heochauau

New Member

Download Cơ sở khoa học của việc thiết lập hệ thống tòa án hành chính ở Việt Nam miễn phí





Sự phân công rành mạch giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp có nghĩa là cơ quan hành pháp không được can thiệp vào quyền độc lập xét xử của cơ quan tư pháp và ngược lại, cơ quan tư pháp không được can thiệp và xét xử hoạt động của cơ quan hành pháp Ở nhiều nhà nước dân chủ pháp quyền và hiện đại, quyền can thiệp vào hành pháp (mang tính tài phán) là do những Tòa án hay Hội đồng đặc biệt như Tòa án hay Hội đồng hiến pháp, hay một Tòa án tối cao về hành chính (song song với Tòa án tối cao tư pháp). Ở nước ta, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền “kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cán bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ”; đương nhiên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền công tố. Nhưng thẩm quyền xét xử những vi phạm pháp luật hành chính của các cơ quan hành pháp lại không thuộc tòa án tư pháp. Vậy để đảm bảo rằng những hành vi vi phạm pháp luật hành chính sẽ bị xem xét và trừng phạt bởi một cơ quan mang tính tài phán rõ ràng thì phải đặt ra một hệ thống tài phán hành chính, tách khỏi hệ thống hành chính quản lý và cũng tách khỏi hệ thống tài phán tư pháp. Nó có thẩm quyền hủy bỏ và sửa đổi những quyết định dựa trên cơ sở thực thi những quyền hạn mang tính công quyền của các cơ quan nhà nước nắm quyền hành pháp, các cơ quan chính quyền địa phương, các cơ quan, công sở, các nhân việ, công chức của các cơ quan đó



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MẤY QUAN ĐIỂM CHUNG XÂY DỰNG
HỆ THỐNG TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH
GS. ĐOÀN TRỌNG TUYẾN
Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ
Trong cuộc cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách hành chính nói riêng, xây dựng hệ thống tài phán hành chính là một việc rất quan trọng. Dó là một yêu cầu cơ bản và cấp thiết của công cuộc đổi mới hiện nay.
1. Trước tiên, đó là một nội dung chủ yếu của công cuộc xây dựng một xã hội dân chủ, một Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân, một Nhà nước mà tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Đó làmột nội dung chủ yếu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, một nhà nước tuân thủ pháp luật và quản lý bằng pháp luật mà Hiến pháp là đạo luật cơ bản.
Như mọi người đều biết, Nhà nước ta là tổ chức quyền lực mang tính giai cấp, Nhà nước của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và là tổ chức công quyền, có chức năng giữ gìn trật tự chung và quản lý xã hội. Nhà nước lại là tổ chức thể hiện, bảo vệ và phát huy các quyền tự do, dân chủ của công dân. Nhà nước, đó là sự hiện thân của pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước vừa là chủ thể của pháp luật mà các công dân, các tổ chức trong xã hội là đối tượng, nhưng nhà nước cũng vừa là đối tượng của pháp luật một khi pháp luật đã được hình thành và có sức mạnh của quyền uy và tính cưỡng chế đối với toàn xã hội. Nhà nước dân chủ và công dân của một xã hội công dân có mối quan hệ biện chứng, nhân dân là nguồn của mọi quyền lực, lợi ích và ý chỉ của nhân dân là tối cao, nhà nước là tổ chức quyền lực từ nhân dân mà ra, thay mặt cho lợi ích và ý chí của nhân dân. Dân tổ chức ra nhà nước để cai trị nhân dân, nhà nước cai trị nhân dân nhưng lại bị nhân dân giám sát; cái nguồn tiềm lực trong nhân dân là nguồn lực tiềm năng, đứng riêng rẽ từng người không thành tổ chức thì không thành quyền lực, nó chỉ thành quyền hiện thực, quyền lực hành động khi nhân dân được tổ chức thành nhà nướ, thành một quyền lực đặc biệt tắch khỏi xã hội.
Giữa nhà nước và pháp quyền bao giờ cũng có mối quan hệ biện chứng. Nhà nước tất yếu mang tính pháp quyền, là hiện thân của pháp quyền, không có nhà nước nào là không có pháp quyền; pháp quyền là biểu hiện quyền uy, sức mạnh của nhà nước, không có pháp quyền nào đứng ngoài nhà nước, không có pháp luật nào không phải của nhà nước nhưng không phải bất kỳ nhà nước nào cũng là nhà nước pháp quyền. Một nhà nước pháp quyền khi nhà nước đó đặt mình dưới hiến pháp và luật. Vì quản lý xã hội bằng pháp luật, cho nên nhà nước vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của luật. Một nhà nước như vậy chỉ có thể là một nhà nước dân chủ, một nhà nước mà tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, pháp luật là ý chí của nhân dân đề lên thành luật.
Với quan điểm trên về một xã hội công dân, một nhà nước dân chủ, một nhà nước pháp quyền tất yếu dẫn đến vấn đề quyền lực của công dân xét dưới giác độ pháp luật.
Trong tổ chức quyền lực nhà nước, chúng ta chủ trương quyền lực nhà nước là thống nhất không phân chia nhưng có sự phân công rành mạch giữa 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp - quyền và nhiệm cụ của các cơ quan hành pháp là chấp hành Hiến pháp, luật, các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội), quản lý thống nhất việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước. Bộ máy hành pháp đó tổ chức và điều hành thống nhất hệ thống hành chính nhà nước (tức là nền hành chính công hay còn gọi là nền hành chính quốc gia).
Trong pháp quyền nằm trong tay nhà nước, người ta thường phân ra hai loại chính: pháp luật công và pháp luật tư (tư pháp). Pháp luật công điều chỉnh các mối quan hệ công quyền trước hết là các quan hệ về tổ chức các cơ quan quyền lực (Hiến pháp là cơ bản), xử lý các mối quan hệ giữa nhà nước và công dân và giữa các tổ chức nhà nước với nhau. Pháp luật tư điều chỉnh các mối quan hệ giữa tư nhân với nhau, mà bộ phận chủ yếu là dân luật.
Trong hệ thống pháp luật công, tương ứng với hệ thống tổ chức và hoạt động của quyền hành pháp, có pháp luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước (bao gồm các quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau, giữa cấp trên, cấp dưới, đồng cấp, giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, các đoàn thể nhân dân, giữa cơ quan nhà nước với công dân.
2. Nguyên tắc phân biệt hành chính quản lý với hành chính tài phán
Hệ thống hành chính nhà nước là tổng thể các cơ cấu tổ chức và định chế nhà nước có chức năng thực thi quyền hành pháp, quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước. Nó được tạo thành bởi một hệ thống các pháp nhân (Chính phủ, bộ, các cơ quan, công sở hành chính, sự nghiệp…), có quyền lập quy (ra những văn bản dưới luật và để thi hành), có thẩm quyền ra những quyết định hành chính và quản lý điều hành, tổ chức, kiểm tra cách thức tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước và của công dân.
Xét nội dugn công việc của nền hành chính quốc gia thì nó có thể được xác định rõ qua hai mặt: hành chính quản lý và hành chính tài phán.
Hành chính quản lý là thực hiện chức năng quản lý mọi mặt của đời sống xã hội hành ngày, tức là dựa trên các nghị quyết của Đảng, các đạo luật của Quốc hội, nó có nhiệm vụ và quyền hạn đoán tình hình phát triển kinh tế và quyết định về các mặt (kế hoặch, chính sách cụ thể, các biện pháp…), tổ chức chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra về phương diện quản lý và phương diện pháp luật; về mặt chính trị, nó phục tùng và phục vụ chính trị, thi hành và thực hiện những quyết định mang ý nghĩa chính trị được thi hành và thực hiện những quyết định mang ý nghĩa chính trị được định ra bởi các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan lãnh đạo về mặt đảng hay cơ quan có quyền lực cao nhất về lập pháp về mặt nhà nước). Trong việc thực hiện chức năng hành chính quản lý đó, nó phải giữ gìn, thể hiện và phát huy đầy đủ bản chất của một nhà nước dân chủ và pháp quyền, tôn trọng các quyền của con người và của công dân được quy định thành pháp luật. Mọi sự vi phạm quyền con người và quyền công dân, làm trái với pháp luật nói chung và pháp luật hành chính nói riêng đều xem là hành vi bất hợp pháp, hay dưới dạng văn bản hành chính hay dưới dạng hành động thực tế.
Trong một nhà nước thực sự dân chủ, một vấn đề đặt ra là tính một chiều và bất bình đẳng của pháp luật công, pháp luật hành chính. Nhà nước thông qua bộ máy hành pháp quản lý công dân bằng pháp luật công, cụ thể là pháp luật hành chính,mà pháp luật công mang tính một chiều, không bình đẳng giữa hai bên: một bên là cơ quan nhà nước hay nhà chức trách nắm công quyền (một pháp nhân công quyền), năm pháp luật, bảo vệ trật tự và lợi ích công, một bên là những công dân, l...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top