nang_la30

New Member

Download Đề tài Khắc phục những hạn chế của hoạt động tổ - nhóm trong các tiết dạy ở trường THCS miễn phí





- Để những học sinh trung bình, yếu có thể tham gia trả lời câu hỏi đồng thời vừa tiết kiệm được thời gian thì giáo viên nên nghiên cứu để đưa ra những câu hỏi mang tính gợi mở, những câu hỏi này nên ở dạng trắc nghiệm. Đối với dạng câu hỏi trắc nghiệm những học sinh trung bình, yếu có thể suy nghĩ để chọn đáp án đúng nhất. Điều này tạo cơ hội cho các em có thể tự tin hơn khi tham gia thảo luận.
- Câu hỏi thảo luận có rất nhiều dạng, các dạng câu hỏi thảo luận phù hợp với hoạt động tổ-nhóm là:
+ Dạng câu hỏi đúng sai: Giáo viên đưa ra một số câu liên quan đến mục đích của câu hỏi thảo luận và yêu cầu học sinh xác định xem những câu đó đúng hay sai.
+ Dạng trắc nghiệm có nhiều phương án trả lời : Mỗi câu hỏi có nhiều phương án trả lời . học sinh suy nghĩ để chọn phương án trả lời đúng nhất.
+ Dạng bài tập nối một mệnh đề hay câu hỏi ở cột A với mệnh đề hay câu trả lời ở cột B. Giáo viên có thể đưa ra ở cột A một số câu hỏi và bên cột B một số câu trả lời đã bị xáo trộn. Học sinh thảo luận để nối cho đúng.
+ Dạng bài tập nối thông tin, điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
+ Dạng bài tập sửa lỗi câu, sửa thông tin sai.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG TỔ- NHÓM TRONG CÁC TIẾT DẠY Ở TRƯỜNG THCS ?
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
- Bạn là một giáo viên rất yêu nghề?
- Bạn là một giáo viên có nhiều kinh nghiệm?
- Bạn là người thường xuyên sử dụng thủ pháp tổ- nhóm trong các tiết lên lớp?
- Bạn là người hiểu rõ những ưu điểm của hoạt động tổ nhóm?
- Bạn cũng hiểu rõ những hạn chế của hoạt động này?
- Vậy bạn đã có những biện pháp gì để phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế củahoạt động này?
Đó là một vấn đề mà chắc hẳn nhiều giáo viên THCS đã và đang trăn trở, và tui cũng là một rong số đó. Với kinh nghiệm và thời gian có hạn, tui muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp một số sáng kiến nhỏ nhằm khắc phục những hạn chế của hoạt động tổ-nhóm - hoạt động được xem là không thể thiếu trong hoạt động dạy học hiện nay.
II. THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TỔ NHÓM TRONG CÁC GIỜ DẠY TẠI TRƯỜNG THCS.
- Là một giáo viên mỗi chúng ta phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề. Trong đó việc dự giờ là một trong nững hoạt động học tập rất bổ ích và tích cực trong hoạt động sư phạm của người giáo viên. Khi đi dự giờ chắc hẳn các bạn và tui không chỉ dự giờ những tiết dạy thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình mà còn dự những tiết dạy thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác không ngoài mục đích học hỏi và rút kinh nghiệm. Bản thân tui đã rút ra rằng đa số các giáo viên rất tích cực khai thác những hoạt động tổ nhóm khi lên lớp và nó cũng đã phát huy được nhiều mặt tích cực như:
+ Gúp lớp học có không khí sôi nổi.
+ Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
+ Tập hợp được nhiều ý kiến làm cho những phương án trả lời thêm phong phú.
+ Tạo cơ hội để những học sinh khá giỏi giúp đỡ những học sinh yếu.
- Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận rằng hoạt động này vẫn có nhiều nhược điểm đặc biệt là đối với những tiết học tại những trường ở vùng sâu, vùng xa, những trường lớp đông học sinh mà trang thiết bị dạy học lại hạn chế. Sau đây tui xin mạnh dạn nêu ra những hạn chế của phương pháp này đối với một số bộ môn ở trường THCS:
1. Môn tiếng Anh:
Đối với bộ môn này thì hoạt động tổ nhóm là hoạt động không thể thiếu trong hầu hết những giờ học từ khối 6 đến 9. Tuy nhiên hoạt động tổ nhóm trong các giờ học tiếng Anh đã bộc lộ hững hạn chế sau:
+ Thường xuyên gây ồn cho những lớp bên cạnh.
+ Giáo viên khó kiểm soát, bảo quát lớp.
+ Giáo viên khó kiểm soát việc phát âm cũng như phương hướng trả lời của học sinh.
+ Nhiều học sinh lười biếng học yếu có cơ hội dựa dẫm vào những học sinh khác nên không hoạt động, không suy nghĩ hay chỉ giả bộ cho qua chuyện.
2. Môn Lịch sử:
Đối với bộ môn này hoạt động tổ nhóm cũng được triển khai với tần suất khá thường xuyên. Các hoạt động tổ nhóm này thường là thảo luận để trả lời câu hỏi, những hạn chế khi triển khi hoạt động tổ nhóm ở bộ môn này là:
+ Nhiều học sinh lười biếng hay yếu không có ý kiến thảo luận hay chỉ tham gia qua loa cho xong chuyện.
+ Các thành viên trong tổ-nhóm thường giao cả trách nhiệm cho tổ- nhóm trưởng hay thư ký.
+ Khi thay mặt các nhóm trả lời thường thì đó chủ yếu là ý kiến của chính người trình bày.
+ Các tổ-nhóm thường không có đủ thời gian để tập hợp ý kiến của tất cả các thành viên.
3. Môn Vật lý:
Đối với bộ môn này hoạt động tổ- nhóm được triển khai trong cả giờ lý thuyết và nhiều hơn trong các giờ thực hành. Khi dự giờ môn vật lý tui thấy việc tổ chức hoạt động tổ- nhóm gặp nhiều khó khăn như: Thiết bị, đồ dùng thí nghiệm thì hạn chế, học sinh đông, thời gian thí nghiệm ngắn. Mỗi nhóm ít nhất cũng gần 10 em và đa số kết quả hay câu trả lời cho hoạt động làm thí nghiệm đều chủ yếu đến từ những học sinh khá giỏi, còn những học sinh trung bình hay yếu không tự tin hay là ngồi chờ người khác trả lời.
4. Môn Địa lý:
Hoạt động tổ- nhóm ở bộ môn này thường chủ yếu là trả lời câu hỏi hay phân tích bản đồ. Việc kết quả trả lời của cả nhóm chủ yếu là ý kiến của một vài học sinh khá giỏi cũng xảy ra thường xuyên. Việc đứng lên hay lên bảng trình bày củng chủ yếu là những học sinh này. Giả sử giáo viên muốn gọi những học sinh trung bình, yếu cũng chẳng đủ thời gian.
5. Môn Ngữ văn :
Hoạt động tổ- nhóm ở bộ môn này cũng chủ yếu là thảo luận trả lời câu hỏi và thường diễn ra ở phần tổng kết bài. Việc phát hiện câu trả lời và thay mặt nhóm để trả lời câu hỏi cũng chủ yếu đền từ nhũng học sinh khá, giỏi.
III. NGUYÊN NHÂN :
Qua nghiên cứu từ các tiết dự giờ ở các bộ môn có triển khai các hoạt động tổ- nhóm, xét tính hiệu quả và những hạn chế của phương pháp này tui thấy nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó là :
1. Số học sinh ở mỗi lớp quá đông, trung bình là khoảng 35 đến 40 em và như vậy khi chia nhóm các giáo viên thường chia theo tổ, hai bàn quay mặt với nhau hay ít nhất cũng theo bàn học. Nếu chia theo bàn học thì vị trí ngồi của các em cũng khá xa nhau tạo điều kiện cho những học sinh trung bình, yếu hay lười biếng ỷ lại.
2. Thời gian dành cho thảo luận tổ- nhóm là quá ít. Những học sinh yếu trung bình chưa kịp có câu trả lời thì học sinh khá giỏi đã có câu trả lời và như vâỵ thì coi như những học sinh yếu , trung bình cũng đã có câu trả lời. Tác động này sẽ tạo ra thói quen không tốt và độ ì khi học sinh tham gia các hoạt động tổ- nhóm.
3. Trang thiết bị dạy học, thiết bị thí nghiệm quá ít không đủ để chia hoạt động tổ- nhóm nhỏ hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế của hoạt động tổ- nhóm ở các bộ môn có làm thí nghiệm (không có phòng thí nghiệm).
4. Các câu hỏi thảo luận thường là chưa gợi mở đối với những học sinh trung bình, yếu. Điều này làm cho những học sinh trung bình, yếu thiếu tự tin và không kịp đưa ra các phương án trả lời. Theo tui thì đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến những hạn chế của hoạt động tổ-nhóm.
5. Các giáo viên thường là không phân loại học sinh để chia tổ - nhóm cho phù hợp và việc này cũng dẫn đến các câu hỏi thường là cào bằng, không phân loại được học sinh.
6. Nhiều giáo viên thường chọn giải pháp mỗi tổ-nhóm thảo luận 1 câu hỏi khác nhau. Như vậy sẽ tạo thói quen học tủ ở học sinh. Học sinh chỉ chú ý vaò những câu hỏi của nhóm mình và hầu như không để ý đến ý kiến , câu trả lời của các nhóm khác khi sửa bài.
7. Giáo viên khó bao quát được tất cả các đối tượng học sinh. Khi sửa câu hỏi cũng không giám gọi những học sinh trung bình, yếu để trả lời vì sợ tốn thời gian.
IV. GIẢI PHÁP.
Với kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu chưa thực sự nhiều nên tui chỉ xin nêu ra một số giải pháp nhỏ nhằm khắc phục những hạn chế của hoạt động tổ-nhóm trong các giờ dạy ở một số bộ môn trong trường THCS.
1. Nên chuẩn bị câu hỏi thảo luận ở dạng ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top