dola_dom

New Member

Download Chuyên đề Tìm hiểu vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường miễn phí





Chế độ chính trị vững vàng và ổn định là thuận lợi cơ bản nhất của chúng ta, là nhân tố tạo nền tảng và môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Qua những năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tuy chưa thật sự vận hành thông suốt, nhưng đã hình thành bước đầu. Quan hệ sản xuất, thể chế quản lý và phân phối đã có những thay đổi phù hợp hơn với kinh tế thị trường và trình độ của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát huy nội lực trong xây dựng, phát triển kinh tế. Nguồn lực phát triển của nước ta còn khá dồi dào về lao động, đất đai, nguồn vốn, tài nguyên, vùng biển, vị trí địa lý - kinh tế và địa lý - chính trị. Kết cấu hạ tầng tốt hơn những năm trước đây. Dân trí được nâng cao một cách đáng kể.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

và xử lý các vụ việc, các hành vi vi phạm pháp luật ở các DN. Công việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trực tiếp làm chức năng ĐKKD như Sở, Phòng Kế hoạch - Đầu tư (của huyện) với các Sở, Phòng, Ban quản lý các ngành lao động - xã hội, tài chính, công an, hải quan, viện kiểm sát, tòa án… ở địa phương.
Kinh nghiệm rút ra từ các địa phương thu hút được nhiều DNDD chính là thái độ “thân thiện” của chính quyền, trong việc sửa đổi các thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho DN.
6. Tổ chức, phát huy vai trò của các hiệp hội, câu lạc bộ DN
Đây là các hình thưc tổ chức xã hội - nghề nghiệp - kinh doanh được hình thành trên cơ sở tự nguyện tham gia của các thành viên, các DN. Nếu những tổ chức này mạnh sẽ có tác dụng thiết thực trong việc thông tin về thị trường kinh tế - kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hợp tác, hỗ trợ nhau trong kinh doanh. Thông qua hiệp hội, câu lạc bộ DN mà các cơ quan nhà nước tuyên truyền, giáo dục cho các DN về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời tập hợp ý kiến, tâm tư nguyện vọng của DN để nghiên cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện chức năng QLNN. Do vậy, Nhà nước cần:
- Đánh giá lại và giúp đỡ về tổ chức và hoạt động của các hiệp hội, câu lạc bộ DN để các tổ chức này có chương trình, nội dung, cách hoạt động thiết thực, bổ ích.
- Tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật, thông tin thị trường; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cán bộ quản lý DN; trao đổi kinh nghiệm sản xuất – kinh doanh, kinh nghiệm quản lý; xây dựng triết lý kinh doanh và văn hóa DN đúng đắn.
- Tôn trong ý kiến đóng góp của các hiệp hội, câu lạc bộ, DN với cơ quan Đảng và Chính phủ, chính quyền địa phương về xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng ngành trong cả nước và địa phương trên địa bàn.
- Thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trước những can thiệp trái pháp luật của cơ quan, công chức nhà nước.
IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA
1. Vai trò của QLNN đối với phát triển thị trường và thương mại nội địa ở nước ta hiện nay
Vai trò của Nhà nước đối với phát triển thị trường và thương mại nội địa thể hiện ở các chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh tế như: tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế cùng tham gia vào thị trường bình đẳng, định hướng sự phát triển của thị trường và thương mại nội địa, điều tiết sự vận động, phát triển của thị trường, kiểm soát sự hoạt động của nền kinh tế nói chung, của thị trường và thương mại nội địa nói riêng.
Trong nền KTTT, luôn có ba nhân tố là hệ thống thị trường, Nhà nước và các doanh nghiệp. Hệ thống thị trường vận hành theo cơ chế thị trường với những quy luật vốn có của nó. Nhà nước làm chức năng kích thích, điều tiết từ bên trong để tạo thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Các doanh nghiệp hoạt động tự chủ trong thị trường, chịu sự tác động của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sự hoạt động của các doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi hai nhân tố là thị trường và Nhà nước. Do vậy, trình độ phát triển của thị trường và trình độ quản lý thị trường của Nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự hoạt động, phát triển của các doanh nghiệp, đến sự phát triển của thương mại nội địa. Quan hệ Nhà nước, thị trường, doanh nghiệp có thể đưa đến ba khả năng:
- Thị trường phát triển đầy đủ, đồng bộ, lành mạnh, Nhà nước quản lý, điều tiết nhịp nhàng, có hiệu lực, hiện thực hóa cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp sẽ hoạt động, phát triển thuận lợi, đúng hướng. Đây là mục tiêu phát triển kinh tế thị trường của chúng ta hiện nay.
- Thị trường không phát triển, Nhà nước vẫn làm thay, can thiệp bằng mệnh lệnh, hành chính vào mọi hoạt động kinh tế, phân bổ các nguồn lực, trực tiếp điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp, hạn chế sự ra đời và phát triển của thị trường; có nguy cơ trở lại mô hình quản lý hành chính chỉ huy. Do vậy, thương mại nội địa cũng không có cơ hội để phát triển.
- Thị trường phát triển nhưng trình độ và khả năng điều tiết, quản lý của Nhà nước yếu kém, không có hiệu lực, dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý, Nhà nước mất khả năng điều tiết thị trường, các doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn theo sự điều tiết của "bàn tay vô hình" của thị trường, thậm chí phát triển trong sự hỗn loạn.
Hiện nay, trong nền kinh tế của nước ta, có nhiều nơi, có nhiều lĩnh vực QLNN bị buông lỏng, nhưng cũng có lúc QLNN lại can thiệp quá sâu gây cản trở, kìm hãm sự phát triển của thị trường, của doanh nghiệp.
Khác với những quốc gia có thị trường phát triển ở trình độ cao, cơ chế thị trường đã bộc lộ rõ tất cả những mặt mạnh, mặt yếu, những thuộc tính vốn có của nó, ở đó, Nhà nước chủ yếu điều tiết thị trường nhằm mục tiêu đã định. Ở nước ta hiện nay, kinh tế thị trường mới ở mức sơ khai, các yếu tố của thị trường chưa hình thành đồng bộ. Do vậy, Nhà nước vừa phải thực hiện các biện pháp thúc đẩy sự hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường, vừa phải điều tiết thị trường. Hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, nhiệm vụ tạo lập hệ thống thị trường đẩy đủ, đồng bộ là nhiệm vụ cơ bản nhất. Việc ra đời và phát triển thị trường ở nước ta phải gắn liền với sự quản lý của Nhà nước.
Vai trò thúc đẩy sự ra đời và phát triển thị trường và thương mại nội địa của Nhà nước ở nước ta hiện nay, thể hiện trên hai mặt:
Một là, Nhà nước tạo mọi điều kiện cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh phát triển. Trên cơ sở có nền kinh tế hàng hóa phát triển, hệ thống thị trường và cơ chế thị trường sẽ đẩy đủ và hoàn thiện. Khi đó Nhà nước có vai trò như "bà đỡ”, không ra lệnh, không tác động trực tiếp, mà cho phép, bảo hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nền KTTT phát triển. Nhà nước cần tác động hợp với các quy luật của thị trường.
Hai là, Nhà nước như một nhân tố từ bên trong, trực tiếp tham gia vào việc hình thành và phát triển các loại thị trường, bằng các nguồn lực của mình. Nhà nước xuất hiện như một sức mạnh, một nhân tố chủ động của thị trường, lúc đó, Nhà nước thật sự trở thành "một nhà buôn sỉ" như Lê-nin đã từng nói.
Cả hai mặt này có quan hệ mật thiết với nhau, cùng hướng vào mục tiêu chung là thúc đẩy hệ thống thị trường và thương mại nội địa ở nước ta phát triển. Sự tác động như vậy sẽ giúp Nhà nước thực hiện được cả hai chức năng: đẩy nhanh sự ra đời và phát triển các loại thị trường, đồng thời ngay từ đầu Nhà nước đã điều tiết được thị trường và các hoạt động thương mại nội địa.
Cũng giống như quá trình thúc đẩy sự ra đời, phát triển hoàn thiện cá...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G [Free] Chuyên đề Thực trạng công tác đặc xá Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Chuyên đề Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở Cao Bằng Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Chuyên đề Thực trạng áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 trong những năm gần đây Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Chuyên đề Thực tiễn về việc thành lập công ty cổ phần trên địa bàn thành phố Hà NộI Tài liệu chưa phân loại 2
H [Free] Chuyên đề Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Chuyên đề Thực trạng ly hôn, quá trình giải quyết của Tòa án nhân dân thị xã Hà Giang Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Chuyên đề Thực tiễn tổ chức việc thi hành án tại thành phố Hải Dương Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Chuyên đề Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Chuyên đề Thực tiễn hoà giải vụ án dân sự của Toà án nhân dân thành phố Nam Định Tài liệu chưa phân loại 0
Q [Free] Chuyên đề Hợp đồng mua bán hàng hoá từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH IPC Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top