tra_cave

New Member

Download Đề tài Dùng sơ đồ lắp ráp để dạy các bài thực hành phần điện – vật lý lớp 7 miễn phí





Trong quá trình giảng dạy môn vật lý 7 phần điện, nhất là 2 bài thực hành: bài 27 và bài 28. Khi tôi chưa có các “sơ đồ lắp ráp với các đồ dùng thiết bị mà phòng thí nghiệm đang có”, tôi thấy học sinh chỉ lắp được một mạch điện mà sách giáo khoa có vẽ hình như H.27.1a, còn sơ đồ H.28.1a mặc dù cũng rất đơn giản nhưng với các thiết bị thực các em rất lúng túng không chỉ ra được điểm M và N trên mạch điện thực. Còn H.28.1b thì thiết bị các em đang có lại không giống làm các em rất lúng túng khi mắc vôn kế song song vào đèn, nhất là chỗ 1 điểm cần nối 3 dây vào. Một giờ thực hành (45 phút) các em phải mắc 6 đến 7 mạch điện, đọc và tìm ra các mối quan hệ giữa các con số. Đối với các em học sinh lớp 7 chưa vững chắc khái niệm nối tiếp và song song quả là khó. Các em thường vướng mắc ở bài 27 ở chỗ đo I2 và I3 và đo U12; U23; U13 còn bài 28 ở chỗ: đo UMN và I2; I chính. Nguyên nhân là học sinh không biết mắc theo sơ đồ nào. Trong sách giáo khoa, trong tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ công cụ thí nghiệm và cả giáo viên hướng dẫn cũng nói “tương tự” sẽ đo được các đại lượng cần đo- làm học sinh lúng túng. Trong một lớp học chỉ có các học sinh giỏi hay khá biết tự vẽ lại sơ đồ và mắc mạch nhưng rất chậm và không tự tin. Thường đến lúc này lớp học ồn, nhóm nào cũng cần giáo viên trợ giúp. Nhưng giáo viên mắc mạch điện cho nhóm này thì nhóm khác có ý chờ giáo viên không tự lực làm. Nếu tự làm cũng không biết đúng hay sai. Khi viết báo cáo các em thường chép số liệu của nhau. Trong nhóm thực hành nếu có 1 em giám làm thì làm từ đầu đến cuối còn các em khác nói là quan sát cũng không biết là đúng hay sai. Giáo viên rất vất vả nhưng giờ học hiệu quả không cao.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

phần thứ nhất
nhận thức cũ và tình trạng cũ
a) Các giờ thực hành đã làm:
Đa số giáo viên còn rất ngại bố trí giờ thực hành, phương pháp thực hành còn rất đơn giản, thường làm cho qua chuyện. Không quản lý điều khiển được học sinh nên giáo viên thường làm luôn cho các em quan sát là xong. Về phía học sinh khi làm thí nghiệm thực hành còn rất nhiều lúng túng. Từ lý thuyết áp dụng ra thực tế còn chưa tự tin. Trong phần điện thì từ sơ đồ mạch điện chưa lắp ráp được các đồ dùng thực, chưa có phương pháp trình bày được nội dung của một bài thí nghiệm thực hành; cách ghi kết quả, cách viết báo cáo nên các em chỉ làm chiếu lệ. Đặc biệt chưa có kỹ năng gì về đọc tài liệu làm thí nghiệm nên kết quả làm chưa cao.
b) Điều tra khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tui tiến hành điều tra khảo sát với 160 học sinh lớp 7 trường THCS Diễn Kỷ- Diễn Châu- Nghệ An về hứng thú học môn vật lý và làm thí nghiệm thực hành vật lý của các em vào tháng 9/2004. tui điều tra bằng phương pháp trắc nghiệm với những câu hỏi sau (khoanh tròn vào ý cuả em):
1- Em có thích làm thí nghiệm thực hành vật lý không ?
a/ Rất thích b/ Bình thường c/ Không thích
2- Khi được làm thí nghiệm thực hành em có nắm được các bước của bài thí nghiệm thực hành không ?
a/ Có b/ Có nhưng lộn xộn c/ Không
3- Em có biết sử dụng những công cụ thiết bị của bài thí nghiệm thực hành sẽ làm không ?
a/ Có b/ Có nhưng còn nhiều lúng túng c/ Không
4- Sau mỗi bài thí nghiệm thực hành em có biết viết báo cáo không ?
a/ Có b/ Biết nhưng không đầy đủ c/ Không
5- Sau mỗi giờ thí nghiệm thực hành có giúp em nắm chắc và hiểu sâu kiến thức mình đã học không ?
a/ Có b/ Bình thường c/ Không
6- Thí nghiệm thực hành vật lý có giúp gì em trong cuộc sống không?
a/ Giúp nhiều b/ Có nhưng không nhiều c/ Không
Kết quả thu được như sau
Trả lời câu hỏi
Tổng số học sinh
Trả lời câu a
Trả lời câu b
Trả lời câu c
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
1
160
60
37,5
52
32,5
48
30
2
160
48
30
56
35
56
35
3
160
50
31,25
60
37,5
50
31,25
4
160
52
32,5
64
40
44
27,5
5
160
56
35
52
32,5
52
32,5
6
160
60
37,5
48
30
52
32,5
* Qua kết quả thu được của bài điều tra trắc nghiệm ta thấy các em:
- Chưa thực sự có hứng thú làm thí nghiệm thực hành.
- Chưa có phương pháp làm thí nghiệm thực hành.
- Còn ít quan tâm tới công cụ thí nghiệm.
- Thời gian làm thí nghiệm thực hành còn quá ít.
- công cụ thực hành hay hỏng, không chính xác.
- Thí nghiệm thực hành chưa đi sâu vào tiềm thức của các em.
- Khi viết báo cáo còn nhiều lúng túng.
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến học sinh chỉ làm thí nghiệm thực hành chiếu lệ cho qua chuyện, các em chưa nghĩ được rằng nếu mình biết làm thí nghiệm thực hành và làm thực hành có chất lượng sẽ giúp bản thân củng cố nhớ lâu các kiến thức cơ bản. Mặt khác chính các kiến thức cơ bản của vật lý có rất nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống.
Phần thứ hai
Nhận thức mới và giải pháp mới
1) Nhận thức mới:
* “Học phải đi đôi với hành” đó là lời dạy của Bác Hồ kính yêu đối với thế hệ trẻ của chúng ta. Phải biết vận dụng lý thuyết vào thực tế nếu không lý thuyết đó sẽ trở thành lý thuyết suông và không có ý nghĩa.
Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm có nhiều thành tựu áp dụng khoa học kỹ thuật. Vì thế dạy vật lý không chỉ là truyền thụ kiến thức lý thuyết đơn thuần, mà còn phải rèn cho học sinh những kỹ năng cơ bản cần thiết, giúp cho các em nắm chắc kiến thức cơ bản, có khả năng thực hành, vận dụng vào những trường hợp cụ thể, không những trong thời gian ở nhà trường THCS mà còn là nền tảng giúp các em học tiếp lên. Mặt khác nó còn tạo điều kiện cho các em dễ dàng tham gia vào cuộc sống lao động sản xuất và kỹ thuật hiện đại sau này.
Dạy vật lý gắn liền với thí nghiệm là một yêu cầu hết sức cần thiết song hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm thực hành cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng giúp cho học sinh học tập và phát triển toàn diện. Đó là vấn đề mà tui đề cập dưới đây.
* Mục đích cơ bản của đề tài là: làm thế nào để học sinh có thể làm thí nghiệm thực hành có chất lượng dưới sự hướng dẫn của thầy.
* Thí nghiệm thực hành là: loại thí nghiệm được tiến hành sau khi học sinh đã học xong một loại đề tài nào đó vì thế loại thí nghiệm này có tác dụng rất lớn trong việc giúp các em ôn tập, đào sâu suy nghĩ, khái quát hoá. Những thí nghiệm thực hành học sinh được trực tiếp tiếp xúc với công cụ thí nghiệm, độc lập thực hiện kế hoạch và thu kết quả.
* Hình thức tổ chức: Thí nghiệm thực hành được bố trí trong một tiết học. Học sinh được chia thành các nhóm từ 6 đến 7 em (có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký).
2) Giải pháp mới:
a. Chuẩn bị công cụ tài liệu:
Đây là vấn đề đầu tiên đảm bảo cho sự thành công của các bài thí nghiệm thực hành.
* Kiểm tra độ chính xác của các công cụ thiết bị như chỉnh lại Am pe kế và Vôn kế cho kim chỉ về số 0; các dây nối không đứt ngầm; Các chỗ tiếp xúc tốt. Bổ sung các bóng đèn đã hỏng.
* Vẽ sẵn các sơ đồ lắp ráp với các đồ dùng thiết bị mà phòng thí nghiệm đang có.
H.27.1 Nguồn nối tiếp khoá am pe kế và Đ1 nối tiếp Đ2. I1 = ?
H.27.2 Như H1 nhưng am pe kế ở vị trí 2 I2 = ?
H.27.3 như hình 1 nhưng am pe kế ở vị trí 3 I3 = ?
H.27.4 nguồn, am pe kế; Đ1 nối tiếp Đ2; khoá; V // Đ1 Đo U1 2 =
H27.5: Như hình 4 chỉ khác V // Đ2 Đo U2 3 =
H.27.6: Như H4 chỉ khác V mắc vào điểm 1,3 Đo U1 3 =
(Trên đây là 6 hình lắp ráp cho bài 27- vật lý 7)
H.28.1 Nguồn; khoá; Đ1 // Đ2
H.28.2 Như H.28.1 thêm V //Đ1 // Đ2 U1 2 =
H.28.3 Như H.28.1 thêm V // Đ2 U 3 4 =
H.28.4 Như H.28.1 thêm V // nguồn UM N =
H.28.5 Như H1 có A nối tiếp Đ1 I1 =
H.28.6 như H1 có A nối tiếp Đ2 I2 =
H.28.7 Như H1 có A mắc ở mạch chính I = ?
(Giáo viên tự vẽ- Đây là sáng kiến của tui khi dạy bài 27 + 28 lý 7)
* Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu để làm thí nghiệm thực hành:
Đây chính là lúc học sinh sử dụng phương pháp: sử dụng sách giáo khoa vào thí nghiệm thực hành. Qua bảng hướng dẫn học sinh nắm được phương pháp lắp ráp và bắt đầu có thể tiến hành thí nghiệm. Tiếp theo ta có thể đưa cho học sinh câu hỏi định hướng như sau:
- Mục đích của thí nghiệm là gì ?
- Dựa trên kiến thức nào đã biết để đạt mục đích đó.
- Hãy đoán kết quả thí nghiệm của thí nghiệm thực hành sẽ làm.
* Lập kế hoạch:
Ta cần quan sát gì ? Và đo đại lượng nào ?
công cụ cần sử dụng ở đây là gì ? Tạc dụng và cách sử dụng từng cái ? Thứ tự lắp rắp công cụ ra sao ?
Vẽ sơ đồ thí nghiệm ?
Lập bảng ghi kết quả.
* Tiến hành thí nghiệm
Kiểm tra lại việc bố trí thí nghiệm để tìm ra chỗ chưa chuẩn, chưa hợp lý, tiến hành thí nghiệm theo kế hoạch. Ghi lại kết quả hay hiện tượng quan sát được.
- Mỗi học sinh thực hiện 1 lần (trong nhóm 6 người).
* Đánh giá kết quả:
- Tính giá trị trung bình của phép đo.
- Tính các đại lượng cần đo.
- Rút ra kết luận cần thiết.
- So sánh kết quả với đoán ban đầu. Nếu không phù hợp thì ki...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top