông tin này.
- UBND các tỉnh, huyện có văn bản giao nhiệm vụ cho hệ thống cảnh
sát giao thông và hệ thống y tế phải kịp thời đáp ứng khi nhận được
các thông tin về tai nạn giao thông; phải kịp thời xử lí ngay, không
phân biệt địa bàn lãnh thổ. Thí dụ năm 2005, cả hệ thống cấp cứu
của Đà Nẵng và Huế đều được huy động và tham gia tích cực trong
cấp cứu hàng trăm nạn nhân bị đổ tầu thống nhất tại Lăng Cô (Huế)
Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)
Email: [email protected]
III-8-12
- Hiện nay các nhà khoa học Việt Nam đã thiết kế được hệ thống định
vị vệ tinh và đã phóng được vệ tinh viễn thông riêng. Nhờ đó có thể
xác định được vị trí chính xác của phương tiện giao thông. Cần đầu
tư để từng bước đưa vào sử dụng, trước hết là cho ô tô. Việc áp
dụng này sẽ giúp xác định ngay vị trí nơi xẩy ra tai nạn để công tác
tìm kiếm, cấp cứu nạn nhân được nhanh chóng.
- Tăng cường hệ thống thông tin, chỉ huy hiện đại để khắc phục hậu
quả tai nạn giao thông: Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng,
Huế, Đà nẵng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh… nghiên cứu sớm
đưa hệ thống điều hành thông tin cấp cứu đô thị bằng bản đồ số và
hệ thống điều hành trung tâm như các đô thị lớn trên thế giới để từng
bước tiếp cận và theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
(2) Cấp cứu và vận chuyển cấp cứu
a. Theo thống kê hiện nay có tới 30,16% số nạn nhân tai nạn giao thông
được chuyển ngay đến các bệnh viện mà không được xử trí cấp cứu ban
đầu tại hiện trường. Tình trạng này đã làm tăng nguy cơ tử vong, làm
nặng thêm và để lại nhiều di chứng cho nạn nhân sau điều trị. Vì vậy
việc tăng cường năng lực cấp cứu ngay tại hiện trường có vai trò đặc
biệt quan trọng. Cần thực hiện phương châm “4 tại chỗ” là chỉ huy tại
chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ đối với cấp
cứu nạn nhân TNGT.
b. Thực tế hiện nay chỉ có 37,55% nạn nhân được vận chuyển đến bệnh
viện bằng xe cấp cứu chuyên dụng, còn lại được vận chụyển bằng các
phương tiện giao thông khác không có đủ phương tiện cấp cứu, vận
chuyển không đúng cách, không được xử trí ban đầu đã làm tăng nguy
cơ tử vong hay trầm trọng hơn các thương tích ban đầu. Để làm tốt hơn
cần thực hiện các khuyến cáo sau đây:
- Các bệnh viện tuyến huyện, nhất là ở những nơi thường xuyên hay
xẩy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng cần được trang bị ít nhất 2 xe
ô tô cấp cứu có đ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top