Download Đề tài Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt ở trường tiểu học Lý Tự Trọng, thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị miễn phí
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: 1
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Mục đích nghiên cứu: 1
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu: 1
4. Phương pháp nghiên cứu: 2
PHẦN NỘI DUNG: 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 3
1.1. Cơ sở tâm lý học: 3
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học: 8
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG - THỊ XÃ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ: 12
2.1. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt hiện nay. 12
2. 2. Kết quả đạt được: 14
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG - THỊ XÃ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ. 15
3.1. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt: 15
3.1.1. Phát hiện những học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi môn Tiếng việt:. 15
3.1.2. Bồi dưỡng hứng thú học tập: 16
3.1.3. Bồi dưỡng vốn sống: 16
3.2. Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng Tiếng việt: 17
3.2.1. Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng từ ngữ: 17
3.2.2. Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng ngữ pháp: 18
3.2.3. Bồi dưỡng cảm thụ văn học: 19
3.2.4. Bồi dưỡng làm văn: 20
PHẦN KẾT LUẬN: 21
1. Một số kết luận: 21
2. Một số kiến nghị: 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 23
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
ực quan. Tư duy trìu tượng (tư duy lý luận) hướng vào giải quyết các nhiệm vụ lý luận dựa vào ngôn ngữ, sơ đồ, các ký hiệu quy ước.b. Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học:
Do hoạt động học được hình thành ở học sinh tiểu học qua 2 giai đoạn nên tư duy của học sinh cũng được hình thành qua 2 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Đặc điểm tư duy học sinh lớp 1, 2, 3.
Tư duy cụ thể vẫn tiếp tục hình thành và phát triển, tư duy trìu tượng bắt đầu được hình thành. Tư duy cụ thể được thể hiện rõ ở học sinh lớp 1, 2 nghĩa là học sinh tiếp thu tri thức mới phải tiến hành các thao tác với vật thực hay các hình ảnh trực quan.
VD: Khi dạy về cấu tạo ngữ âm của tiếng, học sinh phải dựa vào hệ chữ cái tiếng Việt.
Tư duy trìu tượng bắt đầu được hình thành bởi vì tri thức các môn học là các tri thức khái quát.
VD: Tri thức về cấu tạo 2 phần của tiếng.
Tuy nhiên tư duy này phải dựa vào tư duy cụ thể.
- Giai đoạn 2: Đặc điểm học sinh tiểu học lớp 4, 5.
+ Tư duy trìu tượng bắt đầu chiếm ưu thế so với tư duy cụ thể nghĩa là học sinh tiếp thu tri thức của các môn học bằng cách tiến hành các thao tác tư duy với ngôn ngữ, với các loại ký hiệu quy tắc.
VD: Học sinh sử dụng công thức tính diện tích tam giác để tìm công thức tính diện tích hình thang.
+ Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành 1 chỉnh thể có cấu trúc hoàn chỉnh.
Thao tác thuận : a + b = c
Thao tác nghịch : c- b = a, c - a = b
Thao tác đồng nhất : a + 0 = a
Tính kết hợp nhiều thao tác: (a+b)+c = a + (b+c)
+ Thao tác phân loại không gian, thời gian phát triển mạnh.
+ Đặc điểm khái quát hoá: Học sinh biết dựa vào các dấu hiệu bản chất của đối tượng để khái quát thành khái niệm.
+ Đặc điểm phán đoán suy luận:
Học sinh biết chấp nhận giả thiết trung thực.
Học sinh không chỉ xác lập từ nguyên nhân đến kết quả mà còn xác lập khái niệm từ kết quả đến nguyên nhân.
1.1.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học.
1.1.2.1. Nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu học.
a. Khái niệm nhu cầu nhận thức.
Nhu cầu nhận thức là một loại nhu cầu của hoạt động học hướng tới tiếp thu tri thức mới và phương pháp đạt được tri thức đó.
Nhu cầu nhận thức bao giờ cũng tồn tại trong đầu học sinh dưới dạng câu hỏi tại sao? Cái đó là cái gì?
b. Đặc điểm của nhu cầu nhận thức:
- Nhu cầu nhận thức được hình thành và phát triển mạnh ở học sinh tiểu học.
- Nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu học hình thành qua 2 giai đoạn.
1.1.2.2. Năng lực học tập của học sinh.
a. Khái niệm:
Năng lực học tập của học sinh là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của học sinh đáp ứng được yêu cầu của hoạt động học đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả.
Năng lực học tập của học sinh gồm:
+ Biết định hướng nhiệm vụ học, phân tích nhiệm vụ học thành các yếu tố, mối liên hệ giữa chúng từ đó lập kế hoạch giải quyết.
+ Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo cơ bản: phẩm chất nhân cách, năng lực quan sát, ghi nhớ, các phẩm chất tư duy: tính độc lập, tính khái quát, linh hoạt...
b. Đặc điểm năng lực học tập của học sinh tiểu học.
- Nhờ thực hiện hoạt động học mà hình thành ở học sinh những năng lực học tập với cách học và hệ thống kỹ năng học tập cơ bản.
- Năng lực học tập của học sinh được hình thành qua 3 giai đoạn.
+ Giai đoạn hình thành (tiếp thu cách học)
+ Giai đoạn luyện tập (vận dụng tri thức mới, cách học mới).
+ Giai đoạn vận dụng (vận dụng cách học để giải các bài tập trong vốn sống).
Để đánh giá năng lực học tập của học sinh, ta dựa vào các chỉ số sau:
+ Tốc độ tiến bộ của học sinh trong học tập.
+ Chất lượng học tập biểu hiện ở kết quả học tập.
+ Xu hướng, năng lực, sự kiên trí.
1.1.2.3. Tình cảm của học sinh tiểu học.
a. Khái niệm tình cảm:
Tình cảm của học sinh là thái độ cảm xúc đối với sự vật hiện tượng có liên quan tới sự thoả mãn hay với nhu cầu, động cơ học sinh.
Tình cảm được biểu hiện qua những cảm xúc, xúc cảm là những quá trình rung cảm ngắn và tình cảm được hình thành qua những xúc cảm do sự tổng hợp hoá, động lực hoá và khái quát hoá. ở học sinh có những loại tình cảm sau:
+ Tình cảm đạo đức: là thái độ của học sinh đối với chuẩn mực và hành vi đạo đức.
+ Tình cảm trí tuệ là những thái độ của học sinh đối với các quá trình nhận thức.
+ Tình cảm thẩm mỹ: Là thái độ đối với cái đẹp.
+ Tình cảm hoạt động là thái độ đối với việc học.
b. Đặc điểm tình cảm của học sinh:
- Tình cảm của học sinh tiểu học gắn liền với tính trực quan hình ảnh cụ thể hay nói cách khác đối tượng gây ra tình cảm ở học sinh là những sự vật cụ thể và những hình ảnh trực quan.
Nguyên nhân:
+ Hệ thống tín hiệu thứ nhất vẫn chiếm ưu thế so với hệ thống tín hiệu thứ 2.
+ Nhận thức của học sinh tiểu học vẫn là nhận thức cụ thể. Nhận thức xác lập đối tượng nguyên nhân gây nên tình cảm.
- Học sinh tiểu học dễ xúc cảm hay xúc động khó làm chủ được cảm xúc của mình.
Nguyên nhân:
+ Quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế.
+ Các phẩm chất ý chí đang được hình thành chưa đủ để điển hình sự hình thành tình cảm của học sinh.
- Tình cảm của học sinh tiểu học chưa ổn định dễ thay đổi nhiều tình cảm mới bắt đầu được hình thành và phát triển.
Nguyên nhân:
- Do hứng thú với môn học chưa ổn định.
- Cảm xúc chưa có quá trình liên kết, trải nghiệm.
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học:
1.2.1. Những khái niệm cơ bản.
1.2.1.1. Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị và các quy tắc nói năng của một thứ tiếng được hình thành theo 1 thói quen có tính truyền thống.
Trong ngôn ngữ tồn tại các đơn vị sau:
+ Các âm vị: đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ.
+ Các hình vị: tương đương am tiết.
+ Các từ.
+ Các câu
+ Các văn bản và các chữ viết.
Hệ thống các quy tắc (quan hệ) mỗi một ngôn ngữ sẽ tồn tại một loạt uan hệ hay một loạt các quy tắc.
VD: Quy tắc sắp xếp đơn vị trong hệ thống Tiếng việt: phụ âm + nguyên âm + phụ âm.
Tất cả các đơn vị và quy tắc được hình thành theo thói quen có tính truyền thống.
Ngôn ngữ là một thiết chế xã hội chỉ đạo con người phải thực hiện theo quy luật đó.
Ngôn ngữ có các đặc điểm sau:
+ Tính trìu tượng: ngôn ngữ không cụ thể do quy ước.
+ Tính chất xã hội: do tính chia đều cho mọi người.
+ Tính hữu hạn: có thể tính toán đo đếm và hình thức hoá được.
+ Tính hệ thống: các đơn vị và quy tắc được sắp xếp theo một trật tự trong một chỉnh thể nhất định.
1.2.1.2. Lời nói là sự vận dụng ngôn ngữ của từng cá nhân vào trong những điều kiện giao tiếp cụ thể. Lời nói có đặc điểm.
+ Tính cá nhân: riêng của từng người một.
+ Tính cụ thể: mỗi một lời nói ở trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau.
+ Lời nói có tính vô hạn.
+ Lời nói có tính phi hệ thống.
1.2.1.3. Hoạt động ngôn ngữ:
Hoạt động ngôn ngữ giao tiếp là hoạt động của người nói dùng ngôn ngữ để truyền đạt cho người nghe những hiểu biết, tư tưởng, tổ chức thái độ của mình về một thực tế khách quan nào đó nhằm l...