hoangunited
New Member
Download Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dạy bồi dưỡng học sinh giỏi miễn phí
Thực hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Trường học hiện nay là đòi hỏi các cấp Đảng, các cấp chính quyền cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Đề cao quản lý công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ở cơ sở. Tổ chức và nâng cao chất lượng hiệu quả của quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. làm cho công tác quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.là công cụ quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường hiện nay.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
các khối lớp1.2 Lý do chủ quan:
Trong những năm gần đây, do nhận thức và xác định rõ vai trò công tác quản lý, giảng dạy và bỗi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp, nên trường THCS Yên Thắng đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, giảng dạy và bỗi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp, từ khâu xây dựng kế hoạch đến thực hiện kế hoạch.
Mặc dù là một trường còn nhiều khó khăn vì đây là xã miền núi điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên luôn biến động, BGH vừa làm công tác giảng dạy vừa làm quản lý nên gặp không ít những khó khăn trong điều hành và thực hiện mục tiêu giáo dục. Tuy vậy một số năm gần đây do làm tốt công tác quản lý, giảng dạy và bỗi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp, nên nhà trường đã thu được một số thành công nhất định trong phong trào bỗi dưỡng học sinh giỏi ở các khối lớp:
- Năm học 2005 - 2006 Đội tuyển học sinh giỏi xếp thứ 2 toàn đoàn trong khối phòng giáo dục. Trong đó có 8 học sinh lớp 9 đạt giải tỉnh và 23 học sinh đạt giải cấp huyện
- Năm học 2006 - 2007 Đội tuyển học sinh giỏi xếp thứ 2 toàn đoàn trong khối phòng giáo dục. Trong đó có 6 học sinh lớp 9 đạt giải tỉnh và 26 học sinh đạt giải cấp huyện.
Năm học 2007 -2008 Đội tuyển học sinh giỏi xếp thứ 2 toàn đoàn trong khối phòng giáo dục. Trong đó có 7 học sinh lớp 9 đạt giải tỉnh ( 2 giải nhì, 4 giải nhất và 1 giải khuyến khích) ngoài ra còn 22 học sinh khối 6,7,8 dự kỳ thi khảo sát học sinh giỏi đợt II của huyện đạt trên 10 điểm trở lên.
Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên tui mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu là:
“Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi”
1.3 Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi” trường THCS Yên Thắng giúp công tác quản lý trường học hoạt động đúng mục đích.
1.4 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu về “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi” đối tượng chính là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại nhà trường trong những năm gần đây. phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về nhiệm vụ năm học các chỉ thị của Bộ GD&ĐT và Sở GD& ĐT. Ngoài ra qua phương pháp phân tích - tổng hợp - điều tra - quan sát - và tổng hợp kinh nghiệm trong công tác quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi của trường Yên Thắng trong hai năm trở lại đây
II Giải quyết vấn đề.
1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Theo quan điểm của Đảng và nhà nước về quản lý giáo dục, ngành giáo dục mang tính chính trị cao và nó luôn gắn liền với đường lối, chính sách của Đảng, để phục vụ cho mục tiêu giáo dục Đảng ta đã đạt ra nhiệm vụ cấp bách cũng như lâu dài là: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bỗi dưỡng nhân tài” đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục là mục tiêu quan trọng vừa cấp bách vừa chiến lược lâu dài đảm bảo sự phát triển bền vững của một nền tri thức CNH – HĐH. Muốn thế phải đào tạo ra một đội ngũ các nhà khoa học đủ mạnh, đảm bảo cả về lượng và chất, hay đội ngũ những người trực tiếp lao động cũng phải được đảm bảo về chất. Điều này phải đầu tư cho giáo dục nhân tài quốc gia từ xưa ông cha ta đã nói “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” Muốn hoàn thành mục tiêu CNH - HĐH cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực bởi chính họ là người thực hiện người quyết định thành công của sự nghiệp CNH HĐH. Trước mắt cần có nguồn nhân lực có đức có tài có tri thức khoa học kỹ thuật, ham học hỏi, thông minh, sáng tạo..được đào tạo bài bản chuyên môn có kỹ năng nghề nghiệp tốt biết sử dụng sáng tạo và khoa học biết ứng dụng khoa học vào lao động sản xuất. Muốn có nguồn nhân lực phải đầu tư cho giáo dục coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, mở rộng quy mô trường lớp và các loại hình đào tạo, phải đầu tư cho giáo dục một cách đồng bộ coi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội như nhau... Đào tạo phải đi đôi với sử dụng nguồn nhân lực hợp lý. Gần đây ta thường nghe thấy cụm từ " Chảy máu chất xám" phải chăng chính sách của nhà nước ta vẫn còn nhiều bất cập để một bộ phận nhân tài của đất nước không được sử dụng đã đầu quân cho các cường quốc khác có chính sách ưu đãi và môi trường học tập và lao động tốt hơn.
Quan tâm đầu tư đến phát triển nền tri thức trẻ, nhiều chính sách ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục, các loại hình đào tạo được mở rộng. Năm 2007 thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có chính sách hỗ trợ bằng cách cho sinh viên cùng kiệt vay vốn để học tập đó là chính sách khuyến học khuyến tài đầu tư cho lực lượng sản xuất nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đó Đảng và nhà nước đã đón đầu trong sự nghiệp phát triển nền tri thức trẻ như những năm gần đây nghành giáo dục đào tạo luôn cải cách sách giáo khoa cho phù hợp với thời kỳ hội nhập quốc tế môn tin học được đưa vào giảng dạy từ lớp 3 chương trình tiểu học đã chứng tỏ chính sách của Đảng và nhà nước đầu tư cho nền tri thức trẻ là đúng đắn.
2. Thực trạng về công tác quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi
Trường THCS Yên Thắng trong những năm gần đây.
Một số kết quả đã đạt được trong vấn đề quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, Trường THCS Yên Thắng.
Xã Yên Thắng là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Toàn xã có 15 thôn xóm trong đó có 4 xóm có bà con giáo dân tương đối đông và có 3 thôn xóm là khu vực miền núi khó khăn, giao thông đi lại còn vất vả nên công tác giáo dục còn chưa thuận lợi.
Tuy vậy nhiều năm qua trường THCS Yên Thắng đã chú trọng đến công tác quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi”. Bằng giải pháp xây dựng một đội ngũ tổ trưởng và giáo viên cốt cán, có năng lực nhiệt tình tâm huyết giúp BGH trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn các đội tuyển giảng dạy và lựa chọn cách dạy phù hợp với mỗi đội tuyển. ( cứ một đội tuyển/ môn/ khối có một đồng chí giảng dạy trực tiếp và một đồng chí giáo viên cốt cán hỗ trợ) Mỗi tổ khoa học lấy 2 đồng chí giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn vững (Giáo viên có học sinh thường xuyên đạt giải thưởng học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh) từ đó xây dựng được lòng tin vào đội ngũ giáo viên và học sinh trước khi học tập.
Sự nghiệp GD-ĐT những năm gần đây đã có những bước phát triển nhanh và vững chắc. Quy mô trường lớp không ngừng được mở rộng, được nâng cấp xây dnựg khang trang. Nhà trường đã xây dựng được 6 phòng cao tầng mới kiên cố đưa vào sử dụng tháng 5/2005.
Năm 2005-2006 Trường có 19 lớp tổng số : 779 học sinh,
Năm học 2006-2007 trường có 18 lớp tổng số : 716 học sinh.
Năm học 2007 2008 trường có 17 lớp tổng số : 656 học sinh
Tháng 10/2003 nhà trường cùng huyện Yên Mô được Nhà nước, Bộ GD-ĐT công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Về cơ sở vật chất trang thiết bị ph...
Tags: biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học sinh giỏi, tailieuchung Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS, giải pháp quản lí công tác bồi dưỡng HSG, giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, một số giải pháp nâng cao chất lượng học tin học cho sinh viên khó khăn, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG, một số giải pháp quản lí chỉ đạo nhằm nâmh cao chất lượng học sinh giỏi ở trường thcs, giải pháp nâng cao giáo dục toàn diện và chất lượng đội tuyển HSG, giải pháp quản lý nâng cao chất lượng học sinh giỏi