Download Đề tài Sưu tầm và tổ chức hướng dẫn một số trò chơi dân gian đã sưu tầm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non miễn phí
Đố lá là trò chơi không hạn chế số lượng người tham gia, không hạn chế độ tuổi, càng đông càng vui, có nhiều người biết các loại lá càng tốt, càng khiến cuộc thi thêm phần phong phú. Tùy vào số người chơi, có thể chia ra hai đội với số lượng người bằng nhau. Sau khi bốc thăm bằng hai đoạn cây, một dài một ngắn, đội nào bốc được que dài hơn sẽ được đố trước. Đội được đố sẽ lấy một chiếc lá bất kì nào đó, xé để làm biến dạng hình thù sao cho khó nhận ra chiếc lá ban đầu. Sau một hồi xem xét chiếc lá đã biến dạng đó, bên giải đố phải đoán đúng loại cây và công dụng của nó. Nếu đoán đúng thì đội giải đố sẽ được quyền đi lấy lá và đố lại đội kia. Theo quy định, sau 10 keo ( lần), đội nào trả lời được ít lần hơn, sẽ coi là thua. Đội thua phải cõng đội thắng đi một đoạn đường đã quy định trước.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
của người Mường giống trò đố lá của dân tộc Tày. Đây là sinh hoạt văn hóa rất vui nhộn, trẻ trung và bổ ích, phù hợp với nhiều lứa tuổi đang say mê muốn khám phá nhằm tìm hiểu môi trường thiên nhiên.Chuẩn bị:
Trò chơi rất linh hoạt về số người tham gia, có thể có trọng tài hoặc không có trọng tài.
Thời gian chơi không cố định, không gian chơi không cần cầu kì và cũng không cần rộng lắm.
Luật chơi:
Trong một thời gian nhất định, người tham gia cuộc chơi buộc phải tìm được nhiều loại lá, không được trùng về chủng loại và phải biết tên lá một cách nhanh chóng. Như vậy người tham gia trò chơi này phải biết nhiều loại cây. Khi một bên giơ một loại lá nào đó ra và hỏi tên thì bên kia phải nhanh chóng giơ lá đó ra và đọc được ngay tên của lá. Lá được tính điểm khi bên kia không có lá cùng loại hoặc có nhưng không nói được tên. Đội nào biết nhiều lá hơn sẽ giành chiến thắng.
Cách chơi:
Sau khi trọng tài có hiệu lệnh, mọi người chạy đi tìm lá. Sau một thời gian ngắn, trọng tài thông báo hết giờ. Tất cả mọi người chơi phải ngừng tay, nhanh chóng mang lá về sân chơi. Trong sân, hai nhóm ngồi chơi hai bên đối diện với nhau bên cạnh đống lá vừa hái về. Một bên giơ lá lên và hỏi: Đây là lá gì? Bạn có không? Bên kia trả lời đúng tên lá và tìm đúng loại lá đó. Như vậy, lá đó bị loại ra, không tính điểm. Đến lượt nhóm thứ hai ra lá và gọi: Bạn có lá này không? Nhóm một buộc phải lấy ra lá cùng loại và nói đúng tên loại lá. Trường hợp đưa ra không đúng loại lá cùng loại và nói đúng tên loại lá thì bên gọi được điểm. Cũng có trường hợp một bên gọi tên lá, nhưng giấu lá đi để bên kia tìm. Trong trường hợp có thể một bên ngẫu nhiên hái được lá, tuy không biết tên lá nhưng vẫn mang ra đố. Trường hợp đó, trọng tài phải kiểm tra, bắt người đố phải nói tên lá. Nếu không nói được, lá đó không được tính điểm. Cuối cùng trọng tài đếm lá giành được nhiều điểm để phân định thắng thua.
Cách chơi không có trọng tài là hai bên thỏa thuận trong một thời gian hái lá về sân chơi, để một bên trình lá trước theo như cách trên. Trong trường hợp hai bên không thống nhất được với nhau về tên của một loại lá thì lá đó bị loại, không được tính điểm. Cuộc chơi tiếp tục đến khi một trong hai bên hết lá hoặc cả hai cùng hết lá. Khi kết thúc cả hai đội sẽ cùng đếm số lá để tính điểm mỗi bên, bên nào được nhiều điểm hơn thì bên đó thắng. Bên thua thường phải nhảy lò cò hoặc để bên thắng búng vào nắm tay. Có lẽ vì vậy mà người ta thường gọi trò chơi này là trò chơi “cỏ búng”.
ĐỐ LÁ
Trò chơi này của trẻ em dân tộc Tày. Đây không chỉ đơn thuần là một trò chơi giải trí bình thường mà nó còn đem lại rất nhiều điều bổ ích giúp các em trau dồi những kiến thức, kinh nghiệm về các loại lá cây rừng. Lá cây này là lá cây gì? Nó có độc hại không? Có chữa được bệnh gì không?... Đố lá là trò chơi không hạn chế số lượng người tham gia, không hạn chế độ tuổi, càng đông càng vui, có nhiều người biết các loại lá càng tốt, càng khiến cuộc thi thêm phần phong phú. Tùy vào số người chơi, có thể chia ra hai đội với số lượng người bằng nhau. Sau khi bốc thăm bằng hai đoạn cây, một dài một ngắn, đội nào bốc được que dài hơn sẽ được đố trước. Đội được đố sẽ lấy một chiếc lá bất kì nào đó, xé để làm biến dạng hình thù sao cho khó nhận ra chiếc lá ban đầu. Sau một hồi xem xét chiếc lá đã biến dạng đó, bên giải đố phải đoán đúng loại cây và công dụng của nó. Nếu đoán đúng thì đội giải đố sẽ được quyền đi lấy lá và đố lại đội kia. Theo quy định, sau 10 keo ( lần), đội nào trả lời được ít lần hơn, sẽ coi là thua. Đội thua phải cõng đội thắng đi một đoạn đường đã quy định trước. Vừa chơi đố lá, vừa hát những bài đồng dao của dân tộc mình. Đây là một trò chơi không chỉ giải trí mà còn làm giàu trí tuệ và kinh nghiệm cho những cậu bé, cô bé.
CHƠI CHUYỀN
- Chuẩn bị:
Số lượng người chơi khoảng 3-5 người.
Đồ chơi (cỗ chuyền ) gồm 10 que nhỏ bằng tre, dài 20cm, vót tròn, nhẵn và một hòn cái (hòn cuội tròn , quả bóng cao su hay quả cà pháo).
- Luật chơi:
Người đánh chuyền vừa tung quả lên vừa nhặt que hay đánh que đồng thời phải điều khiển cả tay và mắt nhìn. Trong lúc đang chơi, nếu để quả rơi xuống đất (hoặc để rơi que ở tay xuống đất), tay không bắt kịp coi như là mất lượt, sẽ đến lượt người kia.
-Cách chơi:
Đầu tiên, để lấy quyền đánh trước thì có thể dùng 3 que nhỏ nắm ở ngay chính giữa, xoay tròn rồi thả nhẹ nhàng xuống nền nhà để tạo thành một hình tam giác, dùng một que khác chấm vào hình tam giác đó sao cho không chạm vào các que kia, thế là được tính một điểm. Cả hai bên cùng tiếp tục như thế đến 3 lần, nếu bên nào tạo được 3 hình tam giác và chấm chính xác thì bên đó được quyền chơi trước. ( Có thể oẳn tù tì để xác định trước, sau).
Người chơi ngồi duỗi một chân, rải cỗ chuyền dọc theo ống chân, vừa đọc một câu, vừa tung hòn cái, vừa nhặt số que theo lời bài, đồng thời phải đỡ bắt hòn cái không để rơi. (vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn)
Lời ca như sau:
Bàn một : cái mốt, cái mai, con trai, con hến, con nhện, chăng rơ, quả mơ, quả mít, chuột chít, lên bàn đôi. (lấy mỗi lần một que)
Bàn đôi : Đôi tôi, đôi chị, đôi cành thị, đôi cành na, đôi lên ba. (lấy mỗi lần hai que)
Bàn ba: Ba đi ra, ba đi vào, ba cành đào, một lên tư (3 lần nhặt mỗi lần 3 que, 1 lần nhặt 1 que)
Bàn tư: Tư củ từ, tư củ tỏi, hai lên năm (2 lần nhặt mỗi lần 4 que, 1 lần nhặt 2 que)
Bàn năm: Năm con tằm, năm lên sáu (2 lần nhặt mỗi lần 5que)
Bàn sáu: Sáu củ ấu, bốn lên bảy (1 lần nhặt mỗi lần 6 que, 1 lần nhặt 4 que)
Bàn bảy: Bảy quả cà, ba lên tám. (1 lần nhặt mỗi lần 7 que, 1 lần nhặt 3 que)
Bàn tám: Tám quả trám, hai lên chín. (1 lần nhặt mỗi lần 8 que, 1 lần nhặt 2 que)
Bàn chín : Chìn cái cột, một lên mười(1 lần nhặt mỗi lần 9 que, 1 lần nhặt 1 que)
Bàn mười : Tung năm mươi, mười vơ cả, ngã xuống đất, cất tay chuyền. (đặt 10 que xuống, nhặt 10 que lên, làm 2 lần).
Chơi như bàn chuyền một vòng, hai vòng, hoặc ba vòng, vừa chuyền vừa hát bài đồng dao, sau đó lại quay về bàn một, tính là hết ván.
Phần thưởng của cuộc chơi là người thua làm kiệu cho người thắng đi 1 vòng quanh sân.
BỊT MẮT ĐÁNH TRỐNG
Trò chơi này trẻ em Tây Nguyên rất thích chơi vào những dịp lễ hội . Trò bịt mắt đánh trống dễ tập hợp được mọi người tham gia, tạo cho người chơi khả năng phán đoán một cách nhanh nhạy.
- Ch...