My_xjnk

New Member

Download Chuyên đề Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học miễn phí





MỤC LỤC
 
A LỜI NÓI ĐẦU: . 2
B. CƠ SỞ LÝ LUẬN: . . 3
C. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP: . 4
I. LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP: . 4
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC HỌC SINH: 5
III. THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP: 6
IV. XÂY DỰNG TẬP THỂ HỌC SINH TỰ QUẢN: . 10
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: 11
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA HỌC SINH: .13
C. PHẦN KẾT LUẬN: . 15
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

m ở trong trường học mà thầy, cô; cha mẹ và xã hội quan tâm chưa đúng mực, một vài em học sinh cá biệt đã lôi kéo các em làm những việc sai trái đã tạo nên thói hư, tật xấu cho các em. Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” lứa tuổi của học sinh tiểu học (6 tuổi đến 11 tuổi) lứa tuổi mà các em bước đầu tiếp xúc với môi trường tập thể, tiếp xúc với bạn bè cùng lứa tuổi, cùng lớp, cùng trường lứa tuổi này như trang giấy trắng để tiếp thu những kỹ năng sống đang còn rất bỡ ngỡ, đơn giản của các em. Mặt khác còn có những điều kiện khách quan khác như thiếu sự chăm sóc của gia đinh, hoàn cảnh gia đình có khó khăn về kinh tế, các yếu tố tâm lý khác … đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và đạo đức xấu của các em. Cụ thể các em hay bắt chước các thói xấu của người khác như: nói tục, chửi thề, trộm cắp công cụ học tập của bạn bè, gây gỗ, đánh nhau với bạn cùng lớp, cùng trường …Chính vì vậy việc giáo dục cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học là một nhiệm vụ cấp bách trong nhà trường để thiết thực xây dựng một môi trương giáo dục lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường học.
Xuất phát từ mục tiêu chung đó, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp đóng một vai trò vô cùng quan trọng, có thể nói “là khâu then chốt, quyết định” việc nâng cao chất lượng học tập của các em.
Nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp. Bản thân tui đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm cũng như nhận được sự trợ giúp, tư vấn của đồng nghiệp. Qúa trình làm công tác chủ nhiệm lớp bản thân tui rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp. tui xin mạnh dạn được nêu lên những kinh nghiệm sau và mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp cũng như của hội đồng sư phạm.
B. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1/ Cơ sở thực tiễn:
-Dựa vào triết học Mác-lê nin: “Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.
-Từ thực tế công tác ở bậc học Tiểu học.
-Tâm lý lứa tuổi học sinh ở bậc học Tiểu học.
-Tình hình thực tế tại địa phương và sự chăm sóc của các đoàn thể xã hội khác…
2/ Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 4A Trường TH Bùi Thị Xuân (Năm học 2010 – 2011)
3/Điều tra khảo sát:
Trường PTDTBT TH & THCS Bùi Thị Xuân thuộc địa bàn Xã EaSin Huyện Krông Buk Tỉnh Đăk Lăk. Được thành lập tháng 08 năm 2011 là tiền thân của Trường TH Bùi Thị Xuân (thành lập năm 2007)
Trong năm học 2011 – 2012 Trường có tổng số học sinh là 285 em được biên chế thành 12 lớp( trong đó khối 1, 3 lớp 61 em, khối 2, 2 lớp 45 em, khối 3, 2 lớp 40 em, khối 4, 1 lớp 27 em, khối 5, 2 lớp 40 em, khối 6, 2 lớp 70 em.). Học sinh trong trường có 99% là học sinh dân tộc thiểu số gồm Êđê, Tày, Hoa….Trong đó học sinh dân tộc Êđê chiếm tới 90 %.
Trường được xây dựng trên địa bàn Xã EaSin Huyện Krông Buk là một Xã vùng ba đặc biệt khó khăn, nằm cách xa trung tâm Huyện Krông Buk 40 km. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương hết sức khó khăn, các bậc Cha, Mẹ của học sinh hầu hết làm nghề nông, trồng trọt, chăn nuôi, theo mùa vụ ở nương rẫy, thường xuyên xa nhà.
Học sinh trong trường hơn 99% là dân tộc thiểu số, có nhiều dân tộc cùng nhau chung sống. Do vậy mỗi dân tộc lại có những tâm lý, lối sống, phong tục tập quán khác nhau. Mức độ tiếp thu, nhận thức cũng như khả năng hòa nhập vào cộng đồng cũng ở nhiều cấp độ khác nhau. Đặc biệt các em học sinh dân tộc thiểu số lại thường hay tự kỷ, ít giao tiếp, đời sống tâm lý, tinh thần của các em gần như “Đóng kín”. Vì vậy công tác chủ nhiệm lớp gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó bản thân tui được nhà trường phân công, công tác chủ nhiệm lớp 4A. Một đơn vị lớp khi tui trông nhận, mặt học lực xếp loại giỏi có 2/30 em = 6%, khá 8/30 em = 26%, trung bình 15/30 em = 50%, yếu 5/30 em = 16% ( năm học 2010 – 2011). Để hoàn thành nhiệm vụ của năm học 2010 - 2011 nói chung và dần từng bước nâng cao chất lượng học tập của các em học sinh.
C. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
I/ LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
1. Những điều kiện để xây dụng kế hoạch
Để có kế hoạch xác với thực tế, cần tìm hiểu rõ về:
- Mục tiêu và nhiệm vụ năm học
- Kế hoạch giáo dục chung của trường
- Kế hoạch công tác Đoàn TN, Đội TNTPHCM nhà trường.
- Hệ thống cộng tác viên để thực hiện các mặt giáo dục.
- Đặc điểm tình hình của lớp, những mặt mạnh và thuận lợi của lớp về mọi mặt và những mặt yếu và hạn chế của lớp.
- Đặc điểm của gia đình học sinh: Hoàn cảnh gia đình về mặt kinh tế, tình cảm, trình độ, mức độ quan tâm giáo dục con cái và phương pháp giáo dục con cái….v…v..
2. Lập kế hoạch hoạt động
a. Cơ cấu tổ chức học sinh của lớp
b. Xác định mục tiêu phấn đấu chung của lớp
- Học tâp: Chỉ tiêu cần đạt, kế hoach bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém….
- Lao động
- Xây dựng tập thể lớp
- Các hoạt động giáo dục
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC HỌC SINH
Đánh giá kết quả GD HS là một trong những nội dung lớn và hết sức quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp. Bỡi lẽ nó không phải chỉ phản ánh kết quả GD HS mà còn phản ánh nội dung, phương pháp GD của lực lượng GD nói chung, của GVCN nói riêng. Đánh giá đúng sẽ là một động lực giúp HS nổ lực rèn luyện tu dưỡng, phát huy ngững ưu điểm, không ngừng rèn luyện, phấn đấu vươn lên hoàn thiện mình. Nói cách khác, sự đánh giá đúng, mang tính GD và kết quả GD. Ngược lại đánh giá không đúng, không khách quan đối với HS của nhà trường nói chung, của GVCN nói riêng đưa lại hậu quả xấu – phản GD.
Hậu quả này không lường trước được, không đo đếm được. Trong thực tế hiện nay do đánh giá của GVCN có những sai lầm ( có thể cố tình hay vô tình) đã dẫn tới những phản ứng của HS. Vì vậy, yêu cầu đánh giá đúng, khách quan là yêu cầu có tính nguyên tắc đối với GVCN trong việc đánh giá thành tích của lớp và từng HS.
Đánh giá kết quả GD chất lượng HS cần căn cứ vào các chỉ tiêu GD đạo đức cho HS trong nhà trường. Đó là phẩm chất đạo đức cần được giáo dục thông qua thái độ hành vi ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng của các em như: đối với công việc, với xã hội, với mọi người, với bản thân mình.
Đối với công việc: Đánh giá tinh thần tự giác, tích cực học tập, tinh thần trách nhiệm và quan tâm đến hiệu quả học tập, lao động, các hoạt động tập thể, tận tụy trong công việc và hoàn thành tốt các công việc được giao.
Đối với mọi người và xã hội: Đánh giá lòng nhân ái, vị tha, hướng thiện, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, kính trọng người lớn, giúp người tàn tật, thương yêu, nhường nhịn em nhỏ, tôn trọng pháp luật, bảo vệ của công, bảo vệ môi sinh, ý thức cộng đồng và hợp tác.
Đối với bản thân: Đánh giá lòng tự trọng bản thân, điều này được thê hiện ở cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, nói năng lịch sự, lễ phép, văn minh, quyết tâm khắc phục những yếu kém của bản thân để không ngừng tiến bộ, sống có hoài bão, ước mơ.
Tóm lại: Đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G [Free] Chuyên đề Thực trạng công tác đặc xá Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Chuyên đề Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở Cao Bằng Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Chuyên đề Thực trạng áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 trong những năm gần đây Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Chuyên đề Thực tiễn về việc thành lập công ty cổ phần trên địa bàn thành phố Hà NộI Tài liệu chưa phân loại 2
H [Free] Chuyên đề Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Chuyên đề Thực trạng ly hôn, quá trình giải quyết của Tòa án nhân dân thị xã Hà Giang Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Chuyên đề Thực tiễn tổ chức việc thi hành án tại thành phố Hải Dương Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Chuyên đề Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Chuyên đề Thực tiễn hoà giải vụ án dân sự của Toà án nhân dân thành phố Nam Định Tài liệu chưa phân loại 0
Q [Free] Chuyên đề Hợp đồng mua bán hàng hoá từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH IPC Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top