nhoc_buon0412
New Member
Download Đề tài Dạy kiểu bài cung cấp lý thuyết về từ loại qua phân môn luyện từ và câu lớp 3 - Chương trình năm 2000 miễn phí
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mở đầu
I - Lý do chọn đề tài:
2/ Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
3/ Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
4/ Đối tượng nghiên cứu:
5/ Thời gian nghiên cứu:
6/ Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung chính
Chương I
Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1/ Cơ sở lý luận:
2/ Cơ sở thực tiễn:
Chương II
Các kiểu bài cung cấp lý thuyết về từ loại
qua phân môn luyện từ và câu ở lớp 3 chương trình 2000
2.1/ Mục đích yêu cầu của kiểu bài cung cấp lý thuyết về từ loại qua phân môn luyện từ và câu ở lớp 3 chương trình 2000:
2.2/ Thống kê nội dung các chủ điểm được dạy của kiều bài cung cấp lý thuyết dùng từ loại cho học sinh lớp 3 thông qua phân môn luyện từ và câu.
2.3/ Dạy luyện từ và câu:
2/ Biện pháp dạy học chủ yếu
Chương III
Quy trình dạy kiểu bài cung cấp lý thuyết về từ loại
Qua phân môn luyện từ và câu lớp 3 chương trình 2000
3.1/ Biện pháp dạy kiều bài cung cấp lý thuyết về từ loại qua phân môn luyện từ và câu lớp 3 chương trình 2000:
3.2/ Quá trình dạy các kiểu bài cung cấp lý thuyết về từ loại cho học sinh lớp 3 qua phân môn luyện từ và câu:
3.3/ Phương pháp và hình thức tổ chức dạy kiểu bài cung cấp lý thuyết về từ loại cho học sinh lớp 3 qua phân môn luyện từ và chương trình 2000:
Chương IV
Thực nghiệm thiết kế bài giảng
Bài 1: Luyện từ và câu
Bài 2: Luyện từ và câu
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
guyên tắc giáo dục học. Nguyên tắc dạy vàv học Tiếng việt phải cụ thể hoá mục tiêu và nguyên tắc dạy học nói chung vào bộ môn cuả mình. Ngoài ra, việc dạy từ loại trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh cần dựa trên cơ sở quy luật chi phối quá trình dạy học Tiếng việt. Bởi vì, môn Tiếng việt có những quy luật riêng được khái quát từ thực tiễn dạy học bộ môn này. Trên cơ sở những quy luật nguyên tắc để đề ra một phương pháp dạy học cũng như cách tổ chức quá trình dạy và Tiếng việt xác định nội dung dạy học cụ thể hơn, khoa học hơn.- Sự phát triển tâm lý ở từng lứa tuổi, từng giai đoạn có liên quan đến việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ. Phương pháp dạy học Tiếng việt đã vận dụng quy luật tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh Tiểu học vào bộ môn của mình. ở giai đoạn đầu của bậc tiểu học, tri giác của trẻ mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết mang tính không chủ định, phân biệt đối tượng chưa chính xác. Vì vậy trong dạy học giáo viên cần sử dụng đồ dùng trực quan, tài liệu học sinh động, tổ chức nhiều hình thức dạy học phong phú, hấp hẫn.
1.1/ Mục tiêu môn Tiếng việt chương trình 2000:
Giáo dục trong nhà trường tiểu học hiện nay nhấn mạnh mục đích đào tạo con người phát triển toàn diện: Có đức, có tài, có khả năng thích ứng với cuộc sống. Mục tiêu của môn Tiếng việt ở nhà trường tiểu học nói chung là:
a/ Hình thành và phát triển các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho học sinh nhằm giúp các em sử dụng Tiếng việt có hiệu quả trong học tập và giao tiếp ở gia đình, nhà trường và xã hội.
b/ Góp phần cùng với môn học khác phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
c/ Trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học, văn hoá và ngôn ngữ văn hoá thông qua một số sáng tác văn học và một số loại văn bản khác của Việt Nam và thế giới, nhằm hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng rung cảm trước cái đẹp, những buồn vui, yêu ghét của con người.
d/ Góp phần hình thành nhận thức, tình cảm, thái độ và hành vi đúng đắn của con người Việt Nam hiện đại trong quan hệ gia đình và xã hội.
So với chương trình cải cách giáo dục, mục tiêu chương trình 2000 được diễn đạt súc tích, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ hơn. ở mục tiêu thứ nhấ, các soạn giảng đã đặc biệt chú trọng việc hình thành và phát triển các kỹ năng lời nói, kỹ năng giao tiếp, ở mục tiêu hai đã được hiểu và phát triển cả tư duy lôgíc lẫn tư duy trừu tượng.
Chương trình Tiếng việt Tiểu học năm 2000 đặc biệt chú trọng nhiệm vụ hình thành và phát triển 4 kỹ năng sử dụng Tiếng việt. Phát triển 4 kỹ năng lời nói làm cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ và giúp trẻ sử dụng tốt Tiếng việt trong giao tiếp.
So với chương trình cải cách giáo dục, chương trình 2000 tuy vẫn coi trọng các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết những đã chú ý đúng mức hơn tới nhiệm vụ rèn luyện các kỹ năng nghe, nói. Các bài tập thực hành trong chương trình có nhiều cái mới như: Tập đóng vai, tập phát biểu ý kiến, nói viết theo tưởng tượng, trí nhớ. Chương trình cải cách giáo dục có chú ý dạy giao tiếp và hình hành phát triển các kỹ năng lời nói nhưng sự chú ý chưa đầy đủ, đúng mức và coi nhẹ việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói. Cụ thể là nặng về dạy lý thuyết, chưa có bài tập dạy cho học sinh biết nghe, tổ chức dạy nói học sinh nói chưa tốt, kỹ năng đọc được rèn qua các bài tập đọc song chú ý đến số lượng bài hơn là chất lượng, đọc diễn cảm có được dạy song dựa vào kinh nghiệm của mỗi giáo viên chưa có bài tập dạy cho học sinh đọc thầm, đọc lướt, nắm ý. Kỹ năng viết được dạy nhiều ở các dạng bài tập làm văn song lại có xu hướng chỉ chú ý đến những thể văn mang sắc thái nghệ thuật….
Chương trình 2000 đạt được mục tiêu rèn luyện kỹ năng lên hàng đầu nhưng không coi nhẹ việc dạy tri thức Tiếng việt. Những tri thức được chọn lọc đưa vào chương trình là những tri thức làm cơ sở cho việc hình thành kỹ năng, đồng thời cũng cung cấp cho học sinh một số vốn ban đầu để các em nắm vững vàng học lên cấp 2, chuẩn bị cho việc phổ cập THCS ở Việt Nam vào năm 2010.
1.2/ Nguyên tắc xây dựng chương trình:
Bộ môn Tiếng việt tong nhà trường tiểu học là sự kết hợp của 6 phân môn từng phân môn đều tuân theo nguyên tắc dạy học nói chung… Song việc chỉ đạo xây dựng chương trình Tiếng việt 2000 tuân theo 3 nguyên tắc chủ yếu là: Nguyên tắc dạy học Tiếng việt thông qua hoạt động giao tiếp; Nguyên tắc tận dụng những kinh nghiệm sử dụng Tiếng việt của học sinh; Nguyên tắc tích hợp.
Dạy Tiếng việt phải qua hoạt động giao tiếp thì nói, nghe, đọc, viết là 4 kỹ năng giao tiếp chỉ được hình thành và phát triển thông qua giao tiếp mà không thể qua con đường nào khác. Việc lựa chọn nội dung chương trình đã coi trọng quan điểm “dung hoà” tức là đưa vào chương trình sách giáo khoa những văn bản có sẵn để rèn kỹ năng tiếp nhận và sản sinh văn bản, đồng thời vẫn có một tỷ lệ cần thiết những bài dạy gắn với những tình huống giao tiếp tự nhiên mà vẫn là điển hình và giàu tính sư phạm. Dựa trên mối quan hệ qua lại giữa 2 quá trình lĩnh hội và sản sinh văn bản trong giao tiếp, chương trình sắp xếp nội dung học đọc, học viết song song với nội dung học nghe, học nói ở tất cả các lớp. Nội dung học đọc, học viết chiếm tỷ lệ cao hơn sơ với nội dung học nghe, học nói ở các lớp 1, 2, 3 nội dung học nghe chiếm tỷ lệ cao hơn so với nội dung học nghe, nói ở lớp 4, 5. Sự sắp xếp đó có dụng ý: Dùng hình thức giao tiếp bằng lời (nghe nói) làm cơ sở để học cách giao tiếp bằng chữ (đọc, viết) sau đó dùng hình thức giao tiếp bằng chữ làm cơ sở để hoàn thiện hình thức giao tiếp bằng lời
Những học sinh coi Tiếng việt là tiếng mẹ đẻ bước vào lớp 1 đã có trong hành trang một số vốn từ, một số kiểu câu, quy tắc giao tiếp và các em đã biết sử dụng chúng trong giao tiếp ở mức tự giác còn thấp, giáo viên dạy Tiếng việt trong nhà trường Tiểu học không thể quen đặc điểm này để khai thác cái vốn mà trẻ đã có.
Môn Tiếng việt đặc biết chú trọng dạy Tiếng việt tích hợp với dạy văn hoá các bài học dùng ngữ điệu là các tác phảam hay đoạn trích tác phẩm văn học có giá trị nội dung nghệ thuật cao. Nhờ đó trẻ em bước đầu được tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, rung cảm trước vẻ đẹp của nó, nắm được một số đặc điểm chính của nó. Để vận dụng trong việc tiếp nhận các tác phẩm văn học phù hợp với lứa tuổi và trong việc sáng taọ lời nói. Nhờ dạy Tiếng việt tích hợp với dạy học sinh còn được bước đầu làm quen với một số khái niệm (Tác phẩm, tác giả, nhân vật, thể loại…) có một số kỹ năng cơ bản, kể chuyện, tóm tắt, tìm đại ý… để vận dụng trong học tập trên lớp, thưởng thức nghệ thuật ngoài lớp; Bước đầu tiếp xúc với các hình tượng văn học, rung cảm trước những buồn, vui, yêu, ghét của con người, hình thành và phát triển nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi đúng đắn trong cuộc sống.
1.3/ Các ph...
Tags: chương trình tiếng việt năm 2000 lơp 3, tai liệu lý thuyết về luyện từ và câu lớp 4, tổ chức dạy lí thuyết về luyện từ và câu lớp 3, xác định các kiểu câu van học tiếng việt 3, Những lưu ý khi dạy học luyện từ và câu kiểu bài lí thuyết, cơ sở khoa học của dạy học từ loại tiếng việt tiểu họcc, Dạy Luyện từ và câu tích hợp trong các phân môn khác nhau của môn Tiếng Việt, biện pháp phân biệt từ loại trong tiếng việt trong chương trình lớp 4, Chứng minh sự chi phối của quan điểm tích hợp trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5., những vấn đề về từ loại tiếng Việt trong môn tiếng việt ở tiểu học