Download Đề tài Công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn quận 6 thành phố Hồ Chí Minh miễn phí
MỤC LỤC
MỤC LỤC trang 1
PHẦN I: BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP. TỔNG QUAN VỀ QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trang 3
1. Quá trình thực tập trang 3
2. Tổng quan về Quận 6 trang 4
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trang 4
2.2. Cơ cấu tổ chức, vị trí chức năng, nhiệm vụ Phòng Văn hóa và Thông tin
Quận 6 trang 6
2.2.1. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, vị trí chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
Phòng Văn hoá và Thông tin Quận 6 trang 6
2.2.2. Mối quan hệ Phòng Văn hóa và Thông tin với các phòng, ban khác trang 8
PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trang 9
Chương 1: Cơ sở lý luận trang 9
1.1. Khái niệm trang 9
1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trang 13
1.3. Hiệu quả quản lý nhà nươc đối với công tác phòng, chống bạo lực
gia đình trang 16
1.4. Các hình thức quản lý phòng, chống bạo lực gia đình trang 17
1.4.1. Ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trang 17
1.4.2. Ban hành kế hoạch, chính sách trang 19
1.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý trang 21
1.4.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá trang 21
Chương 2: Công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 thành
phố Hồ Chí Minh trang 23
2.1. Thực trạng công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 trang 23
2.1.1. Thực trạng công tác quản lý trang 23
2.1.1.1. Ban hành và áp dụng văn bản pháp luật trang 23
2.1.1.2. Công tác truyền thông, giáo dục, vận động trang 24
2.1.1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng trang 27
2.1.1.4. Tổ chức bộ máy trang 27
2.1.1.5. Công tác giám sát, thu thập thông tin, kiểm tra xử lý trang 29
2.1.2. Nhận xét chung về thực trạng trang 30
2.2. Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình của Quận
năm 2011 trang 37
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác phòng
chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh trang 39
3.1. Đối với các văn bản qui phạm pháp luật trang 39
3.2. Đối với công tác truyền thông, vận động trang 40
3.2. Đối với tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực
gia đình trang 42
3.4. Đối với mạng lưới trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình trang 43
3.5. Đối với hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý trang 45
3.6. Các chính sách hỗ trợ phát triển gia đình trang 45
PHỤ LỤC trang 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 48
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
ính là cơ sở để nhà nước thực hiện tốt công tác quản lý về gia đình. Đây cũng là những cơ sở để chính quyền địa phương các cấp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng chống bạo lực gia đình. Vì vậy, không những ở Trung ương mà ngay cả các cơ quan địa phương đều phải coi trọng khâu ban hành, hướng dẫn và áp dụng văn bản luật vào trong thực tế.1.4.2. Ban hành kế hoạch, chính sách
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình, Nhà nước ta đã có các chủ trương, chính sách như sau:
a) Các chương trình, kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình:
- Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình và công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
- Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của chương trình, kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình;
- Xác định các giải pháp và nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước hay của địa phương;
- Phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình;
- Thống kê số liệu về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Dự toán kinh phí cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
b) Các chính sách về công tác phòng chống bạo lực gia đình:
+ Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình:
Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm ngân sách nhà nước và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Việc bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau:
- Hàng năm, Nhà nước bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức này.
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình của các địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cấp ngân sách ở địa phương.
+ Khuyến khích các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình
Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình hay các mô hình khác về phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa như đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo quy định hiện hành.
Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, sáng tác, công bố, phổ biến đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị và chất lượng cao về phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Chính sách đối với người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, nếu bị chết thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật;
Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại; kinh phí hoàn trả được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành dành cho thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Trên đây là các chính sách, kế hoạch mà nhà nước đã vạch ra chung cho công tác phòng chống bạo lực trên cả nước. Như vậy, từng địa phương tùy theo tình hình cụ thể mà áp dụng các chính sách, kế hoạch trên một cách thích hợp và hiệu quả.
Vấn đề đáng lưu ý ở đây là chính sách khuyến khích các hoạt động hỗ trợ, các cơ sở hỗ trợ, tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa phù hợp. Các hoạt động của các tổ chức này chỉ được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa như đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa…mà không được hỗ trợ kinh phí từ nhà nước. Nó gây ra nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
1.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý
Căn cứ vào Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, cơ quan quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình được tổ chức như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng chống bạo lực gia đình trong phạm vi cả nước.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất về công tác phòng chống bạo lực gia đình.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng chống bạo lực gia đình.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác gia đình nói chung và phòng chống bạo lực gia đình nói riêng trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ.
1.4.4. Công tác kiểm tra, giám sát
- Ban chỉ đạo cấp phường theo dõi, tổng hợp các hoạt động của ban mình và hoạt động của câu lạc bộ, của nhóm phòng, chống bạo lực gửi báo cáo hoạt động theo từng quý đến Ban chỉ đạo cấp quận.
- Ban chỉ đạo cấp quận theo dõi, tổng hợp các hoạt động chung của cấp mình và cấp phường được triển khai, gửi báo cáo hoạt động đến Sở VHTTDL theo định kỳ 6 tháng, năm.
- Trong trường hợp nảy sinh những vấn đề đột xuất (thay đổi Ban chủ nhiệm câu lạc bộ, trưởng nhóm hay thành viên nhóm phòng, chống bạo lực gia đình) phải có sự thông tin và báo cáo kịp thời giữa cơ sở với Ban điều hành cấp quận và Sở VHTT&DL.
- Tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện kiểm tra, giám sát tuân theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, gồm hoạt động kiểm tra, đánh giá của các cơ quan thẩm quyền chung cấp trên đối với cơ quan thẩm quyền chung cấp dưới và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
- Thẩm quyền xử phạt, quy trình tiến hành kiểm tra, phát hiện, lập biên bản, ra quyết định xử lý của Ủy ban nhân dân các cấp và các lực lượng thanh tra, kiểm tra đều do Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình.
Chương 2: Công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh...
Tags: gia đình và phòng chống bạo lực gia đình, đề tài phòng chống bạo lực gia đình, báo cáo thành tích câu alcj bộ phòng chống bạo lực gia đình, tiểu luận công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn, kế hoạch triển khai nghị định 08/2009 về hướng dẫn công tác phòng chống bạo lực gia đình, báo cáo thành tích công tác phòng chống bạo lực gia đình tập thể xã, đề tài các chính sách phòng chống bạo hành gia đình, Tổng quan về gia đình trên địa bàn quận Ninh Kiều