mothondao_chico_emvaanh
New Member
Download Đề tài Kinh nghiệm xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình Âm nhạc lớp 8 miễn phí
MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
1 A. Đặt vấn đề 3
2 I. Lí do chọn đề tài 3
3 1. Cơ sở lí luận 3
4 2. Cơ sở thực tiễn 3
5 II. Mục đích nghiên cứu 4
6 B. Giải quyết vấn đề 4
7 I. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4
8 1. Đối tượng nghiên cứu 4
9 2. Phương pháp nghiên cứu 4
10 II. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu 5
11 III. Những công việc thực tế đã làm 6
12 1. Lí thuyết 6
13 a. Khái niệm câu hỏi trắc nghiệm 6
14 b. Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm chủ quan 6
15 c. Những loại câu trắc nghiệm thường dùng 6
16 d. Cách soạn câu hỏi trắc nghiệm 8
17 e. Phương pháp trắc nghiệm có ưu điểm và nhược điểm 8
18 g. Kĩ thuật tổ chức baì trắc nghiệm trên lớp 9
19 h. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm 10
20 i. Đáp án 18
21 k. Một số yêu cầu khi thực hiện 21
22 2. Thực nghiệm 21
23 3. Kết quả thực nghiệm 22
24 4. So sánh đối chứng 22
25 IV. Bài học rút kinh nghiệm 23
26 V. Phạm vi áp dụng đề tài 23
27 VI. Những vấn đề còn bỏ ngỏ 23
28 C. Kết thúc vấn đề 24
29 I. Kết luận 24
30 II. Một số kiến nghị và đề xuất 24
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
các tiêu chíđánh giá đến khâu đối chiếu bài trả lời với đáp án, biểu điểm, với các tiêu chí đã định.
c. Những loại câu trắc nghiệm thường dùng:
c1.Câu lựa chọn đúng sai:
Trước một câu dẫn xác định thông thường không phải là câu hỏi, học sinh trả lời câu đó đúng(Đ) hay sai(S). Loại câu trắc nghiệm này thích hợp để kiểm tra những sự kiện, cũng có thể dùng để kiểm tra về định nghĩa các khái niệm. Loại này đòi hỏi trí nhớ, ít có khả năng phân biệt HS giỏi với HS yếu kém. Tuy nhiên, nếu có kinh nghiệm thì cũng có thể soạn những câu hỏi suy nghĩ nhiều.
Khi viết loại câu hỏi trắc nghiệm Đ- S, cần chú ý những điểm sau:
Chọn câu dẫn nào mà một học sinh trung bình khó nhận ra là đúng -sai.
Không nên trích nguyên văn những câu trong SGK.
Cần đảm bảo tính đúng hay sai của câu dẫn là chắc chắn.
Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả 1 ý độc nhất.
Tránh dùng những cụm từ “tất cả”, “không bao giờ ”, “không một ai”, “ đôi khi”...
Trong một bài trắc nghiệm không nên bố trí số câu đúng bằng số câu sai, không nên bố trí các câu đúng theo một trật tự nhất định có tính chu kì .
c2. Câu nhiều lựa chọn :
Mỗi câu hỏi nêu ra có 3 đến 5 câu trả lời sẵn, trong đó chỉ có một câu đúng hay đúng nhất. Nếu câu hỏi đúng sai chỉ có hai phương án trả lời để lựa chọn một thì câu nhiều lựa chọn có từ 3 đến 5 phương án trả lời để lựa chọn, tức là tăng khả năng chọn sai để phân biệt HS khá, giỏi với HS yếu, kém. Trong các câu trả lời sẵn chỉ có một câu là trả lời đúng hay đúng đắn và đầy đủ nhất. Những câu trả lời khác được xem là “gây nhiễu” hay “gài bẫy”. HS phải nắm vững kiến thức mới phân biệt được. Các câu “gây nhiễu” hay “gài bẫy” có vể bề ngoài đúng nhưng thực chất là sai hay chỉ đúng một phần. Loại câu hỏi nhiều lựa chọn được sử dụng rộng rãi nhất, kích thích suy nghĩ nhiều hơn loại câu đúng -sai, nhất là khi người biên soạn câu hỏi trắc nghiệm đã có nhiều kinh nghiệm.
Khi viết loại câu hỏi trắc nghiệm này cần lưu ý những điểm sau :
- Phần gốc có thể là một câu hỏi hay câu hỏi bỏ lửng và phần lựa chọn là loại bổ sung để phần gốc trở nên đủ nghĩa.
- Phần lựa chọn nên là từ 3 đến 5, tuỳ trình độ kiến thức và tư duy của học sinh; cố gắng sao cho các câu “gài bẫy” đều hấp dẫn như nhau, đều dễ gây nhầm là câu đúng đối với những HS chưa hiểu rõ hay học chưa kĩ. Cần nhớ rằng những câu này không nhằm mục đích chính là “gây nhiễu” hay “gài bẫy” mà là để phân biệt HS giỏi với HS kém.
- Tránh để cho ở một câu hỏi nào có hai câu trả lời đều là đúng, hay đúng nhất .
- Tránh sắp xếp câu trả lời đúng nhất nằm ở vị trí tướng ứng như nhau ở mọi câu hỏi. Trong một số trường hợp có thể thêm phương án lựa chọn: Không câu trả lời nào là đúng nhất hay có hai câu trả lời nào đó đều có thể coi là đúng nhất để thêm khó lựa chọn, HS nào còn lưỡng lự sẽ lựa chọn.
- Có thể chuyển một bài tập thành loại câu nhiều lựa chọn, mỗi trả lời là một đáp số , để HS suy nghĩ tính toán rồi lựa chọn.
c3. Câu lựa chọn ghép đối:
Loại này gồm 2 dãy thông tin. Một dãy là những câu hỏi . Một dãy là những câu trả lời(hay câu để lựa chọn). HS phải tìm ra câu trả lời ứng với câu hỏi. Chẳng hạn tên khái niệm ứng với định nghĩa khái niệm.
Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi thích hợp với việc kiểm tra một nhóm kiến thức có liên quan gần gũi, chủ yếu là kiến thức sự kiện.
Khi biên soạn loại câu hỏi trắc nghiệm này cần lưu ý mấy điểm sau:
- Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một nhóm có liên quan, HS có thể dễ nhầm lẫn .
- Dãy câu hỏi và câu trả lời không nên bằng nhau, nên có những câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn .
- Thứ tự các câu trả lời không nên ăn khớp với thứ tự câu hỏi để gây thêm khó khăn cho sự lựa chọn .
c4. Câu điền :
Câu dẫn có thể để một vài chỗ trống... học sinh phải điền vào chỗ trống những cụm từ thích hợp.
Loại trắc nghiệm này dễ biên soạn nhưng khó chấm, HS có thể điền những từ khác, ngoài dự kiến của đáp án.
Trong khi biên soạn loại trắc nghiệm này cần lưu ý những điểm sai :
- Bảo đảm mỗi chỗ để trống chỉ có thể điền một từ (hay một cụm từ ) thích hợp.
- Từ phải điền nên là những thuật ngữ Âm nhạc và là từ có ý nghĩa trong câu .
- Mỗi câu chỉ nên có một hay hai chỗ trống, được bố trí ở giữa hay cuối câu. Các khoảng trống nên có độ dài bằng nhau để HS không đoán được từ phải điền là dài hay ngắn.
- Tránh những câu trích nguyên văn trong SGK vì sẽ khưyến khích học thuộc lòng .
- Khi biên soạn một nhóm câu trắc nghiệm điền, nên cho các từ sẽ dùng để điền ( có thể thêm những từ không dùng đến) để HS không điền bằng những từ ngoài dự kiến, khó chấm.
Trên đây là 4 loại câu trắc nghiệm khách quan thường dùng để kiểm tra kiến thức, trong đó được dùng phổ biến nhất là loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Ngoài ra, người ta còn dùng một vài loại câu trắc nghiệm khác như :
c5. Câu trả lời ngắn:
Câu hỏi yêu cầu học sinh tự tìm một câu trả lời ngắn gọn, có thể chỉ là một từ, một cụm từ hay một câu ngắn. Khi biên soạn loại câu trắc nghiệm này cần chú ý câu hỏi phải gọn, rõ, chỉ có một khả năng trả lời đúng, HS không phải trả lời dài dòng.
c6. Câu hỏi bằng tranh, ảnh:
Câu trắc nghiệm yêu cầu HS chú thích một vài chi tiết để trống trên một hình ảnh( tranh).Loại câu trắc nghiệm này HS ấn tượng và khắc sâu kiến thức cho HS.
c7. Trắc nghiệm thái độ:
Để thăm dò hay đánh giá thái độ, xu hướng hành vi của học sinh trong một lĩnh vực nào đó, người ta dùng thang xếp hạng hay thứ bậc. Số hạng/bậc là nhiều hay ít tuỳ từng trường hợp từng vấn đề và tuỳ yêu cầu đánh giá. HS đánh dấu vào x vào cột phù hợp với ý kiến của mình.
Khi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm thái độ này cần lưu ý :
- Nên dùng những câu đơn giản , ngắn gọn.
- Bảo đảm mỗi câu chỉ hàm một nghĩa.
- Tránh dùng những câu phủ định kép( Ví dụ : Không thể không có)
- Trong một bảng trắc nghiệm nên dùng cả những câu phủ định xen với những câu khẳng định.
d. Cách soạn câu hỏi trắc nghiệm:
- Mỗi câu hỏi cần liên hệ với một nhiệm vụ của mục tiêu trên câu trả lời đúng và các câu “ đánh lừa” phải tập trung một vấn đề.
- Phần thân câu hỏi hay câu dẫn cần rõ ràng, đơn giản. Khi đọc xong thân câu hỏi học sinh phải hiểu ngay nhiệm vụ phải làm gì? Sử dụng từ hỏi phải rõ ràng.
- Khi dùng hình thức hỏi, chọn câu hỏi đúng sai cần gạch chân để học sinh không bị nhầm lẫn.
- Khi soạn câu hỏi trắc nghiệm cần tính đến thời gian hoàn thành công việc, tránh thời gian thừa để học sinh ngồi chơi, hay số lượng câu hỏi nhiều quá, khó quá mà chỉ học sinh khá, giỏi mới làm được.
- Khi soạn cần dựa vào số tiết của mỗi bài, số câu hỏi truyền thống của mỗi bài để soạn câu hỏi trắc nghiệm cho cân đối và đa dạng.
e. Phương ph...