Download Đề tài Một số biện pháp góp phần phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn miễn phí





MỤC LỤC
 
A. Mở đầu: . . .1
I. Đặt vấn đề: . . . . 1
II. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài . . .3
B. Nội dung: . . .4
I. Đánh giá thực trạng mạng lưới giáo dục mầm non trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn . . .4
1. Về quy mô phát triển trường lớp . . .4
2. Về tình hình đội ngũ và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm non . . .5
3. Về công tác xã hội hoá giáo dục mầm non . . .5
II. Các biện pháp phát triển giáo dục mầm non . .7
1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và chuyển đổi loại hình trường .7
2. Xây dựng đội ngũ giáo viên các trường mầm non . 7
3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên . . .8
3.1 Về công tác đào tạo . . 8
3.2 Về công tác bồi dưỡng đội ngũ. . . .9
4. Phát huy tác dụng các nhà trường mầm non vào đời sống cộng đồng . . .9
III. Định hướng phát triển giáo dục mầm non trong thời gian đến . .11
1. Định hướng cơ bản . . .11
2. Mục tiêu cần đạt . .12
C. Kết luận . . .14
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nhiều nguồn vốn đầu tư, mạng lưới trường lớp giáo dục mầm non trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn đã có bước tiến đáng kể trong việc đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới, đáp ứng một phần nhu cầu chăm sóc giáo dục và học tập của trẻ, chính vì vậy giáo dục mầm non đã có những chuyển biến tích cực và đúng hướng, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở tất cả các trường được từng bước nâng lên. Mạng lưới trường lớp cấp học mầm non trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn được điều chỉnh, củng cố và phát triển, đến nay thu hút 34% trẻ nhà trẻ, 78,7% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường và trong đó có 99.3% trẻ 5 tuổi vào lớp mẫu giáo lớn, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của ngành học trong giai đoạn mới, mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất trường học của giáo dục mầm non quận Ngũ Hành Sơn còn nhiều khó khăn và bất cập. Hầu hết các phòng học, phòng hiệu bộ còn thiếu và không đúng tiêu chuẩn. Sân trường, nhiều nơi còn thiếu diện tích, vừa bụi vào mùa khô, vừa đọng nước vào mùa mưa nên ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục các cháu.
Hơn nữa do tác động của nhiều nhân tố nên nhu cầu gửi trẻ của nhân dân trong thời gian đến sẽ không ngừng tăng lên, nhu cầu mạng lưới trường, lớp phải tiếp tục đầu tư mở rộng, các nhân tố đó là:
+ Do áp lực của gia tăng dân số, phát triển kinh tế, hợp lý hoá gia đình cũng như do nhu cầu đô thị hoá, hình thành các khu dân cư mới nên số học sinh tăng cơ học phát triển.
+ Tình hình kinh tế phát triển, mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu được chăm sóc giáo dục con em có chất lượng ngày càng tăng…, đòi hỏi quy mô phát triển giáo dục mầm non, nhất là ở mẫu giáo ngày càng lớn.
Ngoài ra do yêu cầu bố trí lại dân cư theo quy hoạch mới, yêu cầu của
việc thành lập các trường mầm non, cũng như đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất trường học đòi hỏi phải khẩn trương tiến hành quy hoạch mạng lưới giáo dục mầm non.
Làm thế nào để giáo dục mầm non ngày càng phát triển, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ dưới 6 tuổi, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho các cháu vào trường phổ thông; đồng thời đảm bảo sự phát triển cân đối và toàn diện giữa các cấp học, ngành học trên địa bàn quận. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, chính vì vậy, tui chọn đề tài
“ Một số biện pháp góp phần phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn”.
II/ Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Môi trường giáo dục đầu đời đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng nền tảng phát triển tổng thể của con người. Do vậy, giáo dục mầm non rất quan trọng cho từng cá nhân lẫn cả một dân tộc.Với ý nghĩa ấy, giáo dục mầm non có thể được coi là lĩnh vực cần đầu tư tốt nhất. Công tác phát triển giáo dục mầm non sẽ góp phần đề ra những nhu cầu cấp thiết về xây dựng hệ thống trường học và quy mô, giải pháp xây dựng theo từng giai đoạn trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặt cơ sở cho công tác kế hoạch hoá xây dựng trường học hàng năm, hoạch định chính sách ngành trên địa bàn quận đồng thời đáp ứng được việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho con em quận Ngũ Hành Sơn.
B. NỘI DUNG
I/ Đánh giá thực trạng mạng lưới giáo dục mầm non trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn:
1. Về quy mô phát triển trường, lớp:
Hiện toàn quận có 8 trường ( trong đó: công lập 3 trường, dân lập 1 trường, tư thục 4 trường) và 35 nhóm lớp độc lập tư thục thu nhận 2266 trẻ trong đó có 956 trẻ 5 tuổi.
Tỷ trọng học sinh mầm non trong các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo gia đình còn cao trong khi điều kiện và chất lượng chăm sóc nuôi dạy ở loại hình này còn hạn chế.
Quy mô trường, lớp cấp học mầm non hiện nay không đảm bảo điều kiện thực hiện các chỉ tiêu về huy động trẻ như quy định tại quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 04 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường mầm non.
Tuy Uỷ ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn đã có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho cấp học mầm non, song tốc độ đầu tư xây dựng cho trường công lập còn chậm, vốn đầu tư cho mỗi trường nhỏ, nên khó hoàn thiện mô hình cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học theo chuẩn quốc gia. Hiện trong toàn quận mới chỉ có 1 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ( chiếm tỷ lệ 12,5% so với tổng số trường).
Cơ sở chính của trường Mầm non Ngọc Lan diện tích quá hẹp (750m2) nên không đảm bảo diện tích đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Dù tranh thủ được nguồn kinh phí tài trợ của báo Người lao động, Khu Công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng, song điều kiện cơ sở vật chất của trường Mầm non Vàng Anh vẫn chưa đạt chuẩn và bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 2 năm 2007 ( cơ sở Khái tây đã sửa chữa nhưng vẫn còn nhếch nhác, tường ẩm chưa có kinh phí để quét vôi).
Phường Khuê Mỹ chưa có trường mầm non công lập.
Các trường mầm non dân lập đã chuyển sang loại hình công lập nhưng
chưa đủ điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất - kỹ thuật, chưa có khả năng cân đối thu chi, tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn còn thấp và năng lực chuyên môn còn hạn chế; qui mô phát triển số lượng học sinh còn thấp.
Kinh phí chi cho giáo dục mầm non còn thấp (dưới 7% tổng chi ngân sách toàn ngành), đến nay vẫn chưa được tăng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất và các hoạt động khác.
2. Về tình hình đội ngũ và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm non:
Tính đến năm học 2008-2009, tổng số giáo viên, nhân viên các trường Mầm non công lập hiện có 18 biên chế và 51 hợp đồng ngoài ngân sách, đạt 76.6% (theo quy định Thông tư 71/2008/TT-BGD&ĐT-BNV và Quyết định số 2219/QĐ-SNV về việc tạm giao biên chế và xác định hợp đồng lao động sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục Mầm non công lập năm học 2008-2009: 18 biên chế và 72 hợp đồng).
Trước đây, việc trả lương cho giáo viên hợp đồng ngoài ngân sách tại các trường mầm non công lập chủ yếu dựa vào nguồn thu học phí (30.000đ/tháng 1 cháu theo QĐ số 4352/QĐ-UB ngày 29/7/1998 của UBND TP. Đà Nẵng) nên mức lương còn thấp. Nhưng từ năm 2009, giáo viên hợp đồng ( trước đây gọi là giáo viên hợp đồng ngoài ngân sách) tại các trường mầm non công lập đã được chi trả lương từ nguồn ngân sách nên mức lương đã được cải thiện.
3. Về công tác xã hội hóa giáo dục mầm non :
Quá trình xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn còn nhiều khó khăn, thách thức mà trước hết phải kể đến là sự bất cập của đội ngũ những người làm công tác giáo dục mầm non. Đa số cán bộ quản lý các trường mới chuyển đổi sang trường công lập còn rất lúng túng, thiếu năng động trong việc huy động các nguồn lực và tranh thủ sự đóng góp hỗ trợ của các tổ chức xã hội.
Tình hình phát triển cấp họ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top