may_chui_tao
New Member
Download Đề tài Phương pháp cảm hoá học sinh cá biệt trong trường THCS Lưu Hoàng miễn phí
Trước hết để giáo dục cảm hoá học sinh tôi thiết nghĩ là mình phải là nhân vật trung tâm đi đầu trong các hoạt động, phải thu hút học sinh bằng những bài giảng hấp dẫn, dễ hiểu. Có nghĩa là tôi luôn cố gắng để học sinh trong cả lớp cảm giác thích cách dạy của tôi tạo tình cảm với học sinh. Từ đó học sinh có thể ủng hộ mình, giúp đỡ mình khi cần thiết.
Thêm nữa, tôi luôn cố gắng trong lời ăn tiếng nói, trong cách cư xử, cách sống. Phải nhiệt tình tâm huyết với công việc, coi học sinh như những người thân trong gia đình, tạo cho học sinh tâm lý tốt, luôn tin tưởng, yêu quý và tin tưởng chúng, quan tâm đến tất cả các em, luôn nhớ tên các em mặc dù mới vào lớp chủ nhiệm. Tôi luôn xử công bằng với các em, dù đó là học sinh ngoan để các em học sinh cá biệt cảm giác cô giáo mình cũng công bằng , vị tha.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
chục đứa, hàng ngàn đứa đang đói lòng được che chở, được bú mớm, được vuốt ve. Đối với người giáo viên chủ nhiệm, lớp chính là nhà của mình mà trường học lại chính là quê hương – nơi đây người giáo viên không những được sống, được tắm mình trong những dòng sữa tri thức, kinh nghiệm mà còn được thoả thê thể hiện cái tui của mình.Xác định được điều trên bản thân tui luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, luôn thể hiện với học sinh bằng những cử chỉ giao tiếp sư phạm nhằm mục đích thay đổi tư tưởng, tình cảm tạo lòng tin tuyệt đối với học sinh
Nhiệt tình, thực sự tâm huyết với nghề, yêu trường, mến trẻ. Thường xuyên gần gũi hiểu, thông cảm và tạo mọi điều kiện về mọi mặt để giúp đỡ các em khi gặp khó khăn.
Bằng những tìmh huống sư phạm, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng , cách sống của từng học sinh đối với bạn, gia đình, với thầy cô giáo như thế nào để có những biện pháp giáo dục, thuyết phục, giúp đỡ, động viên khích lệ bằng cách trực tiếp hay gián tiếp đối với tâm lý của học sinh.
Phải nắm được tâm lý lứa tuổi học sinh cá biệt, cá tính của từng học trò trong quá trình dạy phải biết kết hợp với dỗ, phối hợp chặt chẽ với cán bộ lớp,
từng bước nhẹ nhàng cùng với cán bộ lớp để giải quyết những tồn tại trong lớp. Từng bước phân tích rõ nét tạo sự đoàn kết giữa các thành viên với cán bộ lớp.
Bám sát sổ ghi đầu bài, sổ sao đỏ để nắm bắt tình hình từng giờ, từng ngày của mỗi giáo viên bộ môn, từ đó thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để tìm hiểu về lực học và cá tính của từng học sinh đối với mỗi giáo viên bộ môn.
Thường xuyên trao đổi với sao đỏ, với giáo viên chủ nhiệm cũ để tìm hiểu mặt mạnh, yếu của lớp. Từ đó tìm ra biện pháp, phương hướng giải quyết kịp thời những vướng mắc và tồn tại cần khắc phục.
Luôn phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội để nắm bắt kịp thời các hoạt động của học sinh cũng như hoàn cảnh gia đình của học sinh. Để có những biện pháp linh hoạt trong quản lý giáo dục học sinh.
Thông qua bảo vệ trường để nắm bắt tình hình hoạt động của học sinh trong quá trình học tập ở trường, cũng như sau các tiết học trong ngày khi các em ra về. Bởi vì đối với những học sinh cá biệt, học yếu thì hay bỏ giờ, bỏ tiết, hay tụ tập ở hàng quán trong các giờ ra chơi hay giờ tan học.
Đối với học sinh cá biệt phải thường xuyên kết hợp với phụ huynh học sinh, luôn gần gũi bày tỏ tình cảm thân mật, ân cần giúp đỡ. Song tuỳ từng cá tính của học trò, tuỳ từng nơi, từng lúc mà có những biện pháp cứng rắn, hay mềm dẻo. Luôn thay đổi các tình huống xử lý theo phương hướng vừa dạy vừa dỗ.
Trong các buổi sinh hoạt giáo viên luôn tạo ra một ý thức tự giác, tự quản của mỗi thành viên cùng với đội ngũ cán bộ lớp để tạo ra một ý thức tự giác cao.
1.1. Điều tra lí lịch học sinh, tìm nguyên nhân.
*) Điều tra lý lịch:
- Mỗi khi nhận lớp tui thường nghiên cứu rất kỹ hồ sơ của các em để phân loại học sinh, đặc biệt là những lời phê của các giáo viên chủ nhiệm cũ trong học bạ. tui lưu ý hơn cả đối với những học sinh cá biệt. Bởi tui luôn nghĩ nếu cảm
hoá được học sinh cá biệt thì công tác chủ nhiệm đã thành công một nửa. Song điều đó quả là khó khăn bởi không ai có thể nói hay trong việc giáo dục học sinh cá biệt và không có một biện pháp nào luôn tối ưu và hiệu quả. Bởi lẽ mỗi học sinh được sinh ra và lớn lên trong một môi trường khác nhau. Môi trường đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ. tui suy nghĩ trăn trở nhiều để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất đối với các em.
Sau đó tui gặp gỡ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ, với phụ huynh của em với bà con lối xóm nơi em sinh sống, với bạn bè và tất cả những gì liên quan tới các em học sinh cá biệt. Từ đó tui tổng hợp lại xem xét em đó có ưu điểm gì, yếu điểm gì? ý thích của em là gì? em sống có tình cảm không? Em hư hỏng từ bao giờ? Và nguyên nhân sâu xa của điều đó là gì? từ đó định ra phương pháp giáo dục thích hợp
*) Nguyên nhân.
Sau khi điều tra cập nhật các nguồn thông tin liên quan đến học sinh tui tìm ra nguyên nhân sự cá biệt của các em như sau:
Thứ nhất: là do một số em có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt, đời sống khó khăn, bố mẹ các em phải gửi các em cho ông bà hay họ hàng hay anh chị em tự quản, để đi làm thuê xa quê hương kiếm sống. Các em ở nhà không có sự quản lý chặt chẽ dễ sinh hư.
Thứ hai: một số phụ huynh học sinh nhận thức còn hạn chế , chỉ thích khen con ngoan, quá nuông chiều con, không giáo dục nghiêm khắc với con. Trước thời kỳ bùng nổ thông tin, xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ, hiện đại nhưng cũng có nhiều cái xấu, các phụ huynh đó không quản lý để con xem các loại băng hình kích động bạo lực, mải làm ăn, con chơi các trò chơi cá cược ăn tiền, bi-a mà vẫn cứ nghĩ rằng đó là những trò giải trí hay con mình không chơi.. Đầu nhuộm xanh đỏ mà họ coi đó là bình thường. Tất cả những điều đó như những chất nghiện làm học sinh quên mất nhiệm vụ học tập , dần dần xa lánh khỏi tập thể.
Thứ ba: Một số phụ huynh chưa thực sự gương mẫu, còn sa vào các tệ nạn xã hội cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, nói năng chưa chuẩn mực... đôi lúc say rượu còn đánh vợ chửi con làm cho các con vừa không phục , không sợ bố mẹ vừa ngại với bạn bè gần nhà. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho học sinh hư,
Thứ tư : Một số học sinh cứ nghĩ là mình đã là người lớn, thích thể hiện. Do một số bạn xấu thách thức lôi kéo cũng tập hút thuốc, bỏ giờ. Và cho đó là bản lĩnh, là oai. Cứ như vậy dần dần học sinh thành hư hỏng.
Thứ năm: Một số học sinh do sức học quá yếu, mất gốc kiến thức từ những năm học trước dẫn đến học không hiểu, chán học, nói chuyện trong giờ học, thích bỏ học đi chơi.
Thứ sáu: Một số học sinh đã tiến bộ ít, đã có ý thức cầu tiến song do định kiến của một số bạn bè, thầy cô, xã hội. Họ đã vô tình đối xử không công bằng với học sinh đó, đồng nghiã lại đẩy các em chán nản lâm vào tình cảnh “ Ngựa quen đường cũ”.
1.2. Giáo dục tư tưởng:
tui luôn nhắc nhở các em câu nói của Bác: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” con người ta phải biết kết hợp, rèn luyện cả hai mặt “tài” và “đức” thì mới có thể trở thành người toàn diện, có ích cho xã hội.
Là những học sinh- những mầm măng hy vọng của đất nước. Những người cầm chìa khoá mở tương lai của cuộc đời mình hãy cố gắng, phải cố gắng thật nhiều.
tui nhấn mạnh là con người không ai là hoàn thiện, ai cũng có những điểm xấu, điểm tốt, kể cả cô giáo cũng vậy vẫn còn một số điểm chưa tốt mà cô luôn sửa chữa. Trong các em có một số bạn học chưa tốt không phải do các bạn dốt mà các bạn chưa chăm học, một số bạn chưa ngoan vì bạn đó chưa có ý thức tu dưỡng. tui nêu tên một số học sinh chưa tốt những tui không đưa mặt xấu ra trước mà trư...