ryl_vampir3

New Member

Download Đề tài Quan niệm về Tài phán hành chính ở nước ta hiện nay miễn phí





Thủ tục khiếu nại bị pha tạp giữa thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng gây khó khăn cho việc thực hiện cuả cả người khiếu nại và người có thẩm quyền GQKN, không có sự tách bạnh giữa thủ tục khiếu nại QĐHC, HVHC với thủ tục đòi bồi thường thiệt hại.
Mặc dù pháp luật về khiếu nại quy định: Trường hợp không đồng ý với quyết định GQKN cuả người có thẩm quyền, người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính nếu pháp luật không quy định khác. Nhưng với quy định về thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính cuả Tòa án theo pháp luật hiện hành thì có rất nhiều loại KKHC, người khiếu kiện không thể khởi kiện đến Tòa án vì pháp luật không trao quyền cho Tòa án giải quyết. Nói cách khác quyết định GQKN cuả cơ quan hành chính chính là quyết định giải quyết khiếu kiện cuối cùng (không được quyền khởi kiện tại Toà án). Trong những trường hợp này quyền TPHC là quyền riêng có của cơ quan hành chính
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hiện có.
Phải đặt trong tổng thể cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phải căn cứ vào hiến pháp và  các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà  nước. TPHC là một trong những nội dung cuả nền hành chính nhà nước. Cùng với những đổi mới về  tư duy chúng ta phải từng bước đổi mới tổ chức và cách hoạt động cuả hệ thống chính trị, đổi mới bộ máy nhà  nước, cải cách hành chính nhà nước và cải cách tư pháp, tức là phải đổi mới thiết chế  nhà nước, đổi mới về tổ chức, hoạt  động cuả bộ máy nhà nước, quy định rõ quy chế  công chức, công vụ. TPHC phải thực sự là công cụ kiểm soát hoạt động cuả các cơ quan hành chính và cán bộ công chức nhà nước, bộ  máy tổ chức phải gọn nhẹ, thủ tục tố  tụng phải chặt chẽ nhưng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, phải bảo đảm được quyền kiểm tra, giám sát cuả nhân dân đối với hoạt động cuả  cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà  nước.
Phải dưạ trên cơ sở tổng kết thực tiễn giải quyết KKHC cuả công dân, cơ quan, tổ chức đối với các QĐHC, HVHC. Việc giải quyết KKHC phải là sự kế thưà và nâng lên một bước cao hơn việc giải quyết các khiếu nại cuả người có  thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần  đầu. Trên thế giới có nhiều mô hình tổ  chức KKHC khác nhau, có thể nói không có mô  hình nào là hòan thiện hơn cả, nó phù hợp  ở nước này nhưng chưa hẳn đã phù hợp với nước khác, vì vậy ta không thể sao chép bất kỳ  máy móc vào điều kiện cuả nước ta mà phải tiếp thu nó một cách có chọn lọc, vận dụng một cách thích hợp vào hòan cảnh kinh tế- xã hội, đặc điểm nền hành chính và truyền thống pháp lý cuả nước ta.
Phải bảo đảm tính độc lập, chỉ tuân theo pháp luật; Các đương sự phải bình đẳng khi tham gia tố  tụng. Nguyên tắc này liên quan đến việc lưạ chọn mô hình tổ chức, xác định thẩm quyền và thủ tục tố tụng nhằm bảo đảm việc độc lập cuả cơ quan tài phán khi giải quyết vụ  việc. Bảo đảm sự phân định giữa hành chính quản lý và hành chính tài phán. Điều đó có nghĩa là tổ chức TPHC phải thóat khỏi quan hệ mệnh lệnh - phục tùng. Có như  vậy hoạt động tài phán mới bảo đảm sự  độc lập và bảo đảm sự bình đẳng giữa các cá nhân với pháp nhân, giữa cơ quan nhà nước với cá  nhân, cơ quan, tổ chức khác.
Phải đánh giá  đúng yếu tố cán bộ và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tổ chức và hoạt động cuả cơ quan TPHC. Cán bộ quyết định mọi vấn đề, đó là nhân tố chủ yếu, nhân tố hành đầu. Tổ  chức cơ quan TPHC phụ thuộc trước hết vào trình độ hiểu biết và năng lực hành động cuả  công chức làm việc trong cơ quan tài phán, đặc biệt là những cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác giải quyết khiếu kiện. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TPHC đòi hỏi cán bộ trực tiếp giải quyết vụ việc phải có phẩm chất, đạo đức chính trị vững vàng, năng lực trí tuệ, năng lực chuyên môn ngang tầm công việc.
Phải thể hiện  được sự ưu việt cuả mô hình so với các mô hình giải quyết KKHC trước đó. Xã  hội loài người luôn vận động và phát triển theo chiều hướng cái sau sẽ hoàn thiện hơn cái trước, mô hình tài phán mới phải bảo đảm khắc phục được những hạn chế cuả các mô hình trước đó. Mô hình này phải đáp ứng được các đòi hỏi cuả công dân đó là  phải bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp cuả người khởi kiện; tổ chức phải gọn gàng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xã hội; thủ tục tố tụng phải chặt chẽ nhưng phải  đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện.
1.1.3.2. Các nguyên tắc tổ chức và  hoạt động tài phán hành chính
Nguyên tắc tổ  chức và hoạt động cuả TPHC là những tư tưởng, nguyên lý chủ đạo, xuyên suốt trong tổ  chức và hoạt động TPHC. Việc tuân thủ  các nguyên tắc này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, hiệu lực cuả hoạt động TPHC. Các nguyên tắc này là một hệ thống thống nhất, việc thực hiện chúnglà điều kiện, tiền đề cho việc thực hiện các nguyên tắc khác. Vì vậy, cần thực hiện đồng bộ tất cả các nguyên tắc này Việc thực hiện  đúng các nguyên tắc tổ chức và hoạt động sẽ bảo đảm cho bộ máy tổ chức tài phán có  một cơ cấu hợp lý, gọn nhẹ, tránh được những trùng lắp không cần thiết. Trong hoạt  động, việc tuân thủ các nguyên tắc làm cho bộ  máy tài phán hoạt động đồng bộ, thông suốt, phát huy được tính chủ động, độc lập cuả  đội ngũ cán bộ, công chức, bảo đảm cho pháp luật được áp dụng một cách nhất quán và phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Các nguyên tắc tổ  chức và hoạt động của TPHC bao gồm các nguyên tắc chung và các nguyên tắc  đặc thù.
1) Những nguyên tắc chung : Những nguyên tắc chung là những nguyên tắc làm cơ sở chỉ  đạo tổ chức và hoạt động của Nhà nước nói chung, trong đó có TPHC.
Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà  nước thuộc về nhân dân
. Nhà nước ta là  nhà nước XHCN, là tổ chức để nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ cuả  mình, là nhà nước cuả dân, do dân và  vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự  phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà  nước, trong đó có quyền về tư pháp.
Thực hiện nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động giải quyết KKHC, thực chất là bảo đảm quyền lực cuả nhân dân trong quản lý nhà  nước và xã hội. Hoạt động TPHC phải bảo đảm cũng là một hoạt động nhằm thực hiện quyền lực nhà nước cuả nhân dân. Điều này có nghiã là nhân dân phải được đóng góp ý kiến cuả mình về mô hình tổ chức TPHC, hoạt động tài phán phải chiụ sự giám sát cuả nhân dân (việc giám sát này có thể được thực hiện thông quá hoạt động giám sát cuả các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân hay các hình thức khác như thông qua việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị cuả công dân...). Thậm chí nhân dân cũng có thể trực tiếp tham gia vào hoạt động giải quyết khiếu kiện với tư cách là Hoà giải viên, Hội thẩm nhân dân hay bồi thẩm đoàn ...
Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Thực ra, nội dung cơ bản nhất cuả tập trung dân chủ là  yếu tố tập trung. Điều này là chân lý do bản  chất quyền uy cuả hoạt động quản lý tạo ra, bởi ở đâu có quản lý là ở đó phải có tập trung. Tuy nhiên, theo quan điểm tiến bộ thì  tập trung phải được thực hiện trên cơ  sở phát triển dân chủ, trên nền tảng cuả dân chủ. Yêu cầu cơ bản cuả nguyên tắc này là phải bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất cuả các cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới, giữa thủ trưởng với nhân viên, đồng thời, bảo đảm quyền chủ động, sáng tạo và khả năng độc lập nhất định trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao cuả các cán bộ, công chức, ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top