hongduc_1990

New Member

Download Đề cương chi tiết và bài giảng Phương pháp dạy học âm nhạc trong trường học miễn phí





PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
A. PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT:
I. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn tập hát:
1. Các khái niệm:
-Bài hát: Là tác phẩm âm nhạc có sự kết hợp giữa âm nhạc và lời ca, là nghệ
thuật kết hợp giữa 2 yếu tố âm nhạc và văn học.
Bài hát là hình thức biểu hiện bằng hình tượng âm thanh về những cảm nghĩ của
con ngườitrước cuộc sống.
- Hát: Là dùng giọng người thể hiện một bài hát, nhằm biểu hiện tư tưởng tình
cảm của mình, mang lại cho người nghe cả người hát những hứng thú và niềm
xúc động.
-Tập hát: Luyện tập những kỹ năng cần thiết để thể hiện bài hát một cách dễ
dàng và có hiệu quả.
2. Ý nghĩa của hoạt động ca hát:
- Là phương tiện giải trí bổ ích mang lại niềm vui cho mọi người.
-Khơi dậy những cảm hứng phong phú với cái đẹp, giúp con người hướng tới
những tình cảm cao thượng, quên mình. Đặc biệt hình thức ca hát tập thể liên kết
mọi người trong cảm xúc chung nên có ý nghĩa to lớn việc trong giáo dục ý thức
xã hội và tinh thần tập thể.
-Giúp phát triển giọnghát, một nhạc cụ tuyệt vời,là phương tiện thể hiện bản
thân của con người



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

đực tốt đẹp. (Nền giáo dục nước ta từ lâu đã có
câu:”dạy chữ, dạy người”, điều này được xem như một nguyên tắc hàng đầu mà
các nhà giáo dục Đông - Tây – Kim – Cổ đều thừa nhận; Bốn trụ cột trong
khuyến cáo của nền GD thế kỷ XXI là: Học để biết, học để làm, học để chung
sống và học để làm người).
f. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS: Muốn
phát huy tính tích cực của HS, người GV phải quan tâm đến hứng thú của HS
và tìm cách để gây được hứng thú học tập trong từng yếu tố của quá trình dạy
học: Nội dung bài phải hấp dẫn, phương pháp cần linh hoạt, phương tiện phong
phú…Nói cách khác là phải hấp dẫn, thu hút được HS vào bài giảng.
C. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
1. Khái niệm chung về phương pháp:
Phương pháp được hiểu là “cách thức”, là “con đường”, là “cách” để
giải quyết một vấn đề đặt ra. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp,
nhưng đều chung một ý lớn: đó là cách thức đạt tới mục đích, mục tiêu giải quyết một
công việc, tìm hiểu một vấn đề.
2. Các phương pháp dạy học âm nhạc:
a. Phương pháp trình bày tác phẩm: Tác phẩm AN nằm trên giấy chỉ là “AN
chết”, nó cần được vang lên để thành “AN sống”. Muốn vậy, tác phẩm
AN cần được trình bày, biểu diễn dưới các hình thức khác nhau.
Khi dạy một tác phẩm AN nào đó, GV phải trình bày tác phẩm để thu hút,
thuyết phục HS. Có nhiều cách trình bày khác nhau như cho nghe băng đĩa,
nhưng tốt nhất là GV tự trình bày tác phẩm…Với cách trình bày tác phẩm có
Mục tiêu:
 Có khái niệm về phương pháp và các PPDH AN.
 Tiếp cận với đổi mới phương pháp nói chung và PPDH AN nói riêng.
Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích sự khác nhau giữa việc dạy học để đào tạo những người làm nghề AN với
việc dạy học AN cho HS phổ thông.
2. Vận dụng các nguyên tắc dạy học nói chung vào dạy học môn AN ở trường phổ
thông như thế nào?
12
hiệu quả, GV sẽ gây được ấn tượng rất mạnh mẽ trong quá trình HS cảm thụ
AN, góp phần tích cực vào việc GDTM.
b. Phương pháp thực hành - luyện tập: AN là bộ môn nghệ thuật âm thanh, qua
thực hành để cảm nhận AN là cách tốt nhất. Ngay cả khi dạy về lý thuyết, GV
cũng cần cho HS thực hành các bài tập đơn giản, qua đó nắm được kiến thức.
Qua việc thực hành -luyện tập, chúng ta hình thành và rèn luyện được kỹ năng
thể hiện AN cho HS, qua đó phát hiện sửa sai.
GV cần chú ý thay đổi hình thức trong quá trình thực hành – luyện tập để có
hiệu quả tốt hơn.
c. Phương pháp dùng lời (thuyết trình, diễn giảng, giảng thuật): Là phương pháp
được sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên tuỳ theo từng nội dung
mà GV có cách dùng lời cho thích hợp.
GV phải diễn đạt gãy gọn, từ ngữ chính xác, dể hiểu. Tránh giải thích rườm rà,
thiếu trọng tâm.
d. Phương pháp trực quan: Là phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất. Phương
pháp này giúp cho những những khái niệm trừu tượng trở nên rõ ràng, cụ thể,
HS dễ tiếp nhận hơn so với phương pháp dùng lời. Nhạc sĩ thiên tài người Nga
Trai-côp-xky đã từng nói ”Khi nào lời nói bất lực thì ở đó xuất hiện một tiếng
nói hùng hồn hơn, đó là AN” hay “AN bắt đầu ở chỗ ngôn từ kết thúc”.
GV cần chú ý dùng các phương tiện trực quan đúng lúc, đúng chỗ, tránh lạm
dụng để mọi đồ dùng dạy học thực sự trở thành cần thiết.
e. Phương pháp kiểm tra - đánh giá: Khi kết thúc một hay một phần của nội
dung, thông thường GV phải tiến hành ôn tập, kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của HS. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu việc kiểm tra, đánh giá không chỉ
đơn thuần là xếp loại kết quả học tập của HS mà thông qua đó, GV phát hiện
được các lỗ hổng kiến thức để có cách bù đắp, bổ sung kiến thức cho HS.
Thông thường, người ta dùng các hình thức kiểm tra – đánh giá sau:
- Kiểm tra viết (làm bài)
- Kiểm tra vấn đáp (trả lời miệng)
- Kiểm tra tập thể (cả lớp)
- Kiểm tra cá nhân (từng HS)
GV chú ý là việc kiểm tra đánh giá ở môn AN cần có sự “linh động”, không nên
vì môn AN mà làm ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả học tập của HS.
Bảng đánh giá – xếp loại HS môn AN (Không cho điểm):
- Điểm 9, 10: Tương ứng mức Giỏi.
- Điểm 7, 8: Tương ứng mức Khá.
- Điểm 5, 6: Tương ứng mức Đạt.
- Điểm 4: Tương ứng Chưa đạt.
* Chú ý: Cần nhớ rằng không có một phương pháp nào là phương pháp “toàn năng”.
Trong quá trình dạy học, GV phải vận dụng, kết hợp linh hoạt, tuỳ theo từng nội dung
mà GV sử dụng phương pháp thích hợp.
13
* Phần tóm tắt:
- Môn học âm nhạc có khả năng phát triển toàn diện nhân cách HS, bồi dưỡng
lòng yêu thích âm nhạc rèn luyện những năng lực về hoạt động âm nhạc. Muốn
thực hiện được nhiệm vụ này ta phải tạo điều kiện cho các em tiếp xúc và biểu
diễn thường xuyên.
- Các nguyên tắc giáo dục âm nhạc là một khối thống nhất cần được quán triệt,
tuy nhiên cần chú trọng nguyên tắc 2 và 3.
- Không ngừng trau dồi năng lực toàn diện và phẩm chất sư phạm của mỗi người,
trước hết là lòng yêu nghề mến trẻ, là động lực cơ bản thúc đẩy sự rèn luyện về
chuyên môn và nghiệp vụ.
Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích các phương pháp dạy học AN ở trường phổ thông.
2. Sự phát triển của phương pháp DHAN hiện nay đang đề cập đến những vấn đề gì?
14
Chương II
PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
A. PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT:
I. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn tập hát:
1. Các khái niệm:
- Bài hát: Là tác phẩm âm nhạc có sự kết hợp giữa âm nhạc và lời ca, là nghệ
thuật kết hợp giữa 2 yếu tố âm nhạc và văn học.
Bài hát là hình thức biểu hiện bằng hình tượng âm thanh về những cảm nghĩ của
con người trước cuộc sống.
- Hát: Là dùng giọng người thể hiện một bài hát, nhằm biểu hiện tư tưởng tình
cảm của mình, mang lại cho người nghe cả người hát những hứng thú và niềm
xúc động.
- Tập hát: Luyện tập những kỹ năng cần thiết để thể hiện bài hát một cách dễ
dàng và có hiệu quả.
2. Ý nghĩa của hoạt động ca hát:
- Là phương tiện giải trí bổ ích mang lại niềm vui cho mọi người.
- Khơi dậy những cảm hứng phong phú với cái đẹp, giúp con người hướng tới
những tình cảm cao thượng, quên mình. Đặc biệt hình thức ca hát tập thể liên kết
mọi người trong cảm xúc chung nên có ý nghĩa to lớn việc trong giáo dục ý thức
xã hội và tinh thần tập thể.
- Giúp phát triển giọng hát, một nhạc cụ tuyệt vời, là phương tiện thể hiện bản
thân của con người.
3. Nhiệm vụ của phân môn dạy hát:
Giúp HS hiểu đúng nội dung của hình tượng âm nhạc và nắm được các kỹ năng
cần thiết để thể hiện tình cảm của mình trong cách hát tự nhiên và diễn cảm.
Trên cơ sở đó, xây dựng mỗi lớp thành một tập thể ca hát tốt. Cụ thể:
- Phát triển tai nghe nhạc cho HS.
Mục tiêu:
 Hiểu ý nghĩa và nhiệm vụ của các phân môn dạy hát, dạy TĐN-Nhạc lý, và
âm nhạc thường thức ở trường THCS.
 Nắm được các kỹ năng, các bước tiến hành dạy từng phân môn AN ở THCS.
15
- Hình thành kỹ ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top