Download Đề tài Nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng việt (phân môn tập viết) miễn phí





Những PPDH đặc biệt chú ý khi dạy TV là
+ Phương pháp trực quan :
- Là PP giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường thông qua chữ mẫu (kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập)
- Tác dụng của chữ mẫu : giúp HS dễ quan sát, tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học;
+ Phương pháp trực quan :
- Chữ mẫu của GV trên bảng lớp giúp HS nắm được thứ tự viết các nét của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh.
+ Phương pháp đàm thoại gợi mở :
- PP này thường sử dụng chủ yếu ở thời gian đầu của tiết học, GV dùng câu hỏi gợi mở để HS tiếp xúc với những chữ cái sẽ học ( các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước);
- Đối với những câu hỏi khó, GV cần định hướng câu trả lời cho HS;
+ Phương pháp luyện tập
PP này phải được tiến hành từ thấp đến cao để HS dễ tiếp thu, lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
(Phân môn Tập viết)
Vị trí, tầm quan trọng :
1.1. Trang bị cho HS bộ chữ cái tiếng Việt và những yếu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp;
1.2. Góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học tiếng Việt trong nhà trường – kỹ năng viết chữ (nếu viết đúng chữ mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh à HS sẽ có điều kiện ghi chép bài học tốt, kết quả học tập sẽ cao hơn, Ngược lại, nếu viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập);
1.3. Học vần, Tập đọc giúp cho việc rèn năng lực đọc thông, Tập viết giúp cho việc rèn luyện năng lực viết thạo;
1.4. Là phân môn mang tính chất thực hành – Trong chương trình không có tiết lý thuyết, chỉ có các tiết rèn luyện kỹ năng;
1.5. Góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho HS những phẩm chất đạo đức tốt như : tính cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mỹ. Cố vấn Phạm Văn Đồng nói : “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho HS viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình…”
2. Nhiệm vụ :
Truyền thụ cho HS những kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ, cụ thể:
2.1. Về tri thức: Dạy HS những khái niệm cơ bản về:
- Đường kẻ, dòng kẻ, tọa độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ;
- Các khái niệm liên kết nét chữ hay liên kết chữ cái;
- Hình thành cho HS những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của các chữ viết.
2.2. Về kỹ năng: Dạy HS các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm:
- Kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng;
- Xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và đẹp;
- Tư thế ngồi, cách cầm bút, cách trình bày bài viết là kỹ năng đặc thù của dạy tập viết mà GV cần quan tâm.
HS lớp 1 luyện tập viết chữ dưới 2 hình thức :
+ Luyện tập viết chữ cái trong các tiết học âm – chữ ghi âm, vần;
+ Luyện tập viết theo các yêu cầu kỹ thuật trong các tiết tập viết.
3. Thực trạng chữ viết của HSTH hiện nay – Nguyên nhân – Hậu quả :
3.1. Ưu điểm :
- Nhìn chung HSTH (ngay từ lớp 1) đã nắm được quy trình viết, biết cách viết chữ ghi âm tiếng Việt ;
- Về cơ bản, các em đã viết đúng các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng và khá đúng cỡ chữ quy định;
- Phần lớn HS nắm khá chắc luật chính tả và viết đúng chính tả;
- Khi viết, nhiều em còn thể hiện được tính thẩm mỹ, biết cách trình bày một bài viết theo yêu cầu của thể loại (văn xuôi, thơ);
- Tốc độ viết về cơ bản đã đạt và vượt mức yêu cầu quy định ở từng giai đoạn của từng khối lớp;
- Nhiều HS đạt giải cao trong các hội thi “Vở sạch – Chữ đẹp – Viết chữ đẹp” hàng năm do ngành tổ chức;
3.2. Tồn tại :
Tỷ lệ HS viết chữ xấu vẫn còn rất cao, đặc biệt là HS các khối lớp 1, lớp 2, cụ thể những lỗi thường gặp là:
- Chữ viết không đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng; không đúng cỡ chữ (độ cao, độ rộng nhất là các chữ có độ cao 1,25; 1,5 và 2,5 đơn vị như: r, s – t – h, b, g, y, k) ;
Ví dụ: HS thường viết sai mẫu chữ, nhất là những chữ dễ lẫn như: n với u, ô với â, s với r, tr với th, k với h.
- Viết chữ in lẫn chữ thường, chữ in hoa lẫn chữ viết hoa;
- Trong một chữ mà có con chữ thì ngửa, con chữ thì nghiêng;
- Khoảng cách giữa các chữ, con chữ chưa hợp lý (khi dày quá, khi thưa quá)
- Trong một bài viết, một chữ mà có nhiều cỡ chữ khác nhau ;
- Chữ thiếu nét, dạc nét, rời nét;
- Chữ đặt sai vị trí dấu thanh ( phựơng, ngòai,)
- Viết hoa tùy tiện, hay không viết chữ cần viết (đầu dòng, đầu câu, danh từ riêng,…)
- Thường viết lẫn lộn giữa các chữ x/s; d/gi; r/s; k/q; g/gh; ng/ ngh,…
- Chữa lỗi sai không đúng cách: tẩy xóa, chữa đè lên, tô đậm nhòe nhoẹt;
- Một số HS chưa biết cách trình bày một bài viết vừa đảm bảo tính khoa học vừa thể hiện tính thẩm mỹ. Chưa biết cách trình bày một bài văn xuôi khác với bài thơ, thơ lục bát khác với thơ tự do,…
3. 3. Nguyên nhân:
- Đa số GV không được đào tạo về phương pháp luyện chữ, chữ viết đa phần theo mẫu chữ cải cách năm 1981 (chữ viết HS đa phần là mẫu chữ đứng);
- GV còn nhiều lúng túng trong việc vận dụng, phối hợp các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học;
- Để hoàn thành khối lượng kiến thức bài học, bài tập ngày càng nhiều (một phần do GV còn dàn trãi, mở rộng, nâng cao so với yêu cầu), HS phải tăng tốc độ viết trong giờ học, giờ làm bài nên chữ viết không được nắn nót, không đẹp;
- Trong giờ dạy Tập viết và Chính tả, GV :
+ Chưa hướng dẫn một cách cơ bản, tỉ mỉ về việc viết chữ đúng mẫu ( mẫu chữ để ghi âm, vần, tiếng và dấu thanh); chữ viết chưa theo đúng quy trình (từ nét đầu tiên đến khi kết thúc chữ ghi tiếng và kết hợp các chữ ghi tiếng trong một từ, ngữ,…)
+ Chưa kết hợp nhuần nhuyễn việc dạy nghĩa của từ với dạy chữ, chưa hướng dẫn HS cách trình bày theo từng thể loại văn bản (thơ, văn xuôi).
3.3.2. Về phía HS:
- Ý thức rèn luyện chữ viết của bản thân từng HS chưa cao;
- HS còn mắc lỗi chính tả nhiều, vì:
+ Do phát âm không chuẩn, các tiếng phát âm không phân biệt (phụ âm đầu, vần, thanh tùy theo từng vùng phương ngữ), ở Cần Thơ, HS thường viết sai chủ yếu do nhầm lẫn giữa tr/ch; s/x; thanh hỏi/thanh ngã,…
+ Do quên mặt chữ ghi âm, ghi tiếng, từ,…
+ Do không nắm được nghĩa của từ;
+ Do chưa nắm thật chắc luật chính tả, luật viết hoa và cách viết hoa;
3.3.3. Về phía CMHS:
- Ít quan tâm đến việc học hành của con em mình, thường giao phó toàn bộ cho thầy cô giáo ;
- Quan điểm của không ít CMHS cho rằng chữ viết không quan trọng nên chỉ quan tâm đầu tư trang bị cho con em mình nhiều kiến thức văn hóa (học nhiều các môn Toán, Anh văn,…)
- Ít có hiểu biết về những vấn đề cần dạy con em mình khi ở nhà;
- Lạm dụng CNTT, ngày từ nhỏ đã cho con sử dụng máy tính để đánh chữ;
- Nôn nóng cho con đi học trước khi trẻ mới lên 4, 5 tuổi chưa thích hợp cầm bút gò từng con chữ (tay trẻ yếu, dễ mỏi, dễ dẫn đến việc lười viết)
3.3.4. Nguyên nhân khác:
- Bàn ghế không đúng kích cỡ;
- Ánh sáng một số phòng học không đảm bảo;
- Chương trình học của học sinh tiểu học có nhiều phân môn, nhiều nội dung trong một buổi học mà học sinh cần giải quyết;
- Do vở, bút mực ( HS lớp 1, 2 viết bút kim, bút bi quá sớm; vở, bút kém chất lượng,…)
- Một số trường chưa quan tâm đến phong trào “Vở sạch – chữ đẹp” do số HS mỗi lớp quá đông, thiếu điều kiện về CSVC, trang thiết bị phục vụ việc dạy – học, đời sống HS khó khăn,
Nguyên nhân chính:
+ Kỹ năng vận dụng, phối hợp các phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học trên lớp của một số giáo viên còn hạn chế;
+ CSVC, các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học phân môn một số trường học còn thiếu và chưa phù hợp;
+ Sự quan tâm, phố...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top