Download Đề tài Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh miễn phí





English 8 PERIOD 50: REVIEWING
- Mục đích: Ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp sử dụng adverbs of manner; modal: should; commands, requests and advice in reported speech - Thời gian: 7 phút
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn 5 câu và viết mỗi từ của những câu này lên một tấm bìa hay thẻ plastic màu trắng, mỏng, có kích thước 20x60cm
. Last night I watched T.V
. He is strong enough to lift the box.
. You should learn the new words everyday.
. We used to go to school on foot.
. My English teacher asked me to do the homework.
- Các bước thực hiện:
+ Chia lớp thành 2 nhóm
+ Giáo viên sẽ gọi 5 lượt học sinh lên bảng, mỗi lượt có số học sinh của mỗi nhóm tương ứng với với số từ trong mỗi câu.
+ Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số học sinh được gọi lên bảng, mỗi em một từ.
. night / watched / I / T.V / last
. strong / enough / He / to / is / box / lift / the
. learn / words / everyday / you / should / the / new
. We / go / foot / school / to / to / used / on
. My/ teacher / asked / English / the / me / to / homework / do
+ Trong khoảng thời gian 30 giây, những học sinh này phải đưa từ của mình ra phía trước và tự sắp xếp trong nhóm để có một câu hoàn chỉnh.
+ Nhóm nào sắp xếp đúng và đúng thời gian được giáo viên cho 2 điểm
+ Giáo viên tổng kết: nhóm nào có số điểm nhiều hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ữ pháp…) của mình, bên cạnh đó ở các em xuất hiện một cảm giác thoả mãn - hóa ra mình cũng có thể làm tốt như các bạn khác. Chính những lí do trên thôi thúc tui chọn đề tài này làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
B.Nội dung
I. Cơ sở khoa học:
Đổi mới phương pháp dạy học hướng đến việc coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học. Nói cách khác, đổi mới phương pháp dạy học là qúa trình chuyển từ phương pháp thầy thuyết trình, phân tích ngôn ngữ - trò nghe và ghi chép thành phương pháp mới: thầy là người tổ chức, giúp đỡ hoạt động học tập của học sinh, học sinh là người chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập. Phương pháp dạy học mới sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ vì những mục đích thực tiển và sáng tạo.
Trong quá trình giảng dạy, việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, vận dụng tốt nhất kiến thức đó là cả một vấn đề lớn đối với các bộ môn văn hóa nói chung và bộ môn Tiếng Anh nói riêng.Việc sử dụng một số trò chơi mới trong tổ chức các hoạt động dạy học Tiếng Anh là cả một thành công giúp phát triển tính tích cực nhận thức của học sinh trong việc học ngôn ngữ, giúp học sinh tập trung hết trí lực để nắm được kiến thức, đồng thời giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh trong môi trường ngoại ngữ với những tình huống thật và sống động.Các trò chơi ngôn ngữ mới tạo được sự mới lạ, sự hứng thú học tập cho học sinh, làm cho học sinh có cảm giác thoải mái, giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán với bài học của mình đồng thời giúp các em dễ dàng tiếp nhận và khắc sâu kiến thức, tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã thu nhận được một cách có hiệu quả vào thực tế. Nói cách khác, trò chơi ngôn ngữ chứa đựng một khởi điểm tinh thần không nhỏ vì rằng nó biến việc học (nắm vững) ngoại ngữ thành một công việc hồ hởi, sáng tạo và tập thể. Tất nhiên, học ngoại ngữ không chỉ là chơi trò chơi mà sự tâm tình, tự nhiên trong sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh xuất hiện nhờ bầu không khí trò chơi tập thể và đặc biệt là trò chơi sẽ hướng các em đến các cuộc trao đổi nghiêm túc, thảo luận những tình huống thật bất kỳ nào đó.Tất cả ngững điều này là yếu tố rất quan trọng nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học.
II. Cơ sở thực tiển:
1.Những thành tựu:
Trong những năm vừa qua mà đặc biệt là thời gian gần đây, Sở giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Bình và Phòng giáo dục đào tạo huyện Lệ Thủy rất quan tâm, chú trọng vào việc dạy - học Tiếng Anh. Ngành giáo dục tỉnh và huyện nhà đã tổ chức định kì các hội thi giáo viên dạy giỏi, cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Hằng năm Sở và Phòng giáo dục đào tạo đã có các đợt thanh tra trường học nhằm tư vấn và thúc đẩy cho giáo viên giảng dạy đạt kết quả cao hơn. Ngoài ra Phòng còn tổ chức hội thảo chuyên để đổi mới phương pháp dạy học cho các cán bộ giáo viên cốt cán, tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường để đúc rút kinh nghiệm giảng dạy có hiệu quả. Bên cạnh đó, Phòng đã tạo điều
kiện để cho giáo viên dạy Tiếng Anh trong huyện được theo học các khóa học nâng cao ở trong và ngoài tỉnh. Hầu hết các giáo viên dạy Tiếng Anh trên địa bàn huyện đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo những phương pháp giảng dạy hay, có hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã cố gắng vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, chú ý đúng mức đến từng đối tượng học sinh; bản thân học sinh hứng thú hơn với môn học, nhờ vậy mà chất lượng Tiếng Anh ngày càng được nâng cao.
2. Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc dạy và học Tiếng Anh ở trường THCS:
Tiếng Anh đã trở thành một môn học trọng tâm như các môn văn hóa khác nhưng vẫn là môn học khó và không phải bất cứ học sinh nào cũng có năng khiếu học ngoại ngữ để học nó một cách dễ dàng.
Một số học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt vẫn còn thiếu ý thức học tập, thiếu tính kiên nhẫn trong học tập, chưa theo kịp với phương pháp học tập mới, còn lúng túng trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức vào thực hành kỹ năng. Nhiều em nhận thức về môn học này chưa đúng đắn, chưa hiểu hết ý nghĩa của môn học trong thời kỳ hội nhập quốc tế, có em chỉ học vì tò mò nên khi khó học thì thả lỏng buông xuôi. Vì vậy các em chưa thật sự nghiêm túc và chưa có động cơ học Tiếng Anh đúng đắn.
III. Thực trạng dạy và học Tiếng Anh ở Trường THCS:
1. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học:
Với yêu cầu đổi mới giáo dục, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được tăng trưởng. Song vì sự thiếu đồng bộ hóa trong các khối lớp ( phòng học, bàn ghế,…) nên ảnh hưởng đến sự tiếp thu bài của học sinh, gây cho các em sự mệt mỏi, chán nản.
Trang thiết bị dạy học đã được trang cấp khá đầy đủ nhằm phục vụ tối đa cho mục đích đổi mới phương pháp dạy học song tranh ảnh cở lớn ở một số bài ở một số khối lớp vẫn còn thiếu.
Thiết bị nghe nhìn chưa được trang cấp đầy đủ, nếu đã có (máy móc, băng đĩa ) thì hay còn thiếu hay còn kém chất lượng làm cho tiết học kém hấp dẫn, ít lôi cuốn học sinh hoạt động, chưa có phòng học tiếng mang tính đặc trưng riêng của bộ môn làm cho học sinh chưa phát huy hết khả năng của mình trong quá trình học bài và rèn luyện lỹ năng.
2. Tình hình thực tế học sinh:
Trong những năm qua, theo chương trình và sách giáo khoa mới, phương pháp mới trong dạy và học, nhiều học sinh rất yêu thích môn học, năng động trong mọi hoạt động nhưng chủ yếu là học sinh khá và giỏi. Đối tượng học sinh yếu còn nhiều, các em chưa nắm chắc kiến thức, học tập một cách thụ động, chờ đợi kết quả của bạn mình đưa ra, nhiều em rất ngại thực hành nói trên lớp, sợ nói ra sẽ bị sai, một số em chưa đọc thông viết thạo, thậm chí không ghi chép bài ở trên lớp cũng như không làm bài tập ở nhà, các em chưa có phương pháp học tập phù hợp.Thực tế này cho thấy đối tượng học sinh này chưa yêu thích môn học.
3. Thực trạng đổi mới cách tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp mới môn Tiếng Anh ở Trường THCS Hồng Thủy:
Thực hiện đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo chúng tui đã chú trọng nhiều đến phương pháp dạy học song trong quá trình thực hiện việc tổ chức hoạt động dạy học Tiếng Anh chúng tui vẫn còn rập khuôn với những gì đã được hướng dẫn, chưa sáng tạo, thiếu linh động nên hiệu quả tiết học chưa cao, nhiều em chưa thật sự yêu thích môn học…Vì vậy chất lượng dạy học môn Tiếng Anh chưa được như mong muốn. Cuối HKII năm học 2007 - 2008 chất lượng môn Tiếng Anh hai lớp 7D, 7E được thể hiện qua số liệu sau đây:
Lớp
Số
lượng
Nghe
Đọc
Ng...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Ngôn ngữ của người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình Văn học 0
C Kích thích hứng thú học tiếng Pháp cho học sinh lớp một bằng trò chơi. Luận văn ThS. Ngôn ngữ học Công nghệ thông tin 0
E nâng cao việc học từ vựng tiếng Anh thông qua các trò chơi ngôn ngữ: nghiên cứu hành động Luận văn Sư phạm 0
M Nghiên cứu việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ để dạy từ vựng cho sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất ở trường CĐSP Nghệ An Luận văn Sư phạm 0
P Nghiên cứu về việc học từ vựng thông qua các trò chơi ngôn ngữ của học sinh lớp 7 trường THCSDL Phương Nam Ngoại ngữ 0
L Nghiên cứu về việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong các hoạt động khởi động để khuyến khích học sinh lớp 10 học nghe ở trường THPT Dương Xá Ngoại ngữ 0
C Việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ nhằm tạo động lực thúc đẩy học sinh lớp 10 học viết tại trường THPT Kim Anh Ngoại ngữ 0
H Sử dụng trò chơi ngôn ngữ để khích lệ sinh viên năm thứ nhất Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên trong các giờ học nói Ngoại ngữ 0
P Lập trình trò chơi bắn máy bay viết trên ngôn ngữ Turbo C Tài liệu chưa phân loại 0
T Thiết kế chương trình Trò chơi sắp chữ - Letter Fall được lập trình trên ngôn ngữ Visual Basic 6.0 Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top