emmuoncoanh2912
New Member
Download Đề tài Biện pháp chỉ đạo - quản lý công tác giáo dục thể chất trường học miễn phí
PHỤ LỤC
* PHẦN THỨ I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Những cơ sở lý luận và thực tiễn Trang 1
2. Mục tiêu nghiên cứu Trang 2
3. Đối tượng nghiên cứu Trang 3
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Trang 4
5. Phương pháp nghiên cứu Trang 5
* PHẦN THỨ II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỔ CHỨC - TRIỂN KHAI - THỰC HIỆN
1. Tình hình chung Trang 5
2. Một số giải pháp chỉ đạo, quản lý để nâng cao chất lượng bộ môn GDTC
Trang 6
PHẦN THỨ III: KẾT QUẢ
1. Năm học 2003 – 2004 Trang 11
2. Năm học 2004 – 2005 Trang 11
3. Năm học 2005 – 2006 Trang 11
4 Năm học 2006 – 2007 Trang 11
5. Năm học 2007 – 2008 Trang 12
6. Năm học 2008 – 2009 Trang 12
* PHẦN THỨ IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trang 13
* MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA Trang 15
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
c trong trường phổ thông là giúp học sinh:“ – Có sự tăng tiến về sức khoẻ, thể lực”. Đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, giới tính;
- Có kiến thức kỹ năng cơ bản về TDTT và phương pháp tập luyện, các kỹ năng vận động cần thiết trong đời sống;
- Hình thành thói quen tập luyện TDTT thường xuyên và nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí;
- Biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào hoạt động ở nhà trường và trong đời sống hằng ngày”.
(Trích chương trình GDPT, môn Thể dục NXB Giáo dục, 2006)
Từ cơ sở lý luận trên chúng tui xây dựng “ Biện pháp chỉ đạo- Quản lý công tác GDTC trường học”. Đây là tầm nhìn chiến lược dài hạn mà lãnh đạo trường THCS Nguyễn Công Trứ đã dày công thực hiện và dự báo trong tương lai về sự phát triển vững mạnh của giáo viên, của học sinh và của nhà trường về bộ môn GDTC.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tui chỉ đạo giáo viên bộ môn xây dựng các bài tập kiểm tra, đánh giá, phân loại, phát hiện những học sinh có năng khiếu từng bộ môn Thể thao và đưa vào bồi dưỡng và tuyển chọn học sinh năng khiếu cho trường, xây dựng đội tuyển để tham gia Hội Khoẻ Phù Đổng cấp trên.
Các hoạt động TDTT trong nhà trường, là môi trường thuận lợi giúp các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, tài năng của mình, giúp cho lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của ngành, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, phát hiện và đào tạo nhân tài cho địa phương, đất nước.
III/ Đối tượng nghiên cứu:
-Giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục ở các trường THCS trên địa bàn Huyện Thăng Bình (chủ yếu trường THCS Nguyễn Công Trứ, Lê Lợi và Trần Quí Cáp Huyện Thăng Bình).
- Học sinh THCS các khối lớp 6,7,8,9.
- Qua kết quả Hội Khoẻ Phù Đổng cấp trường, Huyện của các trường THCS trên địa bàn Huyện.
IV/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý trường học và giảng dạy, bồi dưỡng học sinh năng khiếu TDTT để dự thi các cấp. Đề tài: “Biện pháp chỉ đạo, quản lý công tác Giáo dục Thể chất ở trườngTHCS” không nêu hết các nguyên tắc và nội dung, phương pháp quản lý chỉ đạo bộ môn Giáo dục Thể chất trường học và chỉ nêu lên một số kinh nghiệm về giải pháp thực hiện mà chúng tui đánh giá là thành công nhất qua thời gian áp dụng thực tiễn tại trường.
V/ Phương pháp nghiên cứu:
- Qua dự giờ, thăm lớp thanh tra giáo viên để đánh giá về trình độ chuyên chuyên môn, nghiệp vụ, khối lượng, chất lượng, hiệu quả giờ dạy và khả năng phát triển của giáo viên.
- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THCS. Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về cơ thể, tầm vóc và trọng lượng, các cơ xương, hệ thống tim mạch, thần kinh và các tuyến nội tiếp. Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý học sinh để thấy được qui luật phát triển theo lứa tuổi những tố chất nhân tố chỉ đạo, những qui luật lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình vận động, tập luyện bộ môn Thể dục Thể thao.
- Qua kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể áp dụng cho học sinh Trung học cơ sở và kết qủa Hội Khoẻ Phù Đổng hằng năm tại trường.
- Khảo sát kiểm tra thành tích các môn Thể dục Thể thao qua phiếu điều tra đầu năm của từng học sinh.
- Qua quan sát sư phạm trong giờ Thể dục chính khoá - hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp và theo dõi thành tích trong quá trình tập luyện.
PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TỔ CHỨC - TRIỂN KHAI - THỰC HIỆN:
I/ Tình hình chung về trường:
Trường THCS Nguyễn Công Trứ - xã Bình Chánh - Huyện Thăng Bình mới được tái lập lại năm học 2003 – 2004. Cách trung tâm huyện 14 km, dân cư thưa thớt, giao thông không thuận lợi, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Trường THCS Nguyễn Công Trứ hiện nay có 12 lớp. Tổng số học sinh: 389 em được chia đều cho bốn khối lớp. Tổng số CBGVCNV là: 30 người – Trong đó hợp đồng 9.
1/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ, hổ trợ của lãnh đạo, chính quyền địa phương, phòng Giáo dục và Đào tạo Thăng Bình.
- Đội ngũ trẻ, nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết thống nhất cao.
- Các bậc phụ huynh quan tâm, đầu tư nhiều cho con em mình về mặt Giáo dục Thể chất.
- Trường có khuôn viên rộng rãi, đầy đủ sân chơi bãi tập phục vụ tốt cho hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, tập luyện Thể dục Thể thao.
2/ Khó khăn:
- Trường mới tái lập do đó điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học Thể dục Thể thao vẫn còn thiếu thốn.
- Địa bàn dân cư không tập trung nên việc đi lại, học tập của hoc sinh còn khó khăn.
- Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng Huyện.
II/ Một số giải pháp chỉ đạo, quản lý để nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục Thể chất:
Một trường mới tái lập, số lớp, số học sinh ít nhất so với các trường THCS trên địa bàn Huyện. Nhưng các cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện, tỉnh Quảng Nam đánh giá rất cao về mặt Giáo dục Thể chất, nhiều năm liền được xếp thứ hạng I, II,III ở Hội Khoẻ Phù Đổng khối THCS cấp Huyện, đạt nhiều huy chương Vàng, Bạc, Đồng ở Hội thi cấp tỉnh. Có được những thành quả như vậy là nhờ sự đoàn kết, thống nhất, toàn tâm, toàn ý của đội ngũ. Là sự tâm huyết, cố gắng lớn từ lãnh đạo đến giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch, quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra giám sát, xử lý công việc trong mọi tình huống.
Qua thực tiễn chúng tui rút được những kinh nghiệm trong việc quản lý, chỉ đạo bộ môn Thể dục ở cơ sở trường học như sau:
1/ Xây dựng kế hoạch dài hạn để nâng cao chất lượng Giáo duc Thể chất trường học:
- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động Giáo dục Thể chất – Giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên bộ môn Thể dục Thể thao vững mạnh.
- Xây dựng phong trào học tập, rèn luyện TDTT trong học sinh.
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương, Hội phụ huynh học sinh cùng chăm lo công tác Giáo dục Thể chất.
- Xây dựng nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động TDTT.
2/ Biện pháp tổ chức thực hiện:
Giáo dục Thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong giáo dục toàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Sức khoẻ và trí tuệ có quan hệ hữu cơ với nhau, có sức khoẻ tốt mới có thể sau này giúp ích được nhiều cho tổ quốc, nhân dân.
Thấy được mục tiêu ý nghĩa và tầm quan trọng của Giáo dục Thể chất, ngay từ đầu năm học 2003 – 2004. Qua khảo sát thực tế và qua kết quả hoạt động TDTT ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Thăng Bình, mặc dù một số trường hạng I, II có rất nhiều lớp, nhiều nhiều học sinh, có dồi dào tiềm năng về bộ môn TDTT nhưng về mặt Giáo dục Thể ch...